Chương 2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1
2.1. CÁC NGUYÊN TẮC KHI VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÁ XÃ HỘI LỚP 1
Để vận dụng thành công phương pháp quan sát trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 thì ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc Giáo dục nói chung cần đảm bảo một số nguyên tắc riêng của phương pháp quan sát.
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Dạy học theo phương pháp quan sát đảm bảo truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản, chính xác.
Khi thực hiện phương pháp quan sát giáo viên cần chú trọng hướng dẫn học sinh biết cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới về tự nhiên và xã hội phù hợp với lứa tuổi của các em. Các phương tiện đưa ra trong quá trình quan sát, phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, trình độ năng lực của học sinh. Các phương tiện đưa ra phải đúng lúc, đúng chỗ, không dùng đến thì cất đi tránh phân tán sự chú ý của học sinh. Các phương tiện trực quan đưa ra phải có nhiệm vụ cung cấp thông tin đúng với nội dung kiến thức của bài học.
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thẩm mỹ
Đối với học sinh lớp 1 thì việc học của các em lúc này chủ yếu nhờ vào việc trực tiếp quan sát các đối tượng như sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ đang diễn ra trong môi trường tự nhiên hay xã hội hoặc các tranh, ảnh, mô hình, sơ đồ diễn tả các sự vật, hiện tượng đó,… Vì vậy khi sử dụng phương pháp quan sát cần đảm bảo tính thẩm mỹ. Các phương tiện được sử dụng trong quá trình quan sát phải có tính thẩm mỹ cao như vậy mới thu hút học sinh vào bài học, tạo hứng thú học tập cho các em. Giúp các em phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập.
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -25-
Những hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng sẽ gây ấn tượng mạnh đối với học sinh giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn và cũng làm cho bài giảng của giáo viên sinh động hơn thu hút được sự quan tâm chú ý của học sinh hơn.
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bài học
Mỗi tiết học, bài học phải phục vụ mục tiêu lâu dài của bộ môn với các môn liên quan, điều đó giúp học sinh có được kiến thức một cách hệ thống, dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới cao hơn, hình thành và củng cố kỹ năng sử dụng các kiến thức đã học một cách hữu cơ, sáng tạo.
Phương pháp dạy học là cách thức, con đường nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy tùy từng nội dung bài học, trình độ nhận thức của học sinh cũng như cơ sở vật chất của nhà trường, giáo viên trong một giờ lên lớp có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để đạt được mục tiêu bài học.
Phương pháp quan sát được sử dụng thường xuyên, phổ biến trong các bài học môn Tự nhiên và Xã hội tuy nhiên không phải mọi kiến thức học sinh cần lĩnh hội đều được rút ra từ quan sát. Vì vậy lựa chọn phương pháp quan sát vào dạy học nói chung và môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 nói riêng phải bám sát mục tiêu, nội dung bài học để xây dựng kế hoạch dạy học nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy.
2.1.4. Nguyên tắc thống nhất giữa vài trò tự giác tích cực của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên
Đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học đòi hỏi phải phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập nhận thức của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên. Vận dụng phương pháp đảm bảo nguyên tắc trên.
Trong phương pháp quan sát tính tự giác tích cực của học sinh thể hiện ở chỗ học sinh ý thức được đầy đủ mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -26-
đề ra để lĩnh hội kiến thức (bao gồm kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao), kỹ năng, phát huy được cá tính trong học tập của mình, có ý thức tự kiểm tra đánh giá toàn bộ quá trình học tập của mình. Tính tích cực của học sinh còn thể hiện ở chỗ học sinh thực hiện các yêu cầu của giáo viên một cách tích cực, nghiêm túc và có hiệu quả.
Tính độc lập nhận thức của học sinh được đánh giá ở việc học sinh tự phát hiện ra vấn đề và tự giải quyết chúng. Tức là năng lực tự tổ chức, tự điều khiển các hoạt động của học sinh trong quá trình học tập nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
Các phẩm chất trên có liên quan chặt chẽ, mật thiết với nhau. Các phẩm chất này của học sinh được hình thành và phát triển dưới vai trò chủ đạo của giáo viên. Chính vì vậy, khi tổ chức cá hoạt động cho học sinh, giáo viên là người hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi các hoạt động cho học sinh để giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức mới, kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Tạo điều kiện để các phẩm chất trên được bộc lộ và phát huy một cách có hiệu quả.
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng
Dạy học vừa sức nghĩa là những yêu cầu và nhiệm vụ của giáo viên đưa ra học sinh đều có thể thực hiện được. Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên khi dạy học những tri thức khao học mà chúng ta cần giúp học sinh nắm vững phải phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh.
Dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 1 bằng phương pháp quan sát phải đảm bảo nguyên tắc này có nghĩa là mọi yêu cầu, nội dung dạy học mục đích phải phù hợp với đối tượng học sinh. Số lượng phương tiện trực quan trong giờ học không quá nhiều, dễ quan sát, tiết kiệm thời gian mà vẫn hiệu quả.
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -27-