Chương 2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1
2.4. MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HỌA CHO QUY TRÌNH DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
2.4.1. Kế hoạch bài học
Bài 1: Cơ thể chúng ta I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Học sinh kể tên được các bộ phận chính của cơ thể.
- Học sinh biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay.
2. Kỹ năng
- Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát.
- Rèn cho học sinh kỹ năng chỉ tranh.
- Rèn kuyện cho học sinh thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.
3. Thái độ
- Ham hiểu biết, yêu thích, say mê môn Tự nhiên và Xã hội.
- Hứng thú với chủ đề con người và sức khỏe.
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -30-
II. Phương tiện và phương pháp 1. Phương tiện
Giáo viên chuẩn bị các hình trong sách giáo khoa.
2. Phương pháp
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy Hoạt động học
Giới thiệu bài
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát bài: “Đôi bàn tay xinh”
- Học sinh: cả lớp cùng hát.
- Giáo viên giới thiệu bài: các em vừa hát bài hát nói về đôi bàn tay của mình, ngoài hai bàn tay ra thì cơ thể chúng ta còn rất nhiều các bộ phận khác, đó là những bộ phận nào ? Để biết được điều này chúng ta cùng học bài ngày hôm nay: Cơ thể chúng ta.
- Giáo viên ghi tên bài.
Hoạt động 1:
Các bộ phận bên ngoài cơ thể Mục tiêu
- Học sinh biết chỉ và gọi tên đúng các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- Rèn luyện khả năng quan sát và chỉ tranh.
Các bước tiến hành :
Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh để tìm và chỉ ra các bộ phận của cơ thể người.
Bước 1: chuẩn bị.
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -31-
- Xác định mục đích quan sát,đối tượng quan sát.
Chỉ và gọi tên được các bộ phận chính bên ngoài cơ thể.
- Phương tiện trực quan: Hai hình ở trang 4 sách giáo khoa phóng to.
- Chia nhóm: Chia học sinh làm nhóm đôi.
- Giáo viên dự đoán kết quả quan sát của học sinh:
Cơ thể gồm có các bộ phận đầu, mắt, mũi, miệng, mình, chân, tay,..
Bước 2: tổ chức cho học sinh quan sát.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Cơ thể của chúng ta cần gồm có những bộ phận nào? Cả lớp cùng quan sát hai bức tranh trên bảng kết hợp với hai hình trong sách giáo khoa trang 4, chỉ vào tranh và nói tên các bộ phận của cơ thể.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi lần lượt chỉ trên tranh và nói tên các bộ phận của cơ thể.
- Khi học sinh làm việc theo nhóm giáo viên quan sát và nhắc nhở học sinh làm việc tích cực
- Học sinh nghe và quan sát.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi chỉ tranh và nêu tên các bộ phận của cơ thể.
Bước 3: báo cáo kết quả quan sát và tổng kết - Giáo viên yêu cầu các nhóm
trình bày kết quả đã quan sát được.
- Đại diện của 3 -4 nhóm lên bảng chỉ tranh và nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể: đầu, mắt, mũi, miệng, chân, tay, mình,.. Các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ xung ý
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -32-
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
Vậy cơ thể người gồm có các bộ phận đầu, mình, mắt, mũi, chân, tay,.. (giáo viên vừa nói vừa kết hợp chỉ tranh).
- Giáo viên mời một số học sinh lên chỉ lại các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
kiến.
- Học sinh nghe và quan sát.
- 2 -3 học sinh lên chỉ tranh và nêu lại.
- 1 học sinh nêu.
Hoạt động 2 Quan sát tranh Mục tiêu
- Biết được cơ thể ta gồm ba phần chính đầu, mình, chân tay và một số cử động của ba phần đó.
- Rèn kỹ năng quan sát.
- Cách tiến hành
Bước 1: chuẩn bị
- Xác định mục đích quan sát, đối tượng quan sát.
Biết được ba phần chính của cơ thể là đầu, mình, chân tay và một số cử động của ba phần đó.
- Phương tiện:
Các hình trong sách giáo khoa trang 5.
- Chia nhóm:
Chia học sinh theo nhóm đôi.
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -33-
- Dự đoán kết quả quan sát của học sinh.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh quan sát.
- Giáo viên nêu nhiệm vụ:
+ quan sát các hình ở trang 5 sách giáo khoa, thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:
Hãy chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì?
Qua các hoạt động của các bạn trong hình, các em hãy nói với nhau xem cơ thể của chúng ta gồm có mấy phần?
- Khi các nhóm học sinh làm việc giáo viên đi đến từng nhóm giúp đỡ các em hoàn thành hoạt động này (với một số hoạt động như:
ngửa cổ, cúi đầu, cúi mình và một số cử động của tay, chân,.. giáo viên có thể khuyến khích các em vừa nói tên vừa thực hiện các động tác đó trong nhóm).
- Học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa trang 5, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi theo gợi ý.
Bước 3: báo cáo kết quả quan sát và tổng kết.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày kết quả quan sát được - Giáo viên nhận xét, yêu cầu học sinh biểu diễn lại từng hoạt động của đầu, mình, tay chân như các
- Đại diện 2 -3 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ xung ý kiến.
- 3 học sinh.
- 1 -2 học sinh trả lời.
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -34-
bạn nhỏ trong hình.
- Giáo viên nhận xét:
Vừa rồi chúng ta đã xem các bạn biểu diễn một số cử động của đầu, mình và chân tay. Vậy cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
- Giáo viên nhận xét, kết luận Cơ thể của chúng ta gồm ba phần đó là: đầu, mình và tay chân. Để có một cơ thể khỏe mạnh chúng ta nên tích cực vận động, không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ.
Hoạt động 3 Tập thể dục Mục tiêu
- Gây hứng thú rèn luyện thân thể.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp học bài hát:
Cúi mãi mỏi lưng Viết mãi mỏi tay Thể dục thế này Là hết mỏi ngay
- Giáo viên làm mẫu từng động tác, vừa làm vừa hát, yêu cầu học sinh cả lớp quan sát và làm theo.
+ khi hát câu thứ nhất, giáo
- Học sinh quan sát và thực hiện.
- Học sinh thực hiện.
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -35-
viên làm động tác cúi gập người rồi đứng thẳng lưng dậy.
+ Câu thứ 2, giáo viên làm các động tác tay, bàn tay, ngón tay.
+ Câu thứ 3, giáo viên là động tác nghiêng người sang trái, sang phải.
+ Câu cuối cùng, giáo viên làm động tác đưa chân trái, chân phải ra trước.
- Giáo viên yêu cầu cả lớp vừ tập thể dục vừa hát.
- Giáo viên kết luận:
Muốn cho cơ thể phát triển tốt chúng ta cần tập thể dục hằng ngày.
Hoạt động 4 Trò chơi: Ghép tranh Mục tiêu
- Củng cố kiến thức vừa học.
- Giáo viên chuẩn bị sẵn các mảnh ghép các bộ phận của cơ thể người; đầu, mình, chân, tay.
- Giáo viên giới thiệu trò chơi: Cô sẽ cho cả lớp chơi một trò chơi đó là ghép tranh.
- Giáo viên phổ biến luật chơi:
- Học sinh lắng nghe.
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -36-
+ Giáo viên chọn hai đội chơi, mỗi đội 2 người, một đội đại diện cho học sinh nam, một đội đại diện cho học sinh nữ.
+Hai đội phải tìm các mảnh ghép về các bộ phận của cơ thể người để sắp xếp và ghép lại thành một bức tranh thật hoàn chỉnh và chính xác.
Đội nào ghép đúng là nhanh nhất sẽ là đội thắng cuộc, đội nào ghép chậm hơn sẽ bị thua cuộc. Đội thua cuộc sẽ phải hát tặng cả lớp 1 bài.
+ Khi hai đội chơi học sinh ở dưới lớp cổ vũ làm trọng tài đánh giá kết quả cuộc thi.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
- Kết thúc trò chơi giáo viên tuyên bố đội thắng cuộc
- 4 học sinh tham gia chơi.
- Hai đội chơi trò chơi, học sinh dưới lớp cổ vũ.
Củng cố, dặn dò
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức bài học.
- Tuyên dương các học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài cho giờ hôm sau.
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -37-
2.4.2. Kế hoạch bài học
Bài 13: Công việc ở nhà I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh biết được mọi người trong gia đình phải làm việc tùy theo sức của mình.
- Trách nhiệm của mỗi học sinh, ngoài giờ học tập cần phải làm việc giúp đỡ gia đình.
2. Kỹ năng
- Rèn cho học sinh kỹ năng làm một số công việc ở nhà.
- Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát.
3. Thái độ
- Yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người.
- Yêu thích và hứng thú với môn Tự nhiên và Xã hội.
II. Phương tiện và phương pháp 1. Phương tiện
- Các hình trong sách giáo khoa trang 28, 29.
2. Phương pháp
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp đàm thoại.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới Mục tiêu :
- Giúp giáo viên nắm được trình độ và khả năng tiếp thu của học sinh.
- Học sinh nhắc lại kiến thức cũ để học bài mới tốt hơn.
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -38-
- Thu hút định hướng sự chú ý của học sinh đến với bài học.
Giáo viên:
Giờ trước cô dạy cả lớp bài gì ? Kể tên một số đồ dùng trong nhà ? - Giáo viên nhận xét.
Giáo viên giới thiệu bài.
- Giáo viên bắt điệu cho cả lớp bài hát “Cái bống ngoan”.
- Bạn Bống trong bài hát đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?
Vậy ở nhà chúng ta đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: “Công việc ở nhà”
- Giáo viên ghi tên bài.
- Bài “Nhà ở”.
- 1 -2 học sinh kể.
- Học sinh nghe.
- Học sinh hát.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nghe.
Hoạt động 1 Quan sát tranh Mục tiêu :
- Kể tên một số công việc ở nhà của những người trong gia đình.
Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát tranh và nói tên một số công việc ở nhà.
Bước 1: Chuẩn bị.
- Xác định mục đích quan sát, đối tượng quan sát.
Kể tên một số công việc ở nhà của những người trong gia đình.
- Phương tiện :
Các hình trong sách giáo khoa trang 28.
- Chia nhóm: Chia học sinh theo nhóm đôi.
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -39-
- Dự đoán kết quả quan sát của học sinh.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh quan sát.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa trang 28, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Những người trong tranh đang làm gì?
+ Những công việc đó có tác dụng gì trong gia đình.
- Khi học sinh thảo luận giáo viên quan sát và nhắc nhở học sinh làm việc tích cực.
- Học sinh quan sát và nói cho nhau nghe về nội dung hoạt động của mỗi bức tranh.
Bước 3: báo cáo kết quả quan sát và tổng kết.
- Giáo viên yêu cầu đại diện một số nhóm lên báo cáo kết quả đã quan sát được. Các nhóm còn lại nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
+ Ở hình 1 bạn nhỏ đang làm gì?
Công việc này có tác dụng gì?
(Giáo viên vừa hỏi vừa chỉ vào tranh)
+ Tương tự hỏi như vậy với các bức tranh còn lại.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
- 4 nhóm báo cáo kết quả.
- Hình 1 bạn nhỏ đang lau bàn ghế để làm cho bàn ghế sạch sẽ.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nhận xét.
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -40-
Ở nhà mỗi người đều có một công việc khác nhau. Những việc làm đó vừa giúp cho nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.
Hoạt động 2 Thảo luận nhóm Mục tiêu:
Học sinh biết kể tên một số công việc ở nhà của những người trong gia đình mình.
Kể tên được các công việc mà các em thường làm để giúp đỡ bố mẹ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi kể cho nhau nghe về công việc thường ngày của những người trong gia đình và của bản thân mình.
- Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý:
+ Trong nhà em, ai đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, quét dọn nhà cửa…
+ Ai giúp đỡ em học tập?
+ Ai chơi đùa, nói chuyện với em?
+Hằng ngày, em thường làm gì để giúp đỡ gia đình?
+ Em cảm thấy thế nào khi đã làm được những việc có ích cho gia đình.
- Giáo viên gọi một số học sinh
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi.
- Học sinh trả lời theo gợi ý của giáo viên.
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -41-
trả lời theo gợi ý.
- Giáo viên nhận xét, kết luận:
Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà tùy theo sức của mình. Chúng ta còn nhỏ thì có thể làm những việc nhẹ nhàng như:
quét nhà, nhặt rau, trông em, rửa ấm chén để giúp bố mẹ.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nhận xét.
Hoạt động 3 Quan sát tranh Mục tiêu:
Học sinh biết được điều gì sẽ xảy ra khi trong nhà không có ai quan tâm dọn dẹp.
Cách tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị.
- Xác định mục đích quan sát, đối tượng quan sát.
Nhận biết được tác dụng của việc làm việc nhà.
- Phương tiện:
2 hình trong sách giáo khoa phóng to.
- Giáo viên dự kiến các câu hỏi gợi ý học sinh.
- Dự đoán kết quả trả lời của học sinh.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh quan sát.
- Giáo viên gắn tranh trong sách giáo khoa trang 29 đã phóng to lên bảng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi sau.
- Học sinh quan sát tranh và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -42-
+ Tìm những điểm giống và khác nhau ở 2 hình.
+ Nói xem em thích căn phòng nào? Tại sao?
+ Để có được nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ thì em phải làm gì?
Bước 3: Báo cáo kết quả quan sát và tổng kết.
- Giáo viên gọi học sinh trả lời theo gợi ý đã đưa ra.
+ Em thích căn phòng nào? Tại sao?
+ Em đã làm gì giúp bố mẹ để nhà của gọn gàng, ngăn nắp?
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Giáo viên nhận xét, kết luận - Nếu mỗi người trong nhà đều quan tâm đến việc dọn dẹp nhà cửa, nhà ở sẽ gọn gàng ngăn nắp.
- Ngoài giờ học, chúng ta nên giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ tùy theo sức mình thì nhà ở sẽ gọn gàng sạch sẽ và còn làm cho bố mẹ rất vui.
- Học sinh trả lời.
+ Hai căn phòng ở 2 hình đều có những đồ dùng giống nhau nhưng khác nhau ở chỗ: căm phòng ở hình thức nhất rất bừa bộn, chăn màn không gấp, quần áo gấp lung tung, căn phòng ở hình thứ hai thì gọn gàng sạch sẽ.
- 2 - 3 học sinh nêu ý kiến của mình.
- 3 - 4 học sinh kể tên công việc mình làm.
Củng cố, dặn dò
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức vừa học
- Giáo viên tuyên dương những học sinh hăng hái tham gia xây dựng
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -43-
bài.
- Nhắc nhở học sinh về nhà sắp xếp và trang trí góc học tập của mình thật gọn gàng, ngăn nắp.
- Dặn học sinh chuẩn bị cho giờ học hôm sau.
2.4.3. Kế hoạch bài học
Bài 22: Cây rau I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh biết kể tên một số cây rau và nơi sống của chúng.
- Biết phân biệt và nói tên được các bộ phận chính của cây rau.
- Biết được lợi ích của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát.
- Rèn luyện tính sạch sẽ trong ăn uống.
3. Thái độ
- Có ý thức ăn rau thường xuyên và ăn rau đã được rửa sạch.
- Có ý thức bảo vệ, không phá hoại các loại rau.
II. Phương tiện và phương pháp 1. Phương tiện
- Một số loại rau do giáo viên và học sinh chuẩn bị.
- Các hình trong sách giáo khoa.
2. Phương pháp dạy học - Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp đàm thoại.
Vũ Thị Hương K34B - GDTH -44-
- Phương pháp trò chơi.
III. Các hoạt động day - học
Hoạt động dạy Hoạt động học
Giới thiệu bài Mục tiêu:
- Thu hút, định hướng sự chú ý của học sinh.
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Ở nhà trong các bữa ăn các em thường ăn những món gì ?
+ Trong những món ăn của các bạn cô đều thấy có món rau. Vậy rau là loại thực phẩm có tác dụng như thế nào mà chúng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Bài
“Cây rau”.
Giáo viên ghi tên bài.
- 2 - 3 học sinh trả lời + Ăn rau, thịt, cá,..
Hoạt động 1 Quan sát cây rau Mục tiêu :
- Học sinh biết tên các bộ phận của cây rau.
- Biết phân biệt các loại rau.
Cách tiến hành :
Bước 1: Chuẩn bị.
- Xác định mục đích quan sát.
Biết được các bộ phận của cây rau và phân biệt được các loại rau.
- Phương tiện :