V. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP HUYỆN SƠN ĐỘNG
1. Những giải pháp trong hoạt động cung cấp dịch vụ công
Trong khi doanh nghiệp thiếu vốn thì các ngân hàng kinh doanh không giải ngân được do những thủ tục quy định giá chặt chẽ của Nhà nước, làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi vay vốn hoặc khi doanh nghiệp có nhu cầu được bảo lãnh vay vốn. Vì vậy cần có những quy định thông thoáng hơn để có sự bình đẳng trong chính sách vay vốn.
Đẩy mạnh việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Nhà nước để mở rộng huy động vốn, tăng năng lực tài chính.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế cấp tín dụng ưu đãi để phòng ngừa rủi ro về tín dụng, lãi suất, biến động giá cả theo thông lệ quốc tế và không trái với pháp luật Việt Nam
Tiếp tục phối hợp với các địa phương thực hiện biện pháp để thúc đẩy việc thành lập quỹ bả lãnh tín dụng cho các doanh nghiêp vay.
Khuyến khích phát triển các mô hình tài chính vi mô hoạt động dựa vào cơ chế trách nhiệm chung và các thành viên tự giúp nhau.
Các doanh nghiệp cầm tham gia vào các loại hình bảo hiểm có tính chất bắt buộc, nhất là bào hiểm cho người lao động.
b) Đất đai và mặt bằng sản xuất
Tỉnh và huyện cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất phù hợp:Cho phép dùng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn liên doanh với các tổ chức và cá nhân nước ngoài, giảm phí tiền sử dụng và chuyển mục đích sử dụng đất, giảm phiền hà trong thủ tục thuê đất đai…
Lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng đất đến từng xã và công khai các quy hoạch này để đảm bảo cơ sở chắc chắn cho việc giao đất, cho thuê đất và để các doanh nghiệp, gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ công khai tiếp cận với đất để phục vụ sản xuất.
Hướng dẫn thủ tục giao đất, cho thuê đất theo hướng đơn giản hơn nữa và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất.
Đẩy mạnh thực hiện chủ trương thu hồi đất sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích để bố trí cho các cơ sở sản xuất – kinh doanh.
Thực hiện chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc diện di dời .
Cần có cơ chế thông thoáng làm sao UBND cấp tỉnh được quyền quyết định thành lập và phê duyệt các dự án đầu tư.
Xây dựng hệ thống cơ quan đăng ký đất trong cả nước.
c) Chính sách thuế
Không nên phân biệt thuế giữa các thành phần kinh tế, chỉ nên phân biệt giữa các vùng và lĩnh vực hoạt động.
Miễn hoặc giảm thuế trong những trường hợp đặc biệt như: thiên tai, hạn hán, tác động không mong muốn từ bên ngoài (lạm phát, …).
d) Về đăng ký kinh doanh
Xây dựng kho dữ liệu tên doanh nghiệp Quốc gia để đảm bảo quyền lợi về thương hiệu cho các doanh nghiệp cũng như tạo thuận lợi cho việc quản lý doanh nghiệp của các cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thực hiện đăng ký kinh doanh trực tuyến ,người dân có thể ở nhà lập hồ sơ và sửa hồ sơ, giảm tối đa chu phí đi lại và thời gian chờ đợi.
Nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhằm giảm thiểu những hành vi gây cản trở, phiền hà cho doanh nghiệp khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh.
Kiện toàn công tác đăng ký kinh doanh: rà soát, đánh giá lại các hồ sơ, trình tự, thủ tục chi phí và điều kiện gia nhập thị trường đối với doanh nghiệp, bao gồm các khâu đăng ký kinh doanh, khắc dấu, đăng ký mã số thuế…
Điều chỉnh các quy định liên quan đến triển khai hoạt động sau đăng ký kinh doanh: nhằm ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật của doanh nghiệp nhằm đảm bảo lành mạnh hoá môi trường kinh kinh doanh.
e) Đào tạo nguồn nhân lực
Để hoạt động đào tạo có kết quả tốt cần thực hiện theo một quy tình cụ thể: xác định nhu cầu -> xác định mục tiêu đào tạo -> lập kế hoạch đào tạo -> triển khai đào tạo -> đánh giá kết quả đào tạo.
Việc đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay các trường dạy nghề cần có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp để doanh nghiệp và nơi đào tạo có tiếng nói chung về mục tiêu đào tạo gắn chặt với chuẩn đầu ra.
Các sở, ngành có liên quan cần xây dựng chương trình, dự án nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thành lập trung tâm đào tạo nghề ngay tại doanh nghiệp. Người học nghề ngoài việc học lý thuyết nghề, được thực tập ngay trên các máy móc, thiết bị đang sử dụng tại doanh nghiệp. Với cách làm này, người lao động cũng không phải gửi người lao động của mình đến cơ sở đào tạo, không bị gián đoạn công việc nên tiết kiệm được chi phí.
Cần đổi mới chính sách và cơ chế tài chính cho đào tạo các đối tượng: người học, người sử dụng lao động, các cơ sở đào tạo, các nhà tài trợ, các tổ chức kinh doanh muốn vay vốn tổ chức đào tạo. Tạo quyền chủ động của cơ sở đào tạo nhận ngân sách từ nhà nước, tăng học phí đối với cơ sở dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, phân bổ vốn theo chất lượng và hiệu quả sản phẩm, chia sẻ kinh phí đào tạo với doanh nghiệp. Khuyến khích các công ty lớn thành lập các cơ sở đào tạo nghề để đào tạo nhân lực cho chính doanh nghiệp.
f) Một số giải pháp khác
Các tỉnh, thành nên có các chính sách hỗ trợ riêng đối với các DNNVV đầu tư vào những vùng khó khăn và nông thôn, đặc biệt là những doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hình thành những cụm, khu công nghiệp nhỏ để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giảm tình trạng lao động từ nông thôn ra thành thị, từng bước rút ngắn sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn.
Lãnh đạo địa phương và các ngành nên tổ chức các cuộc gặp mặt với các doanh nghiệp thường xuyên hơn để kịp thời giải quyết các vướng mắc và có chính sách hợp lý về các vấn đề cụ thể như chính sách thuế, thủ tục hải quan, tín dụng ngân hàng….
Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền nên có chính sách xúc tiến thương mại tốt hơn nữa thông qua các kênh thông tin, mở rộng và phát triển thị trường, xây dựng cơ sở vật chất,…
Hỗ trợ cho việc thành lập mới doanh nghiệp: Địa phương phải hỗ trợ cho các chương trình phối hợp các hoạt động nhằm thiết lập quan hệ giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp địa phương, các tổ chức nghiên cứu, các chuyên gia và các nguồn lực quản lý từ bên ngoài khác; tổ chức các khoá đào tạo và hướng dẫn cho những ai có ý định thành lập doanh nghiệp và phổ biến những thông tin về việc làm.