- Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế hoạt động của thị trường tiền tệ, hạn chế sự chồng chéo giữa các luật, các quy định về ngân hàng với các luật và quy định khác ở cấp quốc gia và quốc tế.
- Đề nghị Chính phủ cho phép thí điểm mở rộng hơn quyền tự chủ của các ngân hàng thương mại cổ phần và coi đây là một trong những điều kiện cần thiết tạo ra những động lực để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng hoạt động, quản trị rủi ro và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay có rất nhiều các nghiệp vụ kinh
doanh và phòng chống rủi ro được ngân hàng ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường thực hiện nhưng lại chưa thể thực hiện ở Việt Nam bởi những quy định giới hạn của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể là các hoạt động mua bán khống, và các hoạt động phái sinh ngoại hối, lãi suất và chứng khoán (Hedgings hay Derivatives) hoặc bị cấm, hoặc chỉ cho phép một số ngân hàng thực hiện. Đây là sự thiếu bình đẳng và tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động tài chính ngân hàng. Có hai vấn đề đặt ra: Một là, khi các ngân hàng nước ngoài thực tham ra vào hoạt động, liệu những quy định đó còn có cơ sở thể tồn tại và phát huy hiệu lực; Hai là, khi một hay một số ngân hàng gặp phải rủi ro dẫn đến phá sản thì cả hệ thống ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng và phá sản theo. Vậy, đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng bãi bỏ các quy định hạn chế về nghiệp vụ kinh doanh và phòng chóng rủi ro cũng như những quy định hành chính khác. Thay vào đó, nên áp dụng những phương pháp quản lý mang tính chất pháp lý - kinh tế thì việc quản lý sẽ có hiệu quả cao hơn mà năng lực quản trị nói chung và quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại cũng sẽ được cải thiện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở quan điểm, định hướng Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đến năm 2018, đề tài chỉ ra năm nhóm giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Các giải pháp kiến nghị đều xuất phát từ thực tiễn trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam.
PHẦN KẾT LUẬN
Việc cạnh tranh giữa các NHTM là tất yếu để tồn tại và phát triển các NHTM phải nâng cao năng lực cạnh tranh nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái, các NHTM bộc lộ những khó khăn, hạn chế nhất định như: vốn thấp, quy mô hoạt động chưa cao, nợ xấu tăng mạnh, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin thấp, trình độ quản lý yếu…
Trên cơ sở những lý luận thực tiễn về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng được đề cập ở chương I, chương II của đề tài đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, trong đó xác định nguyên nhân tồn tại, những điểm mạnh, những hạn chế và xác định nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan của những tồn tại đó. Nguyên nhân của những tồn tại trước tiên xuất phát từ bản thân chính SHB khi chưa thực sự chú trọng đến vấn đề phải học hỏi từ chính đối thủ cạnh tranh. Chưa có chính sách, chiến lược phát triển thực sự cụ thể về khách hàng, tín dụng, marketing…còn hạn chế về năng lực tài chính và chất lượng nguồn nhân lực.
Kết hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn, người viết đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thực hiện thành công mục tiêu của SHB đề ra trong thời gian tới cũng như cho sự phát triển bên vững của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các ngân hàng TMCP Việt Nam (2008; 2009; 2010; 2011; 2012), Báo cáo thường niên.
2. GS.TS Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Eward W.Reed PH.D, Edward K.Gill PH.D (2004), Ngân hàng thương mại,
NXB Thống kê, Hà Nội
4. Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
5. Karl Marx (1867), Tư bản. NXB học thuật Karl - Dietz - Verlag.
6. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2004), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
7. Micheal E.Porter (1998), Competitive Strategy – Techniques for Analyzing Industries and Competitors.
8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam(2001), Quyết định số 162/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đói với khách hàng, Hà Nội 9. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (2008; 2009; 2010; 2011; 2012), Báo cáo
thường niên, Hà Nội
10. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (2008; 2009; 2010; 2011; 2012), các chuyên đề, tạp san nội bộ ngân hàng.
11. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội 12. Nguyễn Đình Phan, Đặng Ngọc Sự (2012), Giáo trình Quản trị chất lượng,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
13. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật NHNN Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị, Hành chính, Hà Nội.
14. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Chính trị, Hành chính, Hà Nội
15. Nguyễn Thị Quy (2007), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội
16. Stephen George & Arnold Weimerskirch (2009), Quản lý chất lượng toàn diện, Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM
17. Nguyễn Hữu Tài (2012), Lý thuyết tài chính-Tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
18. PGS.TS Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội
19. PGS.TS Lê Văn Tư (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội
20. PGS.TS Nguyễn Văn Tiên (2005), Thị trường, chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB TP. HCM.
www.vneconomy.com.vn: (http://vneconomy.vn/p0c6/tai-chinh.htm)
www.msb.com.vn: (http://www.msb.com.vn/nha-dau-tu/thong-tin-dinh-ky/)
www.capheF.com.vn :(http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang.chn)
http://old.voer.edu.vn:(http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/khai-niem- chung-ve-doanh-nghiep-va-tieu-thuc-xac-dinh.html