Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng tmcp sài gòn - hà nội (shb) (Trang 46 - 81)

2.2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của SHB

2.2.1.1 Thực trạng về năng lực tài chính

Quy mô vốn

Có thể nói, quy mô vốn chủ sở hữu là tấm đệm để đảm bảo cho mỗi ngân hàng có khả năng chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng như trước những rủi ro của môi trường kinh doanh. Do đó, vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan

trọng đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM – loại hình kinh doanh tiền tệ, thu hút vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và dân cư.

Bảng 2.5: Vốn chủ sở hữu của SHB giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Vốn cổ phần 2.000 2.000 3.497,5 4.815,7 8.865,7 Các quỹ dự trữ 99,1 95,9 191,4 379,9 614,2 Lợi nhuận chưa phân phối 167,5 321,1 494,3 644,2 26,1

Tổng cộng: 2.266,6 2.417,0 4.183,2 5.830,8 9.506,0

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB các năm 2008 - 2012)

Trong vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ thường là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất. Vốn điều lệ là tiềm lực tài chính, là điều kiện đảm bảo an toàn trong hoạt động các NHTM, là uy tín để tạo lòng tin đối với công chúng. Tháng 8/2012, được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước giao dịch sáp nhập HBB vào SHB chính thức được hoàn tất. Sau sáp nhập, vốn điều lệ của SHB tăng từ 4.816,0 tỷ đồng lên 8.865,7 tỷ đồng, đưa SHB vào tốp 10 ngân hàng TMCP có quy mô vốn lớn nhất tại Việt Nam.

Bảng 2.6: Quy mô vốn điều lệ của các ngân hàng TMCP Việt Nam

Đơn vị tính: Tỷ đồng STT NGÂN HÀNG 2010 2011 2012 Tăng trưởng 2011/2010 2012/2011 1 Vietinbank 15.172 20.230 23.012 33% 14% 2 BIDV 24.220 24.390 26.217 1% 7% 3 Vietcombank 13.223 19.968 23.174 51% 16% 4 EIB 10.560 12.355 12.355 17% - 5 STB 9.179 10.740 10.740 17% - 6 MB 7.300 7.300 10.625 - 45% 7 SCB 4.184 4.184 10.584 - 153% 8 ACB 9.377 9.377 9.377 - 0 9 SHB 3.498 4.816 8.866 38% 84% 10 TECH 6.932 8.788 8.848 27% 1%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng)

Hạn chế:

Tuy là một trong những ngân hàng có quy mô vốn lớn trong hệ thống các ngân hàng TMCP Việt Nam, nhưng còn rất nhỏ bé so với các NHTM trong khu vực, dẫn đến hạn chế năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài (năng lực

tín dụng, đầu tư, phát triển công nghệ và dịch vụ, khả năng mở rộng hoạt động ra nước ngoài, phát triển mạng lưới trong nước...).

Mức độ an toàn vốn

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu còn gọi hệ số CAR cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh của một NHTM. Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hiện được quy định phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu ở mức 9% (thay vì trước đó quy định mức 8%)

Bảng 2.7: Chỉ số CAR của SHB giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Chỉ số CAR (%) theo Basel 10,28 12,25 13,73 11,07 11,84

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của SHB 2008 - 2012)

Hệ số CAR theo Basel năm 2012 của SHB là 11,84% tăng so với năm 2011. Tuy nhiên lại giảm so với năm 2010 trong khi xu hướng chung của thế giới là phải nâng cao tỷ lệ này hơn nữa, tiêu chuẩn Basel đặt ra là 15% (Trích bài phỏng vấn Ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước ngày 24-04-2010 về ảnh hưởng của Hệ số an toàn vốn tối thiểu theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và áp lực tăng vốn điều lệ tại Nghị định 141). Vì vậy, việc nâng cao chỉ số CAR đang là bài toán đặt ra cho SHB trong giai đoạn hiện nay.

Khả năng phòng ngừa và chịu đựng rủi ro

Khả năng phòng ngừa và chịu đựng rủi ro hay những tổn thất xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của một NHTM cho biết khả năng tồn tại bền vững của một NHTM ngay trong những điều kiện khó khăn. Khách hàng luôn tin tưởng những NHTM có khả năng tồn tại bền vững do đó khả năng tồn tại và duy trì thị phần rất cao, làm tăng khả năng cạnh tranh so với các NHTM khác. Như đã trình bày trong Chương 1, khả năng phòng ngừa và chịu đựng rủi ro được đo bằng: (1) Chất lượng tài sản có; (2) Khả năng sinh lời của NHTM.

Chất lượng tài sản có thể hiện thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (None Performing Loans), chi tiết hơn là tỷ lệ nợ quá hạn (Delinquencies), tỷ lệ nợ khó đòi (Defaults), tỷ lệ mất vốn (Loan Loss) và tỷ lệ xóa nợ (Write-off). Chỉ tiêu nợ xấu là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng hoạt động cũng như tình hình tài chính của các NHTM. Theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, nợ xấu của hệ thống ngân hàng dưới 3%.

Tại thời điểm đầu năm 2013, theo công bố của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ở mức 6%, giảm đáng kể so với mức 8 – 10% hồi tháng 10 năm ngoái. Còn số liệu từ các TCTD báo cáo lên NHNN thì tỷ lệ này dừng ở mức chưa đến 5%. Dù con số nào đi chăng nữa, tốc độ nợ xấu vẫn tăng chóng mặt so với các năm trước, khi năm 2008 tỷ lệ nợ xấu chỉ là 2,17%; năm 2009 là 2,2%; 2010 là 2,14% và 2011 là 3,3% trên tổng dư nợ.

Đơn vị tính: %

Biểu 2.1: Tốc độ tăng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam 2008 – 2012

(Nguồn: Bản tin tài chính ngân hàng –cafef.vn)

Nợ xấu của toàn hệ thống đang ở mức cao, và thậm chí còn rất cao theo như đánh giá của các tổ chức quốc tế (hai chữ số). Song, điều đáng lưu ý là tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam được xác định theo tiêu chuận kế toán Việt Nam (VAS) nên thấp hơn so với các tỷ lệ được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố khi áp dụng tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS). Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cho rằng, vấn đề của hệ thống ngân hàng hiện nay không phải là làm sao để kích tín dụng mà là phải giải quyết tốt nợ xấu. Nợ xấu được giải quyết càng nhanh thì càng sớm lấy lại niềm tin cho thị trường và sẽ khơi thông được dòng vốn, kích thích tăng trưởng kinh tế.

Biểu 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam năm 2012

(Nguồn: Bản tin tài chính ngân hàng –cafef.vn)

Nhìn lại kết quả hoạt động năm 2012 cho thấy, ở nhóm 10 ngân hàng thương mại lớn nhất hầu hết duy trì tỷ lệ nơ xấu ở mức an toàn là dưới 3%. Tuy nhiên, Ngân hàng SHB năm 2012 có tỷ lệ nợ xấu lên tới 8,53% tương đương 4.844 tỷ đồng do trong năm 2012 do SHB phải gánh thêm nợ xấu sau khi Habubank sáp nhập. Đây là một thách thức rất lớn cho SHB về việc xử lý nợ xấu và đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 3% trong năm 2013.

Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, phần nào kết quả và khả năng cạnh tranh của một NHTM. Đánh giá khả năng sinh lời của các NHTM có thể sử dụng các chỉ tiêu khác nhau như giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế với tổng tài sản (ROA) hay với vốn chủ sở hữu (ROE), tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Bảng 2.10 cho biết về hệ số sinh lời trên tổng tài sản của các SHB qua các năm như sau:

Bảng 2.8: Hệ số sinh lời trên tổng tài sản của SHB 2008-2012

Đơn vị: % /Tổng tài sản

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

ROA 1.23% 1.16% 0.96% 1.04% 0.02% ROE 13.65% 13.15% 11.68% 14.98% 0.27%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của SHB 2008 - 2012)

Qua bảng 2.10 cho thấy, hoạt động của SHB trong giai đoạn 2008 – 2011 có sự cải thiện đáng kể. Chỉ số ROE, ROA năm 2011 lần lượt là 14,98% và 1,04%, tỷ lệ này nằm trong mức trung bình của toàn ngành ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên năm 2012 tỷ lệ sụt giảm mạnh do Habubank sáp nhập vào SHB, điều này đòi hỏi SHB phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh tranh mới đảm bảo được các chỉ tiêu an toàn vốn.

2.2.1.2 Khả năng củng cố và mở rộng thị phần

Ở Việt Nam cũng như các nước phát triển khác, hoạt động quan trọng nhất và cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh thu, chi phí và thu nhập của các NHTM là hoạt động huy động và cho vay vốn. Vì vậy, thị phần của các NHTM trước hết được nghiên cứu và đánh giá thông qua hai thị phần huy động và cho vay của các NHMT (Bảng 2.9):

Bảng 2.9: Thị phần của một số NHTM 2010-2012

Đơn vị tính :%

Tên các NHTM Thị phần huy động vốn Thị phần dư nợ cho vay 2010 2011 2012 2010 2011 2012 Agribank 23,8 21,1 19,2 25,2 23,1 22,3 BIDV 12,0 14,8 14,0 11,0 11,4 11,8 CTG 14,9 16,2 15,8 10,1 11,4 11,6 VCB 15,6 14,0 14,2 7,7 8,1 8,5 ACB 9,2 11,8 12,3 3,8 4,0 4,5 STB 5,7 6,8 7,3 3,6 3,1 3,3 EIB 3,8 4,1 4,8 2,7 2,9 3,7 MB 3,1 3,5 4,2 2,1 2,3 3,0 SHB 1,7 2,3 3.3 1,0 1,1 2,3 Khác 10,2 5,4 4,8 32,8 32,6 28,5 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: ADB, các báo cáo thường niên của các ngân hàng)

Bảng 2.9 cho thấy thị phần huy động vốn và cho vay của các NHTM từ 2008-2012 trong đó, thị phần của các NHTM nhà nước luôn cao nhất, chiếm khoảng 50% thị phần huy động và cho vay toàn ngân hàng.

Đến năm 2012, dù thị phần huy động và cho vay của các NHTM có vốn nhà nước vẫn dẫn đầu nhưng đã giảm hoặc tăng không đáng kể. Ngược lại, cũng trong thời gian này, thị phần huy động và cho vay của một số NHTM cổ phần tư nhân có xu hướng tăng lên trong đó có SHB. Thị phần huy động vốn và thị phần dư nợ vay của SHB trong 3 năm 2010 - 2012 liên tục tăng mạnh, đứng vị trí thứ 5 trong hệ

thống ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh cho thấy SHB đã không ngừng lỗ lực phát triển mạng lưới hoạt động, khả năng ứng dụng công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm, trình độ quản lý… Việc được xếp vào nhóm các ngân hàng hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả (nhóm 1) , được tăng trưởng tín dụng 12% trong năm 2013 thể hiện uy tín của SHB trên thị trường, sự tín nhiệm khách hàng, là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2013 của SHB.

2.2.1.3 Năng lực cạnh tranh về mạng lưới bán lẻ

Mạng lưới bán lẻ cũng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam nhất là trong điều kiện thương mại điện tử và các nghiệp vụ ngân hàng tại nhà (Home hay Mobile banking) chưa được thực sự phát triển. Thông qua mạng lưới bán lẻ rộng khắp, các NHTM luôn có thêm thông tin về nhu cầu và đặc tính của các đối tượng khách hàng, khả năng “bán hàng” sẽ được tăng cường và do vậy không chỉ doanh số giao dịch mà thị phần cũng được củng cố và mở rộng.

Bảng 2.10: Mạng lưới hoạt động của một số NHTMCP 2010-2012

Đơn vị tính: Chi nhánh /PG và %

STT NGÂN HÀNG 2010 2011 2012 Tăng trưởng 2011/2010 2012/2011 1 CTG 1.041 1.075 1.100 3,2% 2,3% 2 BIDV 629 644 662 2,3% 2,7% 3 VCB 350 374 382 6,4% 2,1% 4 EIB 183 203 207 9,9% 1,9% 5 STB 366 408 410 10,3% 0,5% 6 MB 138 170 186 18,8% 8,6% 7 SCB 111 132 231 15,9% 42,9% 8 ACB 280 325 346 13,8% 6,1% 9 SHB 116 158 317 26,6% 50,2% 10 TECH 282 307 318 8,1% 3,5%

(Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng 2010-2012)

Biểu 2.10 cho thấy 3 NHTM quốc doanh có mạng lưới lớn nhất hệ thống, vượt trội hẳn so với nhóm NHTM cổ phần tư nhân do nhóm ngân hàng này phụ thuộc một phần vào quy mô tài sản. Tuy nhiên mạng lưới hệ thống mạng lưới cũng chỉ là một kênh hoạt động và nếu quá lớn cũng sẽ tạo ra áp lực tăng chi phí, giảm hiệu quả, đặc biệt khi các sản phẩm của ngân hàng không thực sự hấp dẫn và thu hút được các đối tượng khách hàng. Chính vì vậy, củng cố và phát triển mạng lưới hoạt động luôn phải được gắn liền với đa dạng hóa sản phẩm, sự phát triển công nghệ ngân hàng và các kênh phân phối hiện đại, tiện ích.

Nhận thức được chất lượng và sự phát triển của nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh, nhất là sau nhận sáp nhập HBB, SHB tiếp nhận toàn bộ nhân sự và đảm bảo tạm thời giữ nguyên các chế độ, quyền lợi của người lao động HBB. Các nhân sự thuộc của HBB cũ đều đã được sắp xếp và bố trí vào các vị trí công tác phù hợp với năng lực và yêu cầu của công và đến thời điểm 31/12/2012 cơ cấu tổ chức, nhân sự của các chi nhánh, PGD nhận sáp nhập từ HBB cơ bản đơn vị kinh doanh HBB đã đầy đủ và ổn định theo đúng cơ cấu tổ chức nhân sự hệ thống SHB nhàm thực hiện quy trình nghiệp vụ theo qui định của SHB.

Bảng 2.11: Cơ cấu lao động theo trình độ của SHB năm 2012

Đơn vị tính: %/tổng số lao động

Tổng số lao động Trên đại học Đại học Cao đẳng, trung cấp

Trình độ khác

4.996 4% 78% 15% 8%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHb năm 2008 - 2012)

Trong công tác nhân sự, SHB đã thực hiện bổ sung, điều chỉnh nhiều quy định quy trình về nhân sự như bổ nhiệm, đánh giá, luân chuyển, tuyển dụng cán bộ nhằm tăng cường công tác quản trị nhân sự, nâng cao năng lực cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên; tạo các cơ chế đãi ngộ tốt để phát triển và duy trì nguồn nhân lực.

Trong năm 2012, SHB đã tổ chức tuyển dụng bổ sung 415 nhân sự nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển hệ thống, phát triển kinh doanh của SHB. Thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động đối với 960 trường hợp trong toàn hệ thống, cụ thể: Bổ nhiệm thử thách 552 trường hợp; Bổ nhiệm hết thử thách (chính thức) 211 trường hợp; Gia hạn thời gian thử thách 26 trường hợp; Miễn nhiệm 04 trường hợp; Điều động, điều chuyển 197 trường hợp.

Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ đã được Ban lãnh đạo SHB đặc biệt quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, đúng quy trình, quy định từ khâu quy hoạch, bồi dưỡng sau quy hoạch. Đồng thời ban hành chính sách chế độ luân chuyển nhân sự cho toàn hệ thống và thông báo công khai do vậy khuyến khích người lao động tình nguyện đến làm việc tại các đơn vị kinh doanh đặc biệt là những địa bàn khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự.

Về chính sách đãi ngộ: SHB luôn thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người lao động, có chính sách tiền lương thỏa đáng để thu hút chất xám, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng…

Công tác quản trị nhân sự còn thủ công, chưa có phần mềm nên gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác và quản lý, cung cấp thông tin kịp thời theo yêu cầu các đơn vị. Việc quản lý, theo dõi biến động nhân sự toàn hệ thống gặp khó khăn do chỉ kiểm soát thông qua báo cáo, một số đơn vị báo cáo không kịp thời ngay khi có phát sinh biến động nên chưa kịp thời cập nhật các thay đổi và tình hình thực tế công tác quản lý thông tin nhân sự tại các Chi nhánh toàn hệ thống.

Chưa xây dựng được kế hoạch định biên nhân sự trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho từng đơn vị kinh doanh nói riêng và hệ thống SHB nói chung.

Công tác bố trí lao động các phòng ban chưa phù hợp, kịp thời, dẫn đến tình trạng một số phòng, ban có số lượng nhân viên ít nhưng khối lượng công việc nhiều, áp lực công việc cao và ngược lại làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Thực hiện phân phối lương cơ bản hàng tháng theo hệ thống thang, bảng lương nhà nước và lương kinh doanh theo hệ thống bảng lương kinh doanh của

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng tmcp sài gòn - hà nội (shb) (Trang 46 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w