Đại cương về thực vật học Lạc tiên Passiflora foetida L

Một phần của tài liệu điều chế thuốc giọt trợ tim từ lạc tiên passiflora foetida l. (Trang 28 - 37)

Phần I: Tổng quan Chương 1 Tổng quan về bệnh suy tim và thuốc nhỏ giọt

Chương 2 Đại cương về thực vật học Lạc tiên và phương pháp chiết xuất

2.1 Đại cương về thực vật học Lạc tiên Passiflora foetida L

2.1.1 Tên gọi[9], [10]

Tên khoa học: Passiflora foetida L..

Thuộc họ Lạc tiên Passifloraceae.

Tên đồng nghĩa: Wild maracuja, santo papa, marya – marya, wild water lemon, stinking passionflower, love - in - a - mist, running pop, wild passionfruit, ka thok rok (Thái Lan), timun padang (Malaysia), buah tikus (Indonesia).

Tên thông thường: Cây lạc, cây Nhãn lồng (Nam Bộ), Lồng đèn, Hồng tiên, Long châu quả, Mắc mát (Đà Lạt).

Hình 2.1: Lạc tiên Passiflora foetida L.

2.1.2 Phân loại

Có nhiều loại Lạc tiên, ở Việt Nam chủ yếu tìm thấy 3 loại Lạc tiên sau:

Passiflora foetida L. ( = P.hispida DC.) Passiflora incarnata L.

Passiflora edulis Sims.

Mỗi loại Lạc tiên đều có đặc điểm thực vật và phân bố khác nhau.

2.1.3 Nguồn gốc Giới: Plantae

Ngành: Angiospermae Lớp: Eudicots

Phân lớp: Rosids Bộ: Malpighiales

Họ: Passifloraceae Chi: Passiflore

Loài: Passiflora foetida L.

(P.hispida DC.) Họ Lạc tiên

Có danh pháp khoa học là Passifloraceae, là một họ thực vật có hoa chứa khoảng 935 loài trong khoảng 27 chi. Chúng bao gồm các cây thân gỗ, cây bụi, dây leo và chủ yếu tìm thấy trong khu vực nhiệt đới. Họ này có tên từ hoa Lạc tiên thuộc chi Passiflore, là chi bao gồm tất cả các loại cây cho quả ăn được như Passiflora edulis cũng như các cây trồng trong vườn như hoa Lạc tiên tía (Passiflora incarnata L.) và Lạc tiên hoa vàng (Passiflora lutea) hay Dưa gang tây (Passiflora quadrangularis).

Trong hệ thống Cronquist cũ thì người ta đặt họ Passifloraceae này vào trong bộ Violales, nhưng trong các hệ thống phân loại gần đây chẳng hạn hệ thống của Angiosperm Phylogeny Group (APG) thì nó được đưa vào trong bộ Malpighiales.

Hình 2.2: Thân, hoa, quả của Lạc tiên Passiflora incarnata L.

Hình 2.3: Thân, hoa, quả của Lạc tiên Passiflora quadrangularis 2.1.4 Đặc điểm thực vật và phân bố

2.1.4.1 Đặc điểm thực vật [9], [10]

Cây: Dạng cây mọc leo, thân mềm mang nhiều lông thưa và mềm.

Lá: Lá mềm, mọc so le có nhiều lông dính, hình tim, có chiều dài 6 – 10 cm, bề rộng 5 – 8 cm. Phiến lá hình lượn sóng và xẻ hơi sâu thành 3 thùy, thùy giữa lớn hơn hai thùy bên, mép có răng cưa nhỏ. Cuống lá không có tuyến mật, dài 7 – 8 cm.

Hoa: Hoa mọc riêng lẻ, to, đều, lưỡng tính. Hoa có 5 cánh màu trắng hay tím nhạt, đường kính 5,5 cm, lá đài màu trắng, dưới lá đài có 3 gân chính với những gân phụ trông như lá mà không có phiến chỉ có gân lá mà thôi. Đài hợp, 5 răng, 5 cánh, bầu thượng, nhẵn, một ô, dính noãn bên mang 3 vòi, nhị và nhụy đặt ở trên cuống nhị nhụy.

Quả: Quả mọng, hình trứng dài 2 – 3 cm, khi chín có màu vàng, nhiều hạt và có áo hạt, thơm, ăn được.

2.1.4.2 Phân bố [9], [14]

Lạc tiên Passiflora foetida L. mọc hoang khắp nước ta, nhất là các tỉnh Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng.

Hình 2.4: Bản đồ phân bố của Lạc tiên Passiflora foetida L. trong tự nhiên ở một số nước Đông Nam Á

Từ bản đồ phân bố tự nhiên Lạc tiên Passiflora foetida L. trên, ta thấy chúng tập trung nhiều nhất ở Malaysia, tiếp theo đó là Brunei rồi đến các nước tập trung ít là: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar. Tập trung ít nhất là ở Indonesia.

+++: R t nhi u + + : Nhi u + : Ít

 : R t ít

2.1.5 Thành phần hóa học và công dụng[9], [10]

2.1.5.1 Thành phần hóa học

Trong Passiflora incarnata L. có 0,09% alcaloid toàn phần (tính theo harman) gồm có harman, harmin, harmol, harmalol, harmalin.

N

N H CH3

N

N H CH3 OH

N

N H CH3

OH3C

Harman Harmol Harmin

N

N H CH3 OH

N

N H CH3 OH3C

Harmalol Harmalin

Ở lá và hoa có 1,5 – 2,1%, ở cây có 0,2 – 0,85% flavonoid, trong đó có saponarin, saponaretin và vitexin.

O

R4

OH

O OH R3 OR2

R1

Chất R1 R2 R3 R4

Saponarin H H Glucozyl H

Saponaretin H Glucozyl Glucozyl H

Vitexin Glucozyl H H H

Ngoài ra còn dẫn chất coumarin, saponin, các acid amin, các chất đường…

Cây Lạc tiên Passiflora foetida L. vẫn được dùng làm thuốc ở Việt Nam theo kết quả nghiên cứu của Vũ Ngộc Lộ và cộng sự thấy có alcaloid. Bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng xác định có 5 vết hiện màu với thuốc thử Dragendorff. Ngoài ra cũng còn có saponin, flavonoid và coumarin.

Theo Quesland (Agr. J., 34-1930:605) quả chín chứa axit xyanhydric. Tuy nhiên trẻ con ăn không thấy có triệu chứng bị ngộ độc.

Theo tạp chí International Journal of Applied Research in Natural Products, Vol 4, 2011 thì trong dịch chiết ethanol 40% của lá Lạc tiên Passiflora foetida L.

chứa 0,84% vitexin, và các hợp chất khác như: Kaemferol, apigenin và luteolin.

OH

OH O

O

OH

OH

OH

OH O

O

OH

Kaemferol Apigenin

OH

OH O

O

OH OH

Luteolin 2.1.5.2 Công dụng [9], [10]

Lutomsky cho rằng các alcaloid có nhân harman có tác dụng an thần gây ngủ.

Hoàng Tích Huyền và cộng sự thử tác dụng của dịch chiết alcaloid toàn phần từ cây Lạc tiên được dùng làm thuốc ở Việt Nam cho thấy chúng có tác dụng ngăn cản hoạt động của cafein và kéo dài thời gian gây ngủ do hexobacbital trên chuột.

Lạc tiên dùng làm thuốc an thần chữa bệnh mất ngủ, duy nhược thần kinh, động kinh, co giật.

Dùng dưới dạng cao hay siro và thường phối hợp với các vị thuốc khác như lá vông, tâm sen, lá dâu, long nhãn…

2.1.6 Tác dụng dược lý[21]

Alcaloid toàn phần chiết từ cây Lạc tiên Passiflora foetida L. đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm hoạt động của chuột nhắt trắng và kéo dài thời gian gây ngủ.

Ở các nước Châu Âu, người ta dùng cây Passiflora coeruleaPassiflora incarnata L.. Passiflora coerulca được coi là có tác dụng an thần, chống co thắt.

Pasiflora incarnata L. đã được ghi trong Dược điển Pháp cũng là thuốc an thần và chống co thắt.

2.1.7 Nghiên cứu trong và ngoài nước

2.1.7.1 Nghiên cứu trong nước [9], [10], [18], [19], [20], [21], [22]

Ở Việt Nam chưa thấy nghiên cứu khoa học nào về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của Lạc tiên, chủ yếu là các nghiên cứu Đông dược.

Theo Đỗ Tất Lợi trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Lạc tiên có thể chữa hồi hộp, bồn chồn, mất ngủ theo đơn thuốc cao Lạc tiên sau: Cây Lạc tiên 50 g, lá vông 30 g, lá dâu tằm 10 g, liên tâm 2,2 g, đường 90 g, nước vừa đủ 100 ml, acid benzoic để bảo quản và cồn đủ để hòa tan acid benzoic. Ngày dùng 2 – 4 thìa to, trẻ em 1 – 2 thìa cà phê. Uống trước khi ngủ.

Theo sách “Trung dược đại từ điển”: Quả Lạc tiên có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Dùng chữa ho do phế nóng, phù thũng, bạch trọc, giã đắp chữa u nhọt, lở loét ở chân.

Một số bài thuốc có sử dụng Lạc tiên trong dân gian:

- Chữa lỵ: Dùng quả Lạc tiên 60 g, rửa sạch, sắc lấy nước, pha thêm đường, chia 2 lần uống trước bữa ăn (Phúc Kiến dân gian thảo dược).

- Chữa thần kinh suy nhược: Dùng dây, lá Lạc tiên 8 – 10g, sắc uống. Hoặc phối hợp với lá vông, lá dâu tằm, tâm sen, nấu thành cao lỏng, ngày dùng 2 – 5 g, uống trước khi ngủ.

- Chữa viêm da, mụn mủ, ghẻ ngứa: Dùng lá Lạc tiên nấu nước tắm rửa.

- Làm dịu thần kinh, trợ tim, chữa mất ngủ: Dùng dây, lá Lạc tiên 20 g, hạt sen 12 g, lá tre 10 g, lá dâu tằm 10 g, lá vông nem 12 g, cam thảo 6 g, xương bồ 6 g, táo nhân 10 g, sắc nước uống trong ngày.

- Bài thuốc an thần, có tác dụng trợ tim, ngủ được êm, dịu thần kinh: Hạt sen 12g, lá Tre 10g. Cỏ mọc 15g, Lá dâu 10g, Lạc tiên 20g, Vông nem 12g, Cam thảo 6g, Xương bồ 6g, Táo nhân sao 10g. Ðổ 600ml nước sắc còn 200ml nước, uống ngày 1 thang (An Giang).

2.1.7.2 Nghiên cứu ngoài nước [13], [14], [15]

Trong tạp chí Journal of Bioscience, Vol 20 – 1995 cho biết nhóm nghiên cứu của trường Đại học Khoa học Nông Nghiệp, Bangalore, Ấn Độ, đã tiến hành nghiên

tiên Passiflora foetida L.. Kết quả dịch chiết của chùm bao Lạc tiên tiến hành enzyme trắc nghiệm phát hiện có hai loại enzyme phổ biến thường gặp ở các loài thực vật “ăn thịt”, đó là: enzyme protaza và enzyme phosphtaza.

Trong tạp chí Afican Journal of Biotechnology, Vol. 6 – 2007 cho biết một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Bharathidasan, Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ cũng đã tiến hành khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết ethanol và acetone của lá và trái Lạc tiên Passiflora foetida L. Kết quả kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn được giới thiệu trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Hoạt tính kháng khuẩn của dich chiết hữu cơ đối với một số loại vi khuẩn Đường kính vùng bị ức chế (mm) Bộ

phận Dung môi

Dịch chiết

(mcg/ml) P. putida V. cholerae S. flexneri S. pyogenes Ethanol

100 200 300 400

14 12 11 7

16 15 12 8

17 19 13 10

20 20 15 Lá 10

Acetone

100 200 300 400

11 13 11 10

12 15 13 11

12 16 14 12

13 17 15 13 Ethanol

100 200 300 400

9 10

9 9

11 12 10 10

11 13 11 10

12 14 12 Trái 12

Acetone

100 200 300 400

10 10 - 9

11 10 - 10

11 12 - 11

13 14 - 13 Chuẩn

kháng sinh

Streptomycin

(mcg/ml) 25 13 18 20 23

Ghi chú:

P. putida = Pseudomonas putida; V. cholerae = Vibrio cholerae;

S. flexneri = Shigella flexneri; S. pyogenes = Streptococcus pyogenes

2.1.8 Các sản phẩm từ Lạc tiên trên thị trường 2.1.8.1 Thất Diệp An Thần

Thành phần

Mỗi viên nan chứa:

Saponin toàn phần của lá Tam Thất....50 mg Lạc Tiên ...400 mg Tâm Sen...500 mg Táo Nhân...400mg

Công dụng: Giúp dưỡng tâm, an thần, tạo giấc ngủ sâu, tăng cường sinh lực và sức đề kháng của cơ thể.

2.1.8.2 Cortonyl Thành phần

Natri camphosulphonat………..10,0 g Lạc tiên (Herba Passiflorae)………...20,0 g Tá dược vừa đủ ……….100 ml (Acid benzoic, ethanol 90o, đường, nước)

Công dụng: Trợ tim, ngất do suy tim. Mất ngủ, an thần.

2.1.8.3 Trà Lado – An thần Thành phần cho 1 gói 1,5 gam Lạc tiên ... 0,6 g Tâm sen ... 0,18 g Lá Vông Nem ... 0,39 g Long nhãn ... 0,18 g Cỏ Ngọt ... 0,15 g Công dụng: Hỗ trợ điều trị các chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, hồi hộp, lo lắng.

Một phần của tài liệu điều chế thuốc giọt trợ tim từ lạc tiên passiflora foetida l. (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)