VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu vai trò của các cơ quan tư pháp trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm (Trang 55 - 60)

Chương II II. VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

II.2 VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Điều 137 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định “Vin kim sát nhân dân ti cao kim sát vic tuân theo pháp lut ca các B, các cơ quan ngang b, các cơ quan khác thuc Chính ph, các cơ quan thuc chính quyn địa phương, t chc kinh tế, t chc xã hi, đơn v vũ trang nhân dân và công dân, thc hành quyn công t, bo đảm cho pháp lut được chp hành nghiêm chnh và thng nht.

Các Vin kim sát nhân dân địa phương, các Vin kim sát quân s kim sát vic tuân theo pháp lut, thc hành quyn công t trong phm vi trách nhim do lut định”:

Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 quy định “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình.

Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật”. Điều 2 của đạo luật này quy định Viện kiểm sát nhân dân có 4 nhiệm vụ sau:

- Bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa;

- Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân;

- Bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể;

- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do danh dự và nhân phẩm của công dân.

Thực hiện các nhiệm vụ trên, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa tội phạm.

Công tác kiểm tra của viện kiểm sát chiếm vị trí quan trong nhất trong số những điều kiện đảm bảo tính pháp chế hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, của các cán bộ chức vụ và các công dân. Các cơ quan kiểm sát thực hiện việc kiểm tra, áp dụng những phương pháp để phát hiện và khắc phục kịp thời các vi phạm pháp luật để khôi phục lại những quyền đã bị vi phạm và truy cứu trách nhiệm đối với những người vi phạm pháp luật. Đối tượng chịu sự giám sát của viện kiểm sát là hoạt động (hoạt động hoặc không hoạt động) trên cơ sở của tất cả các chủ thể phòng ngừa tội phạm. Mục đích của việc

kiểm sát hoạt động trong trường hợp này nhằm để công tác phòng ngừa tội phạm được thực hiện bằng các phương tiện pháp luật.

Như đã rõ, sự giám sát của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo 4 phương hướng cơ bản:

+ Kiểm tra việc thực hiện pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan, các tổ chức xã hội, các cán bộ chức vụ và của mọi công dân (kiểm sát chung).

+ Kiểm tra sự thực hiện pháp luật của Cơ quan điều tra.

+ Kiểm tra sự thực hiện pháp luật của Tòa án trong xét xử.

+ Kiểm tra sự tuân thủ pháp luật ở các trại giam, việc thi hành các bản án và các biện pháp cưỡng chế khác do Tòa án quy định

Trong tất cả các phương hướng hoạt động kiểm sát này đều có việc kiểm tra sự thi hành một cách chính xác và thống nhất theo pháp luật và những tiêu chuẩn pháp lý khác về phòng ngừa tội phạm.

Thực tế đã cho thấy rằng: tất cả các vi phạm pháp luật pháp luật điều chỉnh hoạt động phòng ngừa tội phạm có thể được chia thành 2 nhóm: 1)không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ pháp luật đã đề ra; 2)vượt quá thẩm quyền được trao cho các chủ thể phòng ngừa tội phạm. Trong trường hợp thứ nhất nhiệm vụ của kiểm sát viên là thúc đẩy thực hiện đúng đắn pháp luật, còn trong trường hợp thứ hai cần phải áp dụng các biện pháp để khắc phục và phòng ngừa sự tiếp tục vi phạm pháp luật, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị vi phạm của công dân và các tổ chức.

Để phòng ngừa, phát hiện và khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong phòng ngừa tội phạm, kiểm sát viên được trao những phương tiện pháp luật cần thiết. Về vấn đề này trước hết cần phải thấy rằng: cán bộ kiểm sát bằng tất cả hoạt động của mình tác động giáo dục các cán bộ chức vụ, các công dân tinh thần tự giác thực hiện trách nhiệm của mình, tuân theo pháp luật và quy tắc sống xã hội chủ nghĩa. Cùng với điều đó kiểm sát viên còn có những biện pháp riêng để phòng ngừa các vi phạm pháp luật. những biện pháp như vậy gồm có: phòng ngừa trước

không cho phép xảy ra các vi phạm pháp luật, đề nghị với các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các cán bộ chức vụ về việc khắc phục các hiện tượng vi phạm pháp luật cũng như nguyên nhân và điều kiện hình thành các vi phạm pháp luật này. Khi thực hiện việc giám sát việc thực hiện pháp luật trong điều tra tội phạm, cán bộ kiểm sát có trách nhiệm điều tra việc tuân theo những yêu cầu của pháp luật về việc nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và khách quan tất cả các tình tiết tạo tính pháp lý của các biện pháp phòng ngừa do các cán bộ điều tra áp dụng. Để phòng ngừa các vi phạm pháp luật, cán bộ kiểm sát giải tích cho các chủ thể phòng ngừa về các nghĩa vụ và quyền hạn của họ trong việc phòng ngừa tội phạm, mhững hậu qua đáng tiếc có thể xảy ra do sự vi phạm pháp luật. Công việc này được tiến hành theo những hình thức khác nhau: thuyết trình và tọa đàm trao đổi; báo cáo trong các tập thể lao động, trong cuộc họp; gặp gỡ với các thành viên của các tổ chức an ninh nhân dân và các hình thức tổ chức xã hội khác, giảng về pháp luật trong các nhà trường đại học, phổ thông,…

Để phát hiện, làm rõ các vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động phòng ngừa tội phạm, cán bộ kiểm sát sử dụng một số biện pháp pháp luật được quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát và các văn bảm pháp luật khác. Những biện pháp này gồm có:

a) Yêu cầu kiểm tra những văn bản, pháp lệnh, chỉ thị, hướng dẫn, mệnh lệnh, quyết định và các văn bản khác mà đã được ban hành bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội các cán bộ chức vụ (các chủ thể phòng ngừa tội phạm ).

b) Yêu cầu những nhà lãnh đạo của những tổ chức này và các cán bộ chức vụ cung cấp những giấy tờ, tài liệu và các thông tin cần thiết khác.

c) Yêu cầu tiến hành kiểm tra và xem xét lại hoạt động của chủ thể phòng ngừa trên cơ sở tài liệu đã có về các vi pham pháp luật.

d) Trực tiếp kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong các cơ quan, trong các tổ chức nhà nước và xã hội khi nhận dược thông báo, đơn khiếu tố và các tin tức khác về các quy phạm pháp luật. Sử dụng các biện pháp trên cho phép

cán bộ kiểm sát xác định các vi phạm pháp luật cụ thể, làm rõ nguyên nhân, điều kiện gây nên tội phạm và cả các tội phạm.

Trên cơ sở những tài liệu đã thu được cán bộ kiểm sát áp dụng những biện pháp khắc phục và phòng ngừa vi phạm pháp luật. Các phương pháp thực hiện của cán bộ kiểm sát đối với việc phát hiện các vi phạm pháp luật bao gồm: kháng nghị về những văn bản pháp luật về phòng ngừa tội phạm được ban hành bởi các cơ quan quản lý, cơ quan thanh tra, cơ quan và các tổ chức xã hội mà đang trái với pháp luật hiện hành, cũng như những văn bản không có tính chất pháp lý, các hoạt động của các cán bộ chức vụ; truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người vi phạm pháp luật; cung cấp tài liệu về những người vi phạm pháp luật cho các tổ chức xã hội để các tổ chức này áp dụng các biện pháp tác động giáo dục của xã hội; đề xuất các biện pháp khắc phục hiện trạng vi phạm pháp luật về các nguyên nhân, điều kiện của chúng. Ngoài ra, cán bộ kiểm sát còn thông báo cho các tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội về những vi phạm pháp luật trong hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Giữa Viện kiểm sát và các chủ thể phòng ngừa tội phạm không chỉ có mối quan hệ giám sát mà còn có mối quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau, bởi vì các cơ quan này điều có một nhiệm vụ chung là phòng ngừa tội phạm. Luật tổ chức Viện kiểm sát đã nêu rõ: một trong những nguyên tắc hoạt động của các cơ quan tư pháp là nó có quan hệ chặt chẽ với các hội đồng nhân dân và các tổ chức nhà nước và xã hội, với các tập thể lao động. Viện kiểm sát dựa vào sự giúp đỡ tích cực của quần chúng nhân dân trong công tác cúng cố trật tự pháp luật. Hình thức quan hệ tương hỗ này rất đa dạng. Chẳng hạn như các cơ quan này cùng nhau tham gia soạn thảo kế hoạch tổng thể về cũng cố pháp chế nói chung và phòng ngừa tội phạm nói riêng; tham khảo ý kiến đại diện của các chủ thể phòng ngừa tội phạm về các vấn đề về pháp luật; thảo luận trong các tập thể lao động kết quả kiểm tra việc thực hiện pháp luật phòng ngừa tội phạm,…

Một phần của tài liệu vai trò của các cơ quan tư pháp trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)