VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nồng độ kích thích tố đến khả năng sinh sản của cá sặc rằn (trichogaster pectoralis regan, 1910) (Trang 20 - 25)

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

Đề tài “Thí nghiệm Ảnh hưởng của nồng độ kích thích tố đến khả năng sinh sản của cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1910)’’ được thực hiện từ tháng 12/ 2011 – 07/ 2012, tại Trại cá thực nghiệm Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.

3.2 Vật liệu nghiên cứu Cá sặc rằn bố mẹ

Bể chứa cá bố mẹ Vợt thu trứng

Hệ thống cấp và thoát nước

Ống tiêm, kiêm tiêm, cối và chày sứ Xô nhựa

Lấy lá môn hoặc lá sen úp trên mặt nước (mỗi cặp cá cần một lá làm tổ ) Hormone sử dụng trong thí nghiệm: HCG, não thùy

Máy sục khí Nhiệt kế

Kính hiển vi và một số vật dụng khác 3.3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1910) có khối lượng trung bình khoảng từ 70 – 100 g/con. Cá sặc rằn được thu mua từ trại giống và được trữ lại trong vèo đặt trong ao. Sau vài ngày cá khỏe ta tiến hành chọn những con cá sặc rằn thành thục tốt cho sinh sản.

3.3.1Chọn cá bố mẹ

Chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, không bị dị tật, dị hình màu sắc tươi sáng, không bị xây xát.

+ Cá đực: màu sắc sặc sỡ, bụng thon, phần tia vi lưng kéo dài vượt khỏi gốc vi đuôi.

+ Cá cái: màu sắc nhạt hơn cá đực, bụng to, mềm đều, lỗ sinh dục lồi, màu hồng, tia vi lưng không dài tới gốc vi đuôi.

Hình 3.1: Cá sặc rằn đực

Hình 3.2: Cá sặc rằn cái

3.3.2 Bố trí thí nghiệm

Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: “Ảnh hưởng các liều HCG khác nhau đến khả năng sinh sản của cá sặc rằn”

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần. Liều lượng HCG chích ở cá đực được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 Liều lượng HCG dùng trong thí nghiệm

Cá cái được tiêm với nồng độ giống nhau ở tất cả các nghiệm thức với nồng độ : 3000 UI / Kg cá cái.Tỷ lệ đực cái: 1:1 và mỗi nghiệm thức 3 cặp cá.

Thí nghiệm 2: “Ảnh hưởng các liều Não Thùy khác nhau đến khả năng sinh sản của cá sặc rằn’’

Thí nghiệm được bố hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần. Liều lượng não thùy chích ở cá đực được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2 Liều lượng não thùy dùng trong thí nghiệm

Nghiệm Thức

Nồng độ Não Thùy (mg/Kg cá đực )

1 0,5

2 1

3 1,5

4 2

Cá cái được tiêm với nồng độ giống nhau ở tất cả các nghiệm thức với loại kích dục tố HCG liều lượng: 3000 UI/Kg cá cái. Tỷ lệ đực cái: 1:1 và mỗi nghiệm thức 3 cặp cá.

Nghiệm thức

Nồng độ HCG ( UI / Kg cá đực )

1 500

2 1000

3 1500

3.3.3. Phương pháp tiêm cá

Thuốc được pha với nước muối sinh lý và mỗi con cá sặc rằn chích 0,5ml dung dịch thuốc. Chích cá ở vi ngực, thao tác chích cá phải gọn gàng đúng cách, đúng kỹ thuật nếu chích sai vị trí hoặc chích quá liều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá có thể gây chết cá hoặc cá sẽ không đẻ.

Sau khi chích cá xong ta tiến hành thả cá vào các xô nhựa đã được rữa sạch và chứa nước sẵn. Mỗi xô chứa một cặp cá và dùng lá môn úp lên mặt nước để cá làm tổ.

Khi cá sinh sản xong hoàn toàn dùng vợt lưới mịn để vớt trứng ra, lấy ngẫu nhiên 100 trứng cho vào khay ấp trứng và mỗi nghiệm thức lấy 3 khay.

3.4Phương pháp thu mẫu và tính toán kết quả 3.4.1 Các yếu tố môi trường

Xác định các yếu tố môi trường trong quá trình làm thí nghiệm như :

+ Nhiệt độ : được đo bằng nhiệt kế, cách 2 giờ đo một lần.

+ Oxy hòa tan : được đo bằng test oxy, mỗi lần đo cách 2 giờ.

+pH: được đo bằng test, mỗi lần đo cách 2 giờ.

3.4.2 Chỉ tiêu về sinh sản của cá

Thời gian hiệu ứng thuốc: Tính từ lúc tiêm thuốc đến khi cá bắt đầu rụng trứng.

Số cá cái đẻ

+ Tỷ lệ cá đẻ = x 100

Số cá tham gia sinh sản

Số trứng cá đẻ

+ Sức sinh sản thực tế = ( trứng /kg cá cái) Khối lượng cá sinh sản

Số trứng thụ tinh

+ Tỷ lệ thụ tinh ( % ) = x100 Số trứng đem ấp

Số trứng nở

+ Tỷ lệ nở (%) = x 100 Số trứng thụ tinh

Số cá dị hình

+ Tỷ lệ dị hình (%) = x100

Số trứng thụ tinh 3.4.3 Xử lý số liệu

Các số trung bình và độ lệch chuẩn được tính toán bằng phần mềm Excel. So sánh các trung bình bằng phép thử SPSS 16.0.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nồng độ kích thích tố đến khả năng sinh sản của cá sặc rằn (trichogaster pectoralis regan, 1910) (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)