Kết quả xác định môi trường trong thí nghiệm 2 thể hiện ở bảng 4.3 Bảng 4.3 Biến động các yếu tố môi trường ở thí nghiệm 2
Nghiệm thức Nhiệt độ (oC) Oxy (ppm) pH
1 29 ± 0,89 4,6 ± 0,4 7,4 ± 0,3
2 28,6 ± 0,4 4,5 ± 0,3 7,6 ± 0,3
3 29 ± 0,89 4,6 ± 0,3 7,3 ± 0,2
Nhiệt độ thể hiện trong bảng 4.3 cho ta thấy không có sự khác biệt lớn giữa nhiệt độ của nghiệm thức này và nhiệt độ của nghiệm thức khác và nằm trong khỏang thích hợp dao động từ 28-29 oC để cho cá sinh sản. Nhiệt độ cho cá sặc rằn sinh sản 24 – 30 oC (Nguyễn Văn Kiểm, 2004 ). Trong điều kiện nhiệt độ 28 - 30 oC trứng thụ tinh và nở sau 24 - 26 giờ. Cá sau khi nở sẽ dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong 2,5 - 3 ngày (Dương Nhựt Long, 2003 ).
Hàm lượng oxy trong quá trình làm thí nghiệm dao động trong khoảng từ 4-5 ppm. Mỗi loài cá và mỗi giai đoạn phát triển tuyến sinh dục đều có nhu cầu oxy khác nhau, hàm lượng oxy trong nước để đảm bảo cho hoạt động bình thường của cá phải từ 3 – 4ppm (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Như vậy, Oxy trong quá trình làm thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp từ 4-5ppm.
Hàm lượng pH trong bảng 4.3 cho thấy pH dao động từ 7 – 8. Trong quá trình sinh sản và ấp trứng pH dao động từ 7 – 7.5 là tốt ( Nguyễn Văn Kiểm, 2005).
Như vậy, hàm lượng pH trong bảng 4.3 tương đối thích hợp cho quá trình sinh sản của cá.
4.2.2. Kết quả kích thích cá sặc rằn sinh sản
Nguồn cá sặc rằn bố mẹ bắt từ trại giống và đem về thả vào vèo đặt trong ao.
Sau vài ngày cá sặc rằn khỏe, ta tiến hành chọn lựa những con cá sặc rằn có độ thành thục tốt, có thể tham gia sinh sản ngay, bụng cá to, trứng cá ở giai đoạn IV, lường bụng phải nổi rõ và mềm, cơ thể cá cân đối không bị dị tật. Kết quả
sinh sản cá sặc rằn với kích dục tố não thùy được trình bày ở bảng 4.4:
Bảng 4.4 : Kích thích cá sặc rằn sinh sản bằng kích dục tố não thùy
Nghiệm thức
Thời gian hiệu ứng
(giờ)
Sức sinh sản thực tế
(trứng/kg)
Tỷ lệ thụ tinh (%)
Tỷ lệ nở (%)
Tỷ lệ sống sau 3 ngày
1 25h00 88.660a 60,3a±3.,21 67,3a±8,7 71,0a±3.,0
2 24h30 103.009ab 87,7b±3,05 85,3b±5,1 82,3b±4,16
3 23h40 115.197b 88,7b±4,16 94,3b±3,05 90,3c±2,08
Ghi chú : các giá trị trong cùng một cột mang mẫu tự (a,b), cùng mẫu tự là không khác biệt, khác mẫu tự là khác biệt có nghĩa ở mức p<0.05.
Qua kết quả thu được thì cá sặc rằn đực chích ở nồng độ 0,5 mg/Kg cá đực thì cá không sinh sản và ở các nồng độ khác cá sinh sản 100%.
Thời gian hiệu ứng thuốc ở nghiệm thức 3 là ngắn nhất với 23h40 (bảng 4.4), nghiệm thức 2 là 24h30 và nghiệm thức 1 thời gian hiệu ứng thuốc dài nhất 25hh00. Thời gian hiệu ứng thuốc dài hay ngắn phụ thuộc vào liều lượng kích dục tố tiêm cho cá. Liều lượng tiêm kích dục tố cho cá sặc rằn đực ở nghiệm thức 2 và 3 cao nên thời gian hiệu ứng thuốc ngắn.
Qua bảng 4.4 ta thấy sức sinh sản thực tế của cá sặc rằn ở các nghiệm thức là:
nghiệm thức 1 là 88.660 (trứng/kg), nghiệm thức 2 là 103.009 (trứng/kg),
ngiệm thức 3 là 115.197(trứng/kg). Sức sinh sản ở nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 cao hơn so với nghiệm thức 1. Liều lượng kích dục tố tiêm cho cá sặc rằn đực ở các nghiệm thức khác nhau nên sức sinh sản cũng khác nhau và khi tiêm liều lượng kích dục tố cao thì sức sinh sản cũng cao. Sức sinh sản của cá sặc rằn từ 200.000 – 300.000 trứng/Kg cá cái (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Kết quả sức sinh sản ở thí nghiệm 2 cho thấy nghiệm thức 2 khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức 1, nghiệm thức 3 nhưng nghiệm thức 1 khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức 3.
Sức sinh sản ở cá sặc rằn biến động lớn từ 100.000 – 230.000 trứng /Kg cá cái vì phụ thuốc vào chất lượng cá bố mẹ (Lê Như Xuân,1993 ). Sức sinh sản ở thí nghiệm 2 tương đối thấp so với các tác giả làm trước đây.
Nhìn vào hình 4.4 ta thấy tỷ lệ thụ tinh có sự chênh lệch rõ giữa nghiệm thức 1 là 60,3 % với nghiệm thức 2 là 87,7 % và nghiệm thức 3 là 88,7 %. Ta thấy có sự ảnh hưởng của não thùy đối với liều lượng chích cá sặc rằn đực. Ở nghiệm thức 1 tỷ lệ thụ tinh chỉ đạt 60.3% là do liều lượng não thùy chích ở cá sặc rằn đực (1mg/cá đực) thấp hơn liều chích ở cá sặc rằn đực của nghiệm thức 2 (1,5mg/cá đực) và nghiệm thức 3 (2mg/cá đực) thấy rõ sự ảnh hưởng của não thùy. Kết quả thấy nghiệm thức 1 khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3.
Tỷ lệ nở ở bảng 4.4 nghiệm thức 1 thấp chỉ đạt (67.3%), nghiệm thức 2 tỷ lệ nở đạt (85.3%) và nghiệm thức 3 tỷ lệ nở đạt (94.3%). Tỷ lệ nở ở nghiệm thức 1 khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3.
Tỷ lệ sống sau 3 ngày của cá sặc rằn tương đối cao ở các nghiệm thức 2 (82.3%) và nghiệm thức 3 (90.3%), nghiệm thức 1 tỷ lệ sống thấp chỉ đạt (71%). Nghiệm thức 1 khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3. Nghiệm thức 2 khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức 3.
Từ kết quả ở 2 thí nghiệm ta thấy khi kích thích cá sặc rằn sinh sản với kích dục tố HCG thì cho kết quả tốt hơn kích dục tố não thùy.
CHƯƠNG 5