2.2 TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
2.3.2. Doanh số cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Hải Dương
2.3.2.1. Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ tại chi nhánh:
Mai Xu©n Long – TC11.19 MSV: 06A13404N
Bảng 2.4: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ tại BIDV chi nhánh Hải Dương năm 2007 - 2009
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Dư nợ cho vay tiêu dùng 57.861 47.833 61.608
Tổng dư nợ 1.335.745 1.981.666 2.688.997
Tỷ trọng (%) 4,3% 2,4% 2,3%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDVchi nhánh Hải Dương 2007-2009) Từ bảng số liệu bên trên ta thấy doanh số cho vay tiêu dùng của BIDV Hải Dương tăng không đều qua các năm, thể hiện đúng thực trạng nền kinh tế thị trường nói riêng, và môi trường kinh doanh của ngân hàng nói chung. Có thể nhận thấy doanh số cho vay tiêu dùng năm 2007 là 57.861 trđ, nhưng sang năm 2008 chỉ đạt doanh số 47.833 trđ, giảm 17,3% so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 là năm của những cuộc khủng hoảng kinh tế, bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán, và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới. Kèm theo đó là chính sách hạn chế cho vay của chính phủ vào những tháng gần cuối năm 2008.
Hiện nay nhu cầu sinh hoạt cho người dân ngày càng tăng cao, vì vậy hoạt động cho vay tiêu dùng trở thành một nhu cầu cấp thiết. Thể hiện rõ ở doanh số cho vay, năm 2009 đạt 61.608 trđ, tăng 28,8% so với năm 2008 và tăng 6,5% so với năm 2007. Điều này cho thấy ngân hàng đã ngày càng tập trung vào hoạt động cho vay tiêu dùng, đây cũng là một trong những chiến lược đưa BIDV Hải Dương ngày càng phát triển, xứng đáng trở thành “cánh chim đầu đàn” như lời tổng giám đốc BIDV.
Tuy nhiên cũng phải nhận định đúng thực trạng cho vay của BIDV Hải Dương các năm gần đây chưa chú trọng vào cho vay tiêu dùng, tỷ trọng cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 4,3% trong năm 2007, 2,4% trong năm 2008 và 2,3% trong năm 2009.
2.3.2.2. Cơ cấu dư nợ CVTD theo thời gian:
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ CVTD theo thời gian tại BIDV chi nhánh Hải Dương năm 2007 - 2009
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT%
Tổng dư nợ CVTD 57.861 100 47.833 100 61.608 100
Ngắn hạn 31.650 54,7 24.681,8 51,6 29.941,5 48,6
Trung dài hạn 26.211 45,3 23.151,2 48,4 31.666,5 51,4
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDVchi nhánh Hải Dương 2007-2009) Dựa vào bảng số liệu ta nhận thấy, cơ cấu cho vay theo thời gian trong CVTD tương đối cân bằng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây các sản phẩm cho vay ngắn hạn trong CVTD có xu hướng giảm, thay vào đó là các món vay trung dài hạn. Tỷ trọng cho vay tập trung chủ yếu vào cho vay bất động sản sau đó là cho vay động
sản. Trong cho vay động sản có cho vay mua ô tô, thiết bị nhà xưởng... những món vay này cũng nằm trong cho vay trung dài hạn và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng CVTD của BIDV Hải Dương.
2.3.2.3. Cơ cấu dư nợ CVTD theo sản phẩm:
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ CVTD theo sản phẩm tại BIDV chi nhánh Hải Dương 2007 - 2009
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT%
Tổng dư nợ CVTD 57.861 100 47.833 100 61.608 100
ô tô, phương tiện vận chuyển 18.862,7 32,6 17.506,9 36,6 24.581,6 39,9 Sửa chữa và mua nhà, đất 29.046,2 50,2 17.698,2 37 17.558,3 28,5 Mua sắm thiết bị đồ dùng gia
đình 6.827,6 11,8 10.140,6 21,2 15.648,4 25,4
Cho vay khác 3.124,5 5,4 2.487,3 5,2 3.819,7 5,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDVchi nhánh Hải Dương 2007-2009) Từ bản số liệu trên ta nhận thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm có sự tập trung chủ yếu vào cho vay mua ô tô - phương tiện vận chuyển; sửa chữa, mua nhà và cho vay mua sắm thiết bị đồ dùng gia đình. Tuy nhiên có 2 điểm đáng chú ý:
Thứ nhất: sự chênh lệch giữa cho vay mua ô tô và cho vay mua nhà; cho vay mua ô tô thì càng ngày càng tăng, trong khi đó cho vay mua nhà lại càng ngày càng giảm. Lý giải điều này ta cần nhìn lại năm 2007, là năm mà dự án xây dựng khu đô thị mới Nam Cường ở phía đông và phía tây thành phố vừa hoàn thành, các lô đất được bán đấu giá cho người dân, vì vậy nhu cầu vay vốn mua đất của dân tăng cao.
(năm 2007 dư nợ vay mua nhà, đất cao hơn 17,6% so với dư nợ vay mua ô tô). Bên cạnh đó mức sống của dân lúc bấy giờ chưa cao, việc mua sắm ô tô chỉ tập trung ở một bộ phận nhỏ, chiếm tỷ trọng không lớn tại Hải Dương nên nhu cầu mua ô tô không lớn. Sang năm 2008-2009 mức sống của người dân ngày càng cao, việc mua bán đất đai tại khu đô thị mới cũng dần hạn chế nên tỷ trọng này đã dần cân bằng.
(thậm chí sang năm 2009, dư nợ vay vốn để mua ô tô còn nhiều hơn 11,4% so với dư nợ vay vốn để mua nhà, đất).
Bên cạnh đó phải kể tới những nguyên nhân vĩ mô, đầu tiên đó là sự khủng hoảng trầm trọng thị trường nhà đất, bất động sản trong năm 2008, sau khi khủng hoảng kinh tế từ Mỹ bùng nổ. Bên cạnh đó, việc Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO vào năm 2007, bắt đầu từ năm 2008 ảnh hưởng tích cực mà việc gia nhập WTO mang lại đó là một nền kinh tế mở cửa, hội nhập với rất nhiều quốc gia, các mặt hàng tiêu dùng ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam với các mức giá hấp dẫn, điển hình là mặt hàng ô tô và các đồ dùng thiết bị trong gia đình. Do vậy nhu cầu về mua ô tô cũng như mua đồ dùng thiết bị gia đình trở nên tăng vọt, thay thế cho nhu cầu mua bán nhà đất.
Mai Xu©n Long – TC11.19 MSV: 06A13404N
Từ đó ta có thể nhận thấy điểm đáng chú ý thứ hai: cho vay mua sắm thiết bị đồ dùng gia đình liên tục có sự tăng vọt qua các năm, đặc biệt là từ 11,8% năm 2007 lên tới 21,2% năm 2008 (tăng thêm 9.4%). Tuy nhiên trong giai đoạn 2008-2009 do ảnh hưởng chung của nền kinh tế khó khăn, tốc độ tăng trong mua sắm thiết bị đồ dùng gia đình bị chững lại, chỉ tăng thêm 3,2%.
Sở dĩ có thực trạng như vậy là vì đời sống nhân dân trong địa bàn tỉnh trong những năm gần đây luôn được cải thiện, mức sống của người dân được nâng cao, khiến cho nhu cầu mua sắm được quan tâm nhiều hơn. Như vậy ngân hàng cần có chính sách mạnh mẽ hơn nữa trong việc đẩy mạnh các sản phẩm CVTD.
2.3.2.4. Đảm bảo tiền vay trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh:
Bảng 2.7: Kết quả các hình thức đảm bảo tiền vay tại BIDV chi nhánh Hải Dương năm 2007 - 2009
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 08/07 Năm 2009 So sánh 09/08 ST
(1)
TT%
(2)
ST (3)
TT%
(4)
ST (5)
TT%
(6)
ST (7)
TT%
(8)
ST (9)
TT%
(10) Dư nợ
CVTD
57.86
1 100 47.833 100 -10.028 -17.3 61.60
8 100 13.77
5 28,8 Có
TSĐB
19.49
9 33,7 35.907 75,1 28.383 377 41.61
0 67,5 5.703 15,9 Không
có TSĐB
38.36
2 66,3 11.926 24,9 -38.411 -76,3 19.99
8 32,5 8.072 67,7
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDVchi nhánh Hải Dương 2007-2009) (5) = (3) - (1); (6) = [(5)/(1)]*100; (9) = (7) - (3); (10) = [(9)/(3)]*100
Dựa vào bảng số liệu trên ta nhận thấy: cơ cấu đảm bảo tiền vay trong CVTD tại chi nhánh có sự thay đổi rõ rệt qua các năm, đặc biệt là năm 2008 so với năm 2007. Ở năm 2007 việc đảm bảo tiền vay bằng TSĐB chiếm tỷ trọng nhỏ (chỉ 33,7%), nguyên nhân là do trong thời gian này, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn ổn định, khả năng chi trả tốt, phạm vi hoạt động của ngân hàng lại là địa bàn tỉnh Hải Dương, một địa bàn nhỏ trong đó các khách hàng uy tín chiếm tỷ trọng lớn, nên việc đảm bảo tiền vay là chưa cần chú trọng. Tuy nhiên sang năm 2008, 2009, dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhất là tầm ảnh hưởng tới hệ thống các ngân hàng, ban lãnh đạo BIDV Hải Dương đã có đường lối đúng đắn, nâng tỷ trọng đảm bảo tiền vay có TSĐB lên (năm 2008 cho vay có TSĐB chiếm 75,1%, năm 2009 là 67,5%) điều này sẽ giúp cho ngân hàng an toàn hơn trong nghiệp vụ cho vay.
Tuy nhiên việc nâng tỷ trọng cho vay có TSĐB cũng gây ra mặt trái, đó là cứng nhắc trong thủ tục hồ sơ, việc cho vay bắt buộc phải có TSĐB khiến cho hạn chế nguồn huy động vốn đầu vào, bởi nhiều khách hàng sẽ không đủ điều kiện vay
vốn. Việc tỷ trọng cho vay có TSĐB từ năm 2008 tới năm 2009 có sự sụt giảm, thể hiện đường lối chủ trương của ngân hàng linh hoạt, mềm dèo, có sự thay đổi phù hợp với giai đoạn mới. Bởi trong giai đoạn này là giai đoạn khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cần các biện pháp đẩy mạnh huy động vốn; cho vay thì nới lỏng cho các khách hàng uy tín, mở rộng thêm thị trường khách hàng tiềm năng.
2.3.2.5. Cơ cấu cho vay tiêu dùng có đảm bảo bằng tài sản:
Bảng 2.8: Cơ cấu cho vay tiêu dùng có đảm bảo bằng tài sản tại BIDV chi nhánh Hải Dương năm 2007 - 2009
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT%
Tổng dư nợ CVTD có
TSĐB 19.499 100 35.907 100 41.610 100
Bất động sản 10.841,4 55,6 16.050,4 44,7 19.556,7 47
động sản 6.083,7 31,2 14.075,5 39,2 14.771,6 36,5
Giấy tờ có giá 877,5 4,5 430,9 1,2 624,2 1,5
Tài sản khác 1.696,4 8,7 5.350,2 14,9 6.657,5 15
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDVchi nhánh Hải Dương 2007-2009) Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy: nhìn chung trong cơ cấu cho vay có TSĐB, tỷ trọng lớn tập trung vào cho vay bất động sản (55,6% năm 2007, 44,7%
năm 2008 và 47% năm 2009). Bên cạnh đó cho vay động sản cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ, các khoản cho vay này chủ yếu là vay để mua phương tiện vận chuyển (ô tô, xe máy cỡ lớn). Sở dĩ có sự phân hóa như vậy là vì nhu cầu của khách hàng vay vốn tại Hải Dương các năm 2007-2009 phần lớn là để mua nhà, mua đất, mua ô tô.
Các loại hình kinh doanh như chứng khoán, cổ phiếu thì mới xuất hiện, chưa phát triển mạnh mẽ cho nên nguồn khách hàng vay vốn để chơi chứng khoán, đóng cổ đông chiếm tỷ trọng ít (4,5% năm 2007, 1,2% năm 2008 và 1,5% năm 2009).
Đối tượng khách hàng vay vốn du học thì gần như không có, thực trạng cho thấy, du học hiện tại có 2 đối tượng: đối tượng thứ nhất là học sinh, sinh viên xuất sắc của các trường sẽ có suất học bổng để đi du học, đối tượng này thì không cần tới vay tiêu dùng để du học. Đối tượng thứ 2 là du học bằng tài chính, đối tượng này thường rơi vào các cô cậu học sinh - sinh viên sống trong gia đình khá giả, nên việc vay tiêu dùng để du học đối với đối tượng này cũng không thật sự cần thiết.
Đây chính là nguyên nhân mà trong thời gian qua cho vay tiêu dùng có TSĐB chỉ tập trung chủ yếu tỷ trọng lớn vào cho vay bất động sản và động sản.
Mai Xu©n Long – TC11.19 MSV: 06A13404N
2.3.2.6. Nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng:
Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng của hoạt động cho vay đối với mỗi ngân hàng. Trong hoạt động CVTD, nợ quá hạn có đặc trưng là cao vì tính rủi ro của nó so với các loại cho vay khác.
Bảng 2.9: Tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Hải Dương năm 2007 - 2009
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Nợ quá hạn CVTD (NQH CVTD) 139 416 905
Tổng nợ quá hạn 3.205,8 17.240,5 39.528,3
Tổng dư nợ CVTD 57.861 47.833 61.608
Tỷ trọng NQH CVTD/ Tổng NQH 4,34% 2,41% 2,29%
Tỷ trọng NQH CVTD/ Tổng dư nợ CVTD 0.0024% 0.0087% 0.015%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDVchi nhánh Hải Dương 2007-2009) Trong các năm 2008 - 2009 số nợ quá hạn đều tăng đột biến, kể cả nợ quá hạn CVTD lẫn tổng nợ quá hạn, điều này lại thể hiện rõ nét ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 tới nay, khiến cho việc kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân không được tốt. Nền kinh tế trì trệ, ứ đọng, khiến các món vay tại ngân hàng trở nên khó đòi, trở thành nợ quá hạn. Kèm theo với việc trong năm 2008 hoạt động tín dụng ngân hàng tăng trưởng mạnh, các ngân hàng đưa ra nhiều dịch vụ cạnh tranh hấp dẫn để thu hút khách hàng, do vậy dư nợ quá hạn cũng tăng theo với sự mở rộng tín dụng của ngân hàng.
Tuy nhiên với nỗ lực, và chính sách nâng cao chất lượng CVTD của BIDV nói chung và BIDV Hải Dương nói riêng, tỷ trọng nợ quá hạn CVTD so với tổng nợ quá hạn của toàn chi nhánh liên tục giảm so với các năm, đặc biệt rõ rệt là từ năm 2008 so với năm 2007 tỷ trọng này đã giảm 55,5% (từ 4,34% xuống còn 2,41%).
Năm 2009 tỷ trọng này ổn định và có xu hướng giảm, nhưng không đáng kể (giảm từ 2,41% xuống 2,29%). Điều này đã cho thấy hoạt động CVTD là khá tốt, thậm chí ổn định hơn các hoạt động khác trong thời đại mới. Vì lẽ đó Ngân hàng BIDV chi nhánh Hải Dương cần có phương hướng cũng như các biện pháp để mở rộng hoạt động CVTD trong thời gian tới.
2.3.2.7. Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian:
Bảng 2.10: Cơ cấu nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Hải Dương năm 2007 – 2009
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)
Tổng NQH CVTD 139 100 416 100 905 100
NQH < 90 ngày 114,1 82,1 302,9 72,8 773,8 85,5
NQH từ 91 - 180 ngày 15,7 11,3 76,5 18,4 87,8 9,7
NQH từ 181 - 360 ngày 6,3 4,5 26,2 6,3 29 3,2
NQH > 360 ngày 2,9 2,1 10,4 2.5 14,4 1,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDVchi nhánh Hải Dương 2007-2009) Dựa vào bảng số liệu ta nhận thấy: trong các năm, các khoản NQH tập trung chủ yếu ở nhóm nợ < 90 ngày, tỷ trọng các nhóm nợ 91-180 ngày và 181-360 ngày lần lượt giảm dần. Tỷ trọng NQH không có khả năng thu hồi (>360 ngày) chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Lý do là hoạt động CVTD chứa đựng nhiều rủi ro, vì thế Ngân hàng luôn cố gắng hoàn thành tốt khâu thẩm định, quản lý món vay và thu hồi nợ khi đến hạn do đó nhiều trường hợp trả nợ đúng hạn theo quy định của Ngân hàng.
Điều dễ nhận thấy thứ 2 là so với năm 2007, tỷ trọng NQH của năm 2008 có khác biệt đáng kể, tỷ trọng nhóm NQH < 90 ngày giảm xuống chỉ còn 72,8% trong khi các nhóm NQH 91-180 ngày tăng lên 18,4%; NQH 181-360 ngày tăng lên 6,5% và nhóm NQH không có khả năng thu hồi tăng nhẹ lên 2,5%. Có thể dễ hiểu khi mà năm 2008 là năm của các biến động tài chính cả trên thế giới và trong nước (đặc biệt là từ giữa năm 2008 trở đi). Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp, cá nhân trong nước gặp khó khăn, các khoản vay của toàn chi nhánh nói chung, cũng như các khoản vay tiêu dùng rơi vào tình trạng nợ quá hạn (chủ yếu là các khoản vay trong quý 1 năm 2008, sau khi vay thì vấp ngay vào khủng hoảng kinh tế nên kinh doanh thua lỗ, gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ ngân hàng không có.)
Tuy nhiên với nỗ lực của ban lãnh đạo chi nhánh cũng như của toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên, tỷ trọng NQH CVTD năm 2008 cũng được kiểm soát và hạn chế ở mức tối đa (NQH CVTD/ tổng NQH năm 2008 giảm từ 4,34% xuống 2,41%).
Thể hiện rõ nét điều này ta có thể nhận thấy sang năm 2009 số NQH dài ngày giảm một cách tuyệt đối, chủ yếu chỉ là nhóm NQH < 90 ngày (chiếm 85,5%).
2.3.2.8. Tỷ trọng lợi nhuận hoạt động cho vay tiêu dùng:
Sự gia tăng lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng nhất phản ánh sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng. Qua 3 năm, lợi nhuận sau thuế từ hoạt động này của chi nhánh BIDV Hải Dương ngày càng tăng về số tuyệt đối cũng như tương đối.
Bảng 2.11: Tỷ trọng lợi nhuận cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Hải Dương năm 2007 - 2009
Đơn vị: triệu đồng Mai Xu©n Long – TC11.19 MSV: 06A13404N
Lợi nhuận CVTD 1.424 1.276 1.643
Tổng lợi nhuận 33.369 50.246 52.132
Tỷ trọng(%) 4,3% 2,54% 3,2%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDVchi nhánh Hải Dương 2007-2009)
Biểu đồ: Lợi nhuận CVTD của BIDV chi nhánh Hải Dương 2007 - 2009 Tỷ trọng lợi nhuận cho vay tiêu dùng trong tổng lợi nhuận không được ổn định (giảm từ 4,3% trong năm 2007 còn 2,54% trong năm 2008, từ 2008 tới 2009 đạt trở lại mức tỷ trọng 3,2%). Nguyên nhân chính là trong năm 2008 dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế nói chung bị ì trệ, ứ đọng. Trong bối cảnh ấy, các doanh nghiệp thì phải tập trung vốn kinh doanh để tránh thua lỗ, cá nhân thì tích bóp tài sản chống trọi với những cơn sốt giá trên thị trường, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng không nhiều, thay vào đó là nhu cầu vay kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tăng mạnh.
Giai đoạn từ 2009 tới nay mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, số doanh nhân thành đạt, các cá nhân kinh doanh đạt lợi nhuận, bên cạnh đó ban lãnh đạo chi nhánh cũng đã chủ trương phát triển cho vay tiêu dùng song song với cho vay doanh nghiệp, cho vay các dự án của nhà nước...
Mặc dù lợi nhuận từ hoạt động CVTD của chi nhánh bị sụt giảm đáng kể trong năm 2008 nhưng sang năm 2009 tới nay lợi nhuận CVTD đã tăng trở lại (đạt 3,2%
trong năm 2009). Điều này phản ánh sự mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng trong chiến lược phát triển của chi nhánh BIDV Hải Dương trong giai đoạn mới là hoàn toàn đúng đắn.