2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng việc dạy học lịch sử địa phương tại một số trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Qua kết quả khảo sát (hỏi, phỏng vấn) các giáo viên và học sinh về tình hình dạy học lịch sử địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam, em có những nhận xét sau:
Đối với giáo viên
Nhìn chung, các trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam đều nhận thức tầm quan trọng của việc giảng dạy lịch sử địa phương. Vì vậy, đã đạt những kết quả:
Em nhận thấy nhiều giáo viên đều hiểu trách nhiệm và nghiên cứu, tổ chức cho học sinh sưu tầm tài liệu hiện vật. Nhằm góp phần xây dựng lịch sử địa phương mình. Đồng thời thường xuyên sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học các bài học lịch sử dân tộc. Nhiều giáo viên ở một số trường cũng có những thành tựu đáng kể trong việc giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh. Nhân những ngày lễ lớn của dân tộc hoặc của địa phương, nhiều giáo viên kết hợp với ban ngành ở địa phương, mời các nhà
nghiên cứu hoặc nhân chứng lịch sử đến gặp gỡ nói chuyện với học sinh về truyền thống đấu tranh cách mạng của địa phương, hoặc nói về một sự kiện lịch sử của địa phương. Hoặc tổ chức cho các em đi tham quan những di tích lịch sử. Qua đó các em thể hiện cảm nhận của mình trong bài thu hoạch.
Tuy nhiên vấn đề dạy học lịch sử địa phương chưa được thực hiện đồng bộ trong toàn tỉnh. Tùy theo sự phân công kế hoạch của nhà trường mà kết quả dạy học lịch sử địa phương của mỗi trường đều không giống nhau. Có những trường thực hiện tốt công tác lịch sử địa phương nhưng cũng có những trường chưa coi trọng vấn đề này. Vì vậy giáo viên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy.
Chẳng hạn, nhiều trường chỉ khái quát lịch sử địa phương cho học sinh nắm sơ lược vào dịp đầu mỗi năm học. Nhiều trường chỉ tiến hành công tác ngoại khóa bằng cách hướng dẫn học sinh đi tham quan khu di tích lịch sử. Có những trường không tiến hành bài giảng lịch sử địa phương. Vì vậy, nhiều học sinh khi được hỏi thì các em đều trả lời không biết, chưa hề được học tiết lịch sử địa phương.
Theo em được biết, vì nhà trường không quan tâm đến vấn đề này, nên giáo viên không mấy hứng thú trong việc giảng dạy lịch sử địa phương. Vì vậy, số giáo viên chưa từng dạy tiết lịch sử địa phương nào còn nhiều. Có trường giáo viên cho học sinh nghỉ tiết lịch sử địa phương hoặc sử dụng giờ học này đề học những môn khác như toán, tiếng việt,…
Một số giáo viên cố gắng tổ chức nói chuyện về lịch sử địa phương song chủ yếu nhắc lại nội dung trong cuốn Lịch sử Đảng bộ hoặc truyền thống của địa phương chứ không sưu tầm biên soạn thành bài giảng riêng. Trong đó, một số giáo viên cho học sinh đi tham quan khu di tích lịch sử địa
phương song không chuẩn bị chu đáo và chưa hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu, nghiên cứu một cách sâu sắc.
Để giải thích cho tình trạng này, những giáo viên được khảo sát nêu ra những lí do sau: “không có tài liệu, nhà trường không có kinh phí, không có thời gian…”. Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc và toàn diện ý nghĩa, tác dụng của việc dạy học lịch sử địa phương trong việc bồi dưỡng – giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Việc chỉ đạo của các cấp lãnh đạo giáo dục, đặc biệt là cung cấp tài liệu có những hạn chế, nên chưa phát huy đầy đủ những kiến thức đã học và năng lực bản thân trong công tác sưu tầm, nghiên cứu tài liệu lịch sử địa phương đề sử dụng trong dạy học. Ngoài hai nguyên nhân trên, những khó khăn trong đời sống của giáo viên, do ảnh hưởng, tác động của nền kinh tế - xã hội của đất nước, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, kinh phí của nhà trường cũng là trở ngại cho việc thực hiện chương trình lịch sử địa phương đã quy định.
Trước thực trạng này, chúng ta nên giải quyết như thế nào?
Theo em được biết, vào đầu mỗi năm học, Bộ giáo dục đều có những công văn cho Sở lên kế hoạch cho các trường tiến hành công tác lịch sử địa phương. Tuy nhiên, khi triển khai đến các trường thì vấn đề này chưa được coi trọng. Vì vậy, theo em Bộ giáo dục, Sở giáo dục nên có kế hoạch chỉ thị cụ thể đến các trường để tiến hành vấn đề dạy học lịch sử địa phương cho thật tốt.
Ngoài ra, theo phân phối chương trình thì tiết dạy lịch sử địa phương như vậy là ít. Chúng ta biết rằng muốn cho học sinh hiểu rõ lịch sử địa phương thì tăng thêm tiết lịch sử địa phương. Có như vậy giáo vên mới có đủ thời gian giúp các em hiểu lịch sử địa phương mình sâu sắc.
Đối với giáo vên chúng ta không nên vì những khó khăn đó mà bỏ quên một phần bài dạy trong chương trình bộ môn. Chúng ta phải khơi dạy
trong tổ bộ môn, các em tìm hiểu về lịch sử địa phương. Có vậy, chúng ta mới tiến hành bài học cho thật tốt, có hiệu quả. Giáo viên cũng nên tiến hành cả hình thức nội khóa và ngoại khóa. Tùy theo từng khối lớp mà giáo viên biên soạn lịch sử địa phương cho phù hợp.
Ngoài ra, theo các ban ngành đoàn thể có liên quan, các cấp lãnh đạo của địa phương tạo mọi điều kiện để giúp giáo viên học sinh tiến hành bài học lịch sử địa phương được thuận lợi, nhằm đạt kết quả cao.
Cuối cùng, để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương cần phải có hình thức kiểm tra học sinh, như đưa vào nội dung bài kiểm tra, bài thi cuối kỳ, cuối năm. Có những hình thức động viên những học sinh có kết quả học tập và nghiên cứu tốt về lịch sử địa phương đồng thời cần sử lý nghiêm khắc những học sinh không hoàn thành bài tập và nhiệm vụ được giao.
Đối với học sinh
Qua khảo sát em thấy, sự hiểu biết của học sinh về lịch sử địa phương nói chung còn thấp, nhiều em khi được hỏi thì trả lời không biết lịch sử của địa phương mình, hoặc còn hiểu sai và lơ mơ về vấn đề lịch sử địa phương
Khi được hỏi có thích học lịch sử địa phương hay không, nhiều em học sinh trả lời “không biết” vì chưa được học. Số học sinh được học thì cho rằng học trên lớp không hứng thú bằng học trong thực tế. Vì vậy, tất cả các em được hỏi đều mong muốn các thầy cô nên dạy tiết lịch sử địa phương với hình thức nội khóa và ngoại khóa nhằm giúp các em hiểu rõ về lịch sử của địa phương mình.
Điều này cho phép em kết luận rằng, học sinh ham hiểu biết về lịch sử quê hương, nhưng tổ chức dạy học của giáo viên chưa tốt nên hạn chế kết quả giáo dục. Em được biết, học sinh một số trường phấn khởi đi thăm
quan nhà bảo tàng, các di tích lịch sử, danh nhân lịch sử - văn hóa địa phương do trường tổ chức hoạt động ngoại khóa. Trong những dịp này, các em không chỉ chăm chú quan sát mà còn nêu ra những câu hỏi rất cụ thể, đơn giản mà lí thú.
Nhìn tổng quát qua công tác khảo sát thực tế ở các trường Tiểu học ở Hà Nam, em cho rằng tình hình dạy học lịch sử địa phương hiện nay còn chưa được quan tâm và chất lương dạy thì chưa được đảm bảo. Cho nên, việc nâng cao chất lượng giáo dục là điều quan trọng để dạy tốt lịch sử địa phương đồng thời nó góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử nói chung.
CHƯƠNG 2