1.4 Các nghiên cứu liên quan đến hiện tượng hoại tử gan tụy ở tôm nuôi
1.4.5 Bệnh hoại tử gan tụy cấp
Trước tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp và chưa xác định rõ nguyên nhân, định nghĩa về bệnh đã được xây dựng và ở Việt Nam định nghĩa này đã chính thức được ban hành bởi Cục Thú y làm cơ sở cho việc xác định chính xác bệnh và phân biệt với các hiện tượng bệnh ảnh hưởng đến gan tụy khác (Cuc Thú y, 2012).
Định nghĩa hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND) bao gồm các tiêu chí như sau:
- Hội chứng gan tụy cấp gây chết tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn 15-45 ngày tuổi sau khi thả nuôi.
- Tôm bệnh biểu hiện các dấu hiệu như ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt, và gan tụy có biểu hiện sưng, nhũn, teo.
- Dựa trên biến đổi cấu trúc mô học, các tiêu chí để xác định AHPND:
1) Thoái hóa cấp gan tụy; 2) Thiếu hoạt động phân bào đẳng nhiễm của tế bào có nguồn gốc từ mô phôi (tế bào E, Embryonalzellen); 3) Rối loạn chức năng các tế bào trung tâm tổ chức gan tụy: tế bào tiết B (Basenzellen), tế bào xơ F (Fibrillenzellen), tế bào dự trữ R (Restzellen); 4) Các tế bào gan tụy có nhân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
lớn bất thường và sự bong tróc tế bào; 5) Giai đoạn cuối các tế bào máu tập hợp giữa các ống gan tụy và nhiễm khuẩn
Hình 1.9: Dấu hiệu nhận biết AHPND theo phương pháp mô bệnh học (Cục Thú y, 2012)
Để xác định được nguyên nhân, tác nhân gây AHPND, nhiều xét nghiệm và thử nghiệm đã được tiến hành. Trước thực tế dịch bệnh đã xảy ra ở nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á, một giả thuyết rằng một tác nhân truyền nhiễm hay ít nhất một tác nhân sinh học đã gây ra AHPND. Tuy nhiên, thí nghiệm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
gây nhiễm thực nghiệm trong phòng thí nghiệm với dịch lọc của tôm nhiễm bệnh đã không xác định được tác nhân vi rút, hay tác nhân truyền nhiễm khác hay độc tố. Phân tích mô học cho thấy tôm bị AHPND có thể gây ra bởi độc tố (Lightner và cộng sự, 2012). Độc tố có thể từ môi trường nước, thức ăn hoặc từ vi khuẩn. Mặc dù vậy, phân tích thức ăn dùng cho tôm và thuốc diệt giáp xác bao gồm Cypermethrin đã không thể hiện các dấu hiệu đặc trưng của AHPND.
Bằng phương pháp sinh học phân tử (PCR) cũng có nhận định ban đầu một số tác nhân vi rút thường gặp như WSSV, YHV, IMNV và TSV không phải là tác nhân gây AHPND. Bên cạnh đó, theo kết quả phân tích mẫu tôm bệnh được thực hiện bởi Cơ quan Thú y vùng VI cho thấy sự hiện diện của WSSV (30% mẫu thu ở Tiền Giang), IHHNV (30-40% mẫu thu ở Bến Tre và Tiền Giang), không phát hiện thấy sự có mặt của WSSV, YHV và TSV.Kết quả xét nghiệm của trường Đại học Cần Thơ trên mẫu tôm thu tại Kiên Giang cho thấy có dấu hiệu nhiễm NHP đồng thời có sự xuất hiện của IMNV và TSV. Kết quả phân tích của Viện NCNTTS 2 trên mẫu tôm thu tại Sóc Trăng, Bạc Liêu cho thấy tỷ lệ nhiễm WSSV và YHV không quá 15%, MBV xuất hiện với tỷ lệ 20-30%, IHHNV khoảng 30%. Những kết quả phân tích này cho thấy tác nhân gây bệnh không phải là những vi rút gây bệnh tôm đã từng được công bố như WSSV, YHV, TSV, IHHNS, MBV, HPV và IMNV.
Kết quả kiểm tra sự hiện diện của vi bào tử trùng bằng 04 quy trình phản ứng PCR dựa trên các cặp mồi được công bố bởi OIE và các bài báo quốc tế đều cho kết quả âm tính. Đồng thời, kiểm tra sự hiện diện của NHP bằng phương pháp PCR cũng cho kết quả âm tính.
Ngoài ra, cũng có một vài nghiên cứu trước có liên quan đến bệnh gan tụy trên tôm như nghiên cứu bệnh phân trắng, teo gan trên tôm sú nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận (Nguyễn Khắc Lâm, 2004; Nguyễn Khắc Lâm và Đỗ Thị Hòa, 2007). Trong những nghiên cứu này cũng ghi nhận các biến đổi trên gan tụy tôm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
như teo hoặc nhũn. Tác nhân gây bệnh được xác định có liên quan đến HPV, nguyên sinh động vật (Gregarin) và vi khuẩn thuộc giống Vibrio. Nghiên cứu của Đặng Thị Hoàng Oanh và cộng sự, (2008) về bệnh phân trắng ở tôm cũng có nhắc đến dấu hiệu “teo gan” trên tôm nuôi ở Đồng bằng song Cửu Long. Thực tế là các nghiên cứu đều chưa chỉ ra được tác nhân cụ thể.
Tuy nhiên theo đề tài nghiên cứu xác định nguyên nhân bệnh hoại tử trên tôm tại phía Bắc của Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, (2012), phát hiện nhiều vi khuẩn ở tôm bị hội chứng hoại tử gan tụy ở tất cả các vùng nuôi tôm, trong đó vi khuẩn Vibrio chiếm thành phần chủ yếu và phổ biến nhất là các loài V. parahaemolyticus, V. harveyi, V. vulnificus.
Nghiên cứu khả năng lây nhiễm hội chứng hoại tử gan tuỵ ở tôm, một loạt các thực nghiệm cảm nhiễm bệnh đã được tiến hành. Tôm giống khoẻ được thí nghiệm lây nhiễm thông qua nuôi chung với tôm bệnh, cho ăn thức ăn có trộn gan tuỵ thu từ tôm bệnh, ngâm tôm trong môi trường có gan tuỵ thu từ tôm bệnh, tiêm dịch chiết gan tuỵ tôm bệnh. Các thực nghiệm đã được tiến hành ở các nồng độ gây nhiễm khác nhau, thời gian khác nhau. Kết quả cho thấy, có hiện tượng lây nhiễm xảy ra ở tôm thí nghiệm, tuy nhiên mức độ lây nhiễm không cao, dường như mức độ lây nhiễm phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Tôm bị hội chứng hoại tử gan tụy khi được chuyển tới môi trường nước sạch đã giảm tỷ lệ chết, có khả năng phục hồi.
Tháng 5 năm 2013, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Donald Lightner thuộc Đại học Arizona (Mỹ) đứng đầu xác định một dòng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, khi bị nhiễm virus được gọi là thực khuẩn thể (Phase) sẽ tạo ra độc tố cực mạnh, tương tự hiện tượng bệnh dịch tả ở người, là tác nhân gây bệnh hoại tử gan tuy cấp (AHNPD).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27