3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Tổ chức không gian lãnh thổ thành 2 vùng để phát triển kinh tế gồm:
(1) Vùng Bắc sông Đuống có 03 tiểu vùng là: Đô thị lõi Bắc Ninh (chủ yếu gồm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, Tiên Du) với diện tích khoảng 25.940 ha, chức năng là trung tâm tổng hợp; huyện Yên Phong với diện tích 9.686 ha, chức năng là vùng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp và huyện Quế Võ với diện tích 13.465 ha, chức năng là vùng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
(2) Vùng Nam sông Đuống có 03 tiểu vùng là: Huyện Thuận Thành với diện tích 11.791 ha, chức năng là vùng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp;
huyện Gia Bình với diện tích 10.779 ha, chức năng là vùng nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ và huyện Lương Tài với diện tích 10.567 ha, chức năng là vùng nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ.
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Theo số liệu thống kê năm 2013 tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 823km2 với tổng dân số 1.114.001 người.
- Địa hình: Nằm ở phía Bắc của đồng bằng châu thổ Sông Hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3–7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, thấp nhất là núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m.
- Thủy văn: Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0-1,2km/km2 (theo số liệu của Đài Khí tượng thủy văn Bắc Bộ) với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình.
Sông Đuống: đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh 42km, tổng lượng nước bình quân năm là 31,6 tỷ m3. Tại Bến Hồ, mực nước cao nhất ghi lại là 9,7m, mực nước thấp nhất tại đây là 0,07m; Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là 3053,7m3/s và mùa khô là 728m3/s.
Sông Cầu: đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài khoảng 69km và đồng thời là ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với Bắc Giang, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Tại Đáp Cầu, mực nước cao nhất ghi được là 7,84m, mực nước thấp nhất là âm 0,19m. Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 1288,5m3/s và vào mùa khô là 52,74m3/s.
Sông Thái Bình: Thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, sông có đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16km, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 35,95 tỷ m3. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên hàm lượng phù sa lớn. Mặt khác, với đặc điểm lòng sông rộng, độ dốc thấp và đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông có lượng phù sa bồi đắp nhiều nhất. Tại trạm thủy văn Cát Khê, lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 2.224,71m3/s và vào mùa khô là 336,45m3/s.
Trên địa bàn tỉnh còn có sông Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh, một phần
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 của sông có chiều dài 6,5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với thành phố Hà Nội và hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Bội, sông Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình…
Từ đặc điểm địa lý, địa hình với hệ thống sông ngòi khá dày đặc đã tạo nên một mạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh và nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, lưu lượng nước mặt dồi dào có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong công tác tưới và tiêu thoát nước. Nhưng với lưu lượng nước mặt lớn vào mùa mưa hệ thống sông ngòi dày như trên cũng dễ gây ra lũ lụt làm thiệt hại đến tài sản và sinh mạng, sạt lở đất ở vùng ven sông do đó gây ra nhưng khó khăn cho đời sống của người dân nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nằm trên trục giao thông Quốc lộ 1A, có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu với thủ đô Hà Nội và các địa phương khác. Trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Bắc Ninh có điều kiện trở thành vệ tinh cho Hà Nội trong nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ nhằm tạo ra việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Nhưng cũng có một lượng lao động ngoại tỉnh sẽ nhập cư tìm kiếm việc làm ở đây do vậy tạo ra áp lực cạnh tranh tìm kiếm cơ hội việc làm của lao động nông thôn tại chỗ.
3.1.1.2. Khí hậu thời tiết
- Nhiệt độ-độ ẩm: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm là 24,0oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,4oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,0oC. Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500mm nhưng phân bổ không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
- Số giờ nắng-gió: Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung bình là 1.417 giờ, trong đó tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ, tháng có giờ nắng trung bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ. Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào.
Với điều kiện khí hậu thời tiết nêu trên đã có những tác động tiêu cực không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp: độ ẩm trong không khí cao đã tạo điều kiện cho nấm mốc sâu bệnh phát triển mạnh. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các mùa và dù là tỉnh đồng bằng nhưng giáp ranh các tỉnh miền núi phía bắc nên có năm vẫn xuất hiện rét đậm rét hại gây chết vật nuôi cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.
3.1.1.3. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Theo số liệu năm 2013, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 82,272 km2. Diện tích lớn nhất là đất nông nghiệp chiếm 58%, trong đó đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ với 0,80%; Đất phi nông nghiệp chiếm 41,30% trong đó đất ở chiếm 12,3%; Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,7%.
Diện tích đất nông nghiệp bình quân chỉ đạt 0,21 ha/hộ nông nghiệp.
- Khoáng sản: tài nguyên khoáng sản nghèo, chủ yếu thiên về vật liệu xây dựng với các loại khoáng sản sau: đất sét, cát xây dựng và than bùn.
Trong đó, đất sét được khai thác làm gạch, ngói, gốm có trữ lượng lớn được phân bổ dọc theo sông Cầu, sông Đuống. Cát xây dựng cũng là nguồn tài nguyên chính có trữ lượng lớn của Bắc Ninh được phân bố hầu như khắp toàn tỉnh, dọc theo sông Cầu, sông Đuống.
- Thảm thực vật: chủ yếu là cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm và rừng trồng rất ít. Trong đó diện tích cây trồng hàng năm chiếm 54% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất trồng cây lâu năm và đất rừng trồng chiếm diện tích chỉ xấp xỉ 1%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 2013
Chỉ tiêu Tổng số
(Ha)
Cơ cấu (%)
Tổng số 82.271,1 100,00
Đất nông nghiệp 47.735,9 58,00
Đất sản xuất nông nghiệp 41.958,7 51,00
Đất lâm nghiệp có rừng 631,0 0,80
Đất nuôi trồng thủy sản 4.955 6,00
Đất nông nghiệp khác 191,2 0,20
Đất phi nông nghiệp 33.965,9 41,30
Đất ở 10.146,7 12,30
Đất chuyên dùng 18.057,7 21,90
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 204,8 0,20
Đất nghĩa trang 786,1 1,00
Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 4.753,4 5,80
Đất phi nông nghiệp khác 17,2 0,02
Đất chưa sử dụng 569,3 0,70
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh-2013)
- Địa chất: Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, có bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc – Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Đặc điểm địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình.
Bắc Ninh là tỉnh không được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên, đặc biệt với tài nguyên đất hạn hẹp, đất nông nghiệp chỉ với 0,21 ha/hộ nông nghiệp sẽ không có nhiều lựa chọn trong việc quy hoạch vùng thâm canh các cây trồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 có giá trị kinh tế lớn trong sản xuất nông nghiệp để sử dụng lao động nông thôn tại chỗ. Từ những khó khăn, hạn chế trên nên người lao động nông thôn ở Bắc Ninh không có nhiều cơ hội để tham gia vào thị trường lao động trong thời gian nông nhàn.
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
Trên chặng đường hơn 15 năm kể từ ngày tái lập, Bắc Ninh đã phát huy truyền thống cách mạng, năng động, sáng tạo để thực hiện công cuộc đổi mới, tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.
3.1.2.1. Dân số - lao động
- Hiện trạng dân số: Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2013, Bắc Ninh có 1.114.001 người chiếm 1,25% dân số cả nước. Trong đó dân số nông thôn chiếm 74,03%, dân số thành thị chiếm 25,97%. Dân số có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dần số nông thôn. Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động. Với chất lượng ngày càng được nâng cao đội ngũ dân số trẻ là lực lượng lao động tương lai hùng hậu trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội của tỉnh đồng thời cũng tạo ra áp lực về việc làm, sử dụng lao động.
Bắc Ninh là tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh, tỷ lệ dân số thành thị tương đối cao so với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng, trong năm 2011- 2013 dân số đô thị tăng bình quân 2,38%, song dân số nông thôn cũng tăng bình quân 2,54 trong cùng giai đoạn (Bảng 3.2).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động tỉnh Bắc Ninh năm 2011-2013
S T T
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm So sánh (%)
2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012
Bình quân 2011- 2013 Số
lượng Cơ cấu
(%) Số
lượng Cơ cấu
(%) Số
lượng Cơ cấu (%)
I Dân số người 1.060.328 100,00 1.085.803 100,00 1.114.001 100,00 102,40 102,60 102,50 1 Thành thị người 276.018 26,03 282.349 26,00 289.311 25,97 102,29 102,47 102,38 2 Nông thôn người 784.310 73,97 803.454 74,00 824.690 74,03 102,44 102,64 102,54 II Lực lượng lao động lao động 611.209 57,64 618.978 57,01 633.205 56,84 101,27 102,30 101,78 1 Thành thị lao động 151.990 24,87 158.302 25,57 159.842 25,24 104,15 100,97 102,55 2 Nông thôn lao động 459.219 75,13 460.676 74,43 473.363 74,76 100,32 102,75 101,53 III Lao động có việc làm lao động 600.560 98,26 609.359 98,45 624.021 98,55 101,47 102,41 101,93 1 Thành thị lao động 143.753 23,94 154.674 25,38 156.341 25,05 107,60 101,08 104,29 2 Nông thôn lao động 456.807 76,06 454.685 74,62 467.680 74,95 99,54 102,86 101,18 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh-2013)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 - Hiện trạng nguồn lao động: Năm 2011-2013, lực lượng lao động của tỉnh tăng bình quân 1,78%/năm, nhưng tập trung tăng chủ yếu ở lực lượng lao động thành thị từ 24,87% năm 2011 lên 25,24% năm 2013 bình quân tăng 2,55%, lao động nông thôn chiếm tỷ trọng cao 74,76% năm 2013, có mức tăng chậm bình quân tăng 1,53%/năm (Biểu đồ 3.1).
25,24
74,76
T hành thị Nông thôn
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh -2013)
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu lực lượng lao động tỉnh Bắc Ninh năm 2013
Năm 2011 số lao động có việc làm là 600.560 lao động tăng lên 624.021 lao động vào năm 2013, bình quân tăng 1,93%/năm. Nhưng chủ yếu là tăng lao động có việc làm ở khu vực thành thị, tăng bình quân 4,29%/năm từ 143.753 lao động có việc làm năm 2011 tăng lên 156.341 lao động có việc làm vào năm 2013. Lao động có việc làm ở khu vực nông thôn hàng năm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với khu vực thành thị, nhưng bình quân tăng 1,18%/năm từ 456.807 lao động có việc làm năm 2011 tăng lên 467.680 lao động có việc làm vào năm 2013.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 Tỷ trọng lao động có việc làm ở nông thôn ngày càng giảm, từ 76,06% năm 2011 xuống còn 74,95% năm 2013 (Biểu đồ 3.2). Điều này cho thấy tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng thiếu việc làm cho người lao động nông thôn ngày càng gia tăng và quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn mặc dù đang dần theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng vẫn còn có nhiều hạn chế.
23.94 25.38 25.05
76.06 76.62 74.95
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
2011 2012 2013
Thành thị Nông thôn
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh -2013)
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ lao động có việc làm tỉnh Bắc Ninh 2011-2013
3.1.2.2. Cơ sở vật chất kinh tế-xã hội
- Cơ cấu và tăng trưởng kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sản xuất nông nghiệp suy giảm nên tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp chiếm còn 6% năm 2013; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm lên 74,5%; khu vực dịch vụ chiếm 19,5%. Đầu tư cho phát triển được đẩy mạnh, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 Đến năm 2013, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 75.380 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người là 68,2 triệu đồng/người/năm, tương đương 3.243 USD. Nhịp độ phát triển kinh tế luôn giữ ở mức cao, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng bình quân 13%/năm.
Tuy vậy, quy mô nền kinh tế của Bắc Ninh cũng như thu nhập bình quân đầu người của tỉnh vẫn còn thấp so với các tỉnh khác trong vùng như: Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc… Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và các sản phẩm của tỉnh nhìn chung còn thấp. Do chưa có ngành sản xuất mũi nhọn để thu hút và sử dụng số đông lao động, làm ảnh hưởng tới kinh tế nông thôn, đời sống của người lao động nông thôn cũng gặp nhiều khó khăn khi họ đang phải đối mặt trong quá trình tìm kiếm việc làm.
- Công nghiệp: sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng trưởng cao, nếu tính theo giá so sánh 2010, giá trị sản xuất ước 598.770 tỷ đồng, vượt 24,6% KH năm và tăng 60,7%; trong đó khu vực FDI đạt 554.189 tỷ đồng, chiếm 92,6% và tăng 67,9%. Một số sản phẩm công nghiệp tiếp tục tăng ở mức hai con số là ruột phích, bình các loại tăng 53%; bia tăng 48,4%; giấy bìa các loại tăng 12,3%; máy in laze tăng 14%. Trên địa bàn tỉnh đã có 15 khu công nghiệp tập trung, hơn 18 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với hàng trăm nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại đã và đang hoạt động. Công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vượt lên vị trí thứ 9 trong toàn quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,250 tỷ USD, tăng bình quân 67,2%/năm. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 10 toàn quốc và là một trong ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc.
Ngành tiểu thủ công nghiệp rất phát triển với nhiều làng nghề truyền thống và được ví là “Vùng đất trăm nghề”, một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới như đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Từ Sơn), đúc đồng (Đại Bái – Gia Bình)… Tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống, đây là lợi thế để thu hút lao động sản xuất nông nghiệp trong thời gian nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 nhàn có thể chuyển sang sản xuất ngành kinh tế khác.
- Nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp giảm, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất thường của thời tiết nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,5% (theo giá năm 1994). Năng xuất, sản lượng cây trồng tăng đáng kể: năng suất lúa ước đạt 60 tạ/ha; giá trị trồng trọt ước đạt 73,9 triệu đồng/ha năm 2010. Cơ cấu cây trồng gắn với luân canh hợp lý, nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha như: lúa, khoai tây, rau xanh, hoa, cây cảnh... Việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa tăng nhanh, dịch vụ nông nghiệp phát triển, “dồn điền đổi thửa” gắn với quy hoạch hạ tầng vùng sản xuất được coi trọng. Chăn nuôi phát triển khá, đàn gia súc, gia cầm tăng đáng kể, bước đầu chuyển sang chăn nuôi tập trung, giá trị sản xuất khu vực chăn nuôi tăng bình quân 4,6%/năm; nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 11,4%/năm.
Hình thành mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp với tổ hợp sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, tạo liên kết doanh nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa.
- Thương mại, dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2013 ước 30.803 tỷ đồng, đạt 90,6% KH năm, tăng 17,9% so với năm 2012; loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ tăng 7,4%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp, đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát.
- Giao Thông: Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải. Hơn nữa, đây là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên được Chính phủ quan tâm đầu tư cho phát triển các tuyến đường huyết mạch. Hệ thống các tuyến đường trong nội tỉnh được nâng cấp và xây dựng mới, đặt biệt phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thông thương, khai thác tiềm năng của tỉnh, rút ngắn “khoảng cách” giữa Bắc Ninh với các tỉnh trong vùng, giữa thành thị và nông thôn. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh