Giải pháp sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động nông thôn

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng nguồn lao động nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 88 - 107)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Giải pháp sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động nông thôn

4.2.1. Quan đim, phương hướng để s dng có hiu qu ngun lao động nông thôn.

Sử dụng nguồn lao động nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung. Trong những năm tới, quan điểm sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh là tạo việc làm cho người lao động nông thôn về cơ bản dựa trên nguồn lực sẵn có tại địa phương, tập trung khai thác lợi thế và tiềm năng của tỉnh nhất là vị trí địa lý, quỹ đất, tiềm năng du lịch… Nhanh chóng xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn thích hợp trong từng giai đoạn để đảm bảo việc làm cho người lao động nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, giữ gìn môi trường sinh thái, tạo sự công bằng trong đời sống dân cư, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, cụ thể là:

Một là, Tạo việc làm cho người lao động nông thôn phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh để phát triển tỉnh Bắc Ninh phải tương xứng với vai trò và tiềm năng của tỉnh là một trong những trung tâm công nghiệp và giáo dục - đào tạo của cả nước; là đầu mối giao thông quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, tam giác kinh tế Hà nội-Hải phòng-Quảng ninh ; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, có đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng của vùng trọng điểm kinh tế.

Hai là, sử dụng nguồn lao động nông thôn phải gắn với việc nâng cấp, mở rộng đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng với tầm nhìn dài hạn, hướng tới văn minh, hiện đại nhưng vẫn có bản sắc riêng biệt và có vai trò ngày càng lớn trong việc thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh.

Ba là, sử dụng nguồn lao động nông thôn trên cơ sở phát triển kinh tế nhiều thành phần, giải phóng và phát huy mọi nguồn lực nhằm tạo động lực phát triển với tốc độ nhanh, hiệu quả và bền vững. Từng bước chuyển dịch và hiện đại hóa cơ cấu kinh tế theo hướng: Thúc đẩy nhanh phát triển ngành dịch vụ; phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế tại các khu vực nông thôn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 như: Cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm…; xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng; Phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng tập trung đầu tư thâm canh theo chiều sâu, áp dụng công nghệ sinh học, sử dụng giống cây trồng vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao phù hợp với đặc điểm là một ngành nông nghiệp ven đô, đất canh tác hạn hẹp và có xu hướng giảm dần do quá trình đô thị hóa. Chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp, hình thành các vùng rau, hoa, dược liệu có giá trị cao gắn với phát triển cơ sở bảo quản, chế biến; Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm; mở rộng phương pháp nuôi công nghiệp quy mô lớn, tập trung, gắn với chế biến sản phẩm; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp.

Bốn là, Sử dụng nguồn lao động nông thôn gắn phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái, bảo vệ tài nguyên đất, nước, môi trường sinh thái.

Năm là, Sử dụng nguồn lao động nông thôn trên cơ sở phân bố lại cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh, tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp. Đảm bảo nâng dần tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

4.2.2 Nhng căn c, định hướng và mc tiêu ch yếu để s dng đầy đủ hp lý ngun lao động nông thôn

4.2.2.1. Những căn cứ chủ yếu

Dự báo và tính toán các cân đối lớn để tạo việc làm, sử dụng nguồn lao động nông thôn dựa từ các căn cứ sau đây:

- Căn cứ vào thực trạng việc làm của người lao động nông thôn 3 năm qua.

- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020;

các kết quả nghiên cứu về lao động-việc làm trong các ngành các lĩnh vực trên địa bàn; dựa vào khả năng tự tạo việc làm của người lao động nông thôn và các khả năng hỗ trợ của Trung ương, các tổ chức khác.

- Dựa vào sự phát triển của khoa học công nghệ và khả năng đưa tiến bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn.

- Dựa vào thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, trong vùng, nhất là khả năng phát triển dịch vụ trong những năm tới đây để tạo việc thêm việc làm cho người lao động nông thôn.

- Khả năng khai thác và sử dụng tốt nguồn nhân lực cũng như các nguồn lực khác tại chỗ để tạo việc làm cho người lao động nông thôn.

- Khả năng phát triển các ngành, các lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

4.2.2.2. Định hướng tạo việc làm, sử dụng nguồn lao động nông thôn

Định hướng lâu dài trong vấn đề tạo việc làm, sử dụng nguồn lao động nông thôn là đảm bảo cho người lao động đến tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều được làm việc; thực hiện các biện pháp tích cực giúp đỡ người lao động nông thôn chưa có việc làm nhanh chóng có việc làm, từng bước giải quyết hợp lý mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn, góp phần thực hiện sự công bằng và tiến bộ xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng lao động cho nông dân thông qua các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật gắn với hoạt động đào tạo nghề.

4.2.2.3. Mục tiêu tạo việc làm, sử dụng nguồn lao động nông thôn

Trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực và lợi thế phấn đấu giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn với các mục tiêu trong thời gian tới là:

- Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân tăng từ 5%/năm. Phát triển kinh tế các ngành nghề để tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn; Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn lên trên 90%.

- Hàng năm tạo việc làm cho 19.500 lao động nông thôn thông qua các hình thức như: vay vốn giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và đào tạo nghề, giới thiệu lao động nông thôn cho các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- Nâng cao chất lượng lao động nông thôn thông qua các hình thức giáo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 dục-đào tạo:

+ Giữ vững kết quả đạt được về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.

100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, hệ thống phòng học các trường phổ thông được kiên cố, 80% số trường học đạt chuẩn quốc gia.

+ Củng cố hệ thống Trung tâm dậy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên hiện có, đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng ở các cơ sở để đảm bảo xây dựng một xã hội học tập.

4.2.3. Mt s gii pháp s dng đầy đủ, hp lý ngun lao động nông thôn Hiện nay, khu vực nông thôn còn nhiều tiềm năng khai thác rất cần đến nguồn lực con người. Để tránh lãng phí nguồn lao động và khai thác tiềm năng, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nông thôn, giảm sức ép về việc làm, tăng thời gian sử dụng lao động nông thôn tỉnh cần có những giải pháp nhất định tạo điều kiện để người lao động nông thôn có việc làm. Sử dụng lao động không những giảm lao động dư thừa và thời gian nhàn rỗi mà còn tạo thu nhập cho người dân góp phần phát triển kinh tế – xã hội, là điều kiện để nâng cao mức sống của dân cư và người lao động đồng thời ổn định, an ninh chính trị xã hội. Để tạo việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn Bắc Ninh hiện nay cũng như trong những năm tới thì cần có một số giải pháp, cụ thể là:

4.2.3.1. Phát triển kinh tế gắn với sử dụng nguồn lao động nông thôn

Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt.

- Sử dụng lao động nông thôn trong ngành trồng trọt

Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng trên quỹ đất hiện có.

Thâm canh là con đường đúng đắn, là phương thức canh tác tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích tăng sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác. Đối với các nước tiên tiến, quá trình thâm canh đồng thời là quá trình giải phóng lao động nông nghiệp, còn đối với Bắc Ninh cũng như nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 ta quá trình thâm canh lại là quá trình thu hút lao động. Thực tế cho thấy sử dụng lao động vào thâm canh lúa ở Bắc Ninh vẫn đang có hiệu quả. Đầu tư thời gian lao động nhiều hơn để làm đất kỹ, gieo mạ tốt, cấy đúng kỹ thuật, đảm bảo mật độ, đúng thời vụ, làm cỏ nhiều lần, tưới tiêu tốt, bón phân tốt theo nhu cầu sinh trưởng của cây lúa đã góp phần tăng đáng kể năng suất và sản lượng (Bảng 4.14).

Mở rộng diện tích gieo trồng là một trong những hướng quan trọng để tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động nông thôn. Tuy nhiên mỗi vùng có điều kiện tự nhiên nhất định, do vậy mỗi địa phương tỉnh cần từng bước bố trí lại cơ cấu cây trồng, cụ thể là:

- Cây lương thực: Đầu tư thâm canh, sử dụng các giống lúa năng suất, chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ canh tác hiện đại nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. Ngoài cây lúa, phát triển các loại cây lương thực khác như ngô, khoai lang, sắn… tại các vùng đất bãi.

- Cây thực phẩm: Mở rộng diện tích gieo trồng các loại rau, đậu thực phẩm, chú trọng phát triển những loại cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao và cho sản phẩm hàng hóa như: Đậu tương, Cà chua, hành hoa, khoai tây, ớt ngọt, dưa chuột, ngô bao tử và một số cây làm nguyên liệu hàng hóa cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu… Xây dựng vùng rau sạch, hình thành các vùng cây thực phẩm tập trung chuyên canh, sản xuất theo công nghệ cao, hiện đại, trồng trong nhà kín, che chắn gió, sương muối.

- Cây công nghiệp: Diện tích cây công nghiệp hiện chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong ngành trồng trọt, do điều kiện diện tích đất tự nhiên hạn hẹp không còn khả năng tăng diện tích, chuyển sang đầu tư sản xuất thâm canh để có thể đạt giá trị bình quân 150 – 200 triệu đồng/ha; Cải tạo vườn tạp để trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Cam, quýt , nhãn, bưởi,… Chú trọng cung cấp các loại cây giống chất lượng cao cho các hộ gia đình. Tổng diện tích đất cây ăn quả trên địa bàn vào khoảng 1.900 ha năm 2017.

- Sử dụng lao động nông thôn trong ngành chăn nuôi: Do khả năng đầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 tư của hộ nông dân có hạn, diện tích lúa vụ ba không tăng nên vô hạn. Do vậy phát triển chăn nuôi là biện pháp quan trọng để tăng thu nhập và tăng thêm việc làm cho nông dân. Để thực hiện giải pháp này cần ổn định đàn trâu, tăng nhanh đàn bò thịt, đàn lợn; đảm bảo cung cấp giống có chất lượng cao; phát huy hình thức chăn nuôi gia cầm trong hộ gia đình; tăng nhanh số lượng gia súc gia cầm hàng hóa (Bảng 4.16).

+ Đàn lợn: Giữ vững tốc độ phát triển đàn lợn, tổ chức vận động nhân dân đưa vào sản xuất các giống lợn siêu nạc, đàn lợn nái giống để cung cấp con giống thương phẩm cho các hộ gia đình. Tổng đàn lợn đạt khoảng 428.687 con vào năm 2017.

+ Đàn bò: Trước mắt tập trung phát triển đàn bò thịt, tiến tới nuôi bò sữa, bò sinh sản. Phối hợp, nghiên cứu tạo ra đàn bò lai có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Nuôi thí điểm bò sữa theo mô hình 5-10 con, sau nhân ra diện rộng. Xây dựng các khu chăn nuôi bò tập trung ở một số xã. Đến năm 2017 tổng số đàn bò đạt khoảng 37.775 con.

+ Đàn trâu: Tuyển chọn con đực có tầm vóc lớn để lai tạo đàn trâu thịt có chất lượng cao. Đến năm 2017 tổng đàn trâu đạt 2.600 con.

+ Đàn gia cầm: Chú trọng phát triển gia cầm theo mô hình trang trại nhỏ (quy mô khoảng 1.000 con), nuôi các loại gia cầm có chất lượng cao như gà ri, gà nương phượng, ngan Pháp… đảm bảo an toàn vệ sinh thú y và vệ sinh thực phẩm. Đến năm 2017 tổng đàn gia cầm đạt khoảng 4.762.244 con.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 Bảng 4.14: Dự kiến diện tích, sản lượng một số cây trồng nông nghiệp chủ yếu Bắc Ninh 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm

2015 2016 2017

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Tổng cộng 92.648 94.038 95.919

Cây lương thực 77.588 463.706 78.752 491.528 80.327 540.681

Lúa 73.124 436.926 74.221 463.142 75.705 509.456

Ngô 3.838 19.055 3.896 20.198 3.973 22.218

Khoai , sắn 626 7.725 636 8.189 648 9.007

Cây thực phẩm 10.725 213.345 10.886 226.146 11.104 248.760

Rau các loại 8.542 185.972 8.670 197.130 8.843 216.843

Khoai tây 2.060 27.133 2.091 28.761 2.133 31.637

Đậu các loại 123 240 125 254 128 280

Cây công nghiệp hàng năm 2.479 6.053 2.516 6.417 2.566 7.058

Mía 30 858 31 909 31 1.000

Lạc 971 2.382 985 2.525 1.005 2.778

Đậu tương 1.478 2.813 1.500 2.982 1.530 3.280

Cây lâu năm 1.856 36.450 1.884 38.637 1.922 42.500

Chuối 1.183 31.827 1.200 33.737 1.224 37.110

Nhãn 320 1.545 325 1.638 331 1.801

Bưởi 128 932 130 988 133 1.087

Các loại cây khác 225 2.145 229 2.274 233 2.502

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 Bảng 4.15: Dự kiến kết quả sản xuất ngành chăn nuôi Bắc Ninh 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm

2015 2016 2017

Số lượng (con)

Sản lượng (tấn)

Số lượng (con)

Sản lượng (tấn)

Số lượng (con)

Sản lượng (tấn)

Gia súc 446.471 74.886 455.400 79.380 469.062 87.318

Trâu 2.475 201 2.524 213 2.600 234

Bò 35.956 2.556 36.675 2.710 37.775 2.981

Lợn 408.040 72.129 416.201 76.457 428.687 84.103

Gia cầm 4.532.880 16.662 4.623.538 17.662 4.762.244 19.428

Gà 3.519.850 12.824 3.590.247 13.593 3.697.954 14.953

Vịt, ngan, ngỗng 1.013.030 3.838 1.033.291 4.068 1.064.289 4.475

(Sản lượng: tính sản lượng xuất bán)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 - Sử dụng lao động nông thôn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến: Sử dụng lao động nông thôn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống theo hướng đa dạng hóa:

+ Công nghiệp chế biến gia súc, gia cầm: Đầu tư xây dựng mở rộng, đổi mới công nghệ, nâng công suất chế biến thực phẩm nông sản của Công ty cổ phẩn tập đoàn thức ăn gia súc (DABACO). Công ty này đóng vai trò nòng cốt trong chế biến thịt gia súc, gia cầm.

+ Đầu tư cho các doanh nghiệp dân doanh, hộ gia đình sản xuất chế biến các loại sản phẩm đa dạng từ gạo, ngô, củ, quả… Chế biến các sản phẩm rau, quả cao cấp; bảo quản hoa… phục vụ xuất khẩu.

+ Áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích đầu tư để phát triển sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp, trước hết là nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, các cơ sở chế biến nông sản và hàng tiêu dùng quy mô nhỏ, đáp ứng yêu cầu nội địa và tham gia xuất khẩu. Phát triển một số ngành nghề ở địa bàn nông nghiệp, các cơ sở xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ, trực tiếp tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho dân cư.

Ngoài ra, còn có thể tạo việc làm sử dụng nguồn lao động nông thôn trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và dịch vụ nông nghiệp như:

+ Di chuyển dần các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ra xa khu vực tập trung đông dân cư, khu vực đô thị để lao động nông thôn có cơ hội tìm kiếm việc làm vì phần lớn ngành sản xuất vật liệu xây dựng là lao động thủ công sản xuất gạch, ngói và khai thác cát sỏi.

+ Đầu tư phát triển các sản phẩm mới như đá ốp lát cao cấp, cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu chịu lửa… nhằm sử dụng lao động nông thôn được đào tạo nghề có việc làm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 4.2.3.2. Xây dựng lại cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế, nó còn có ý nghĩa đối với việc sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động xã hội, trong đó có lao động nông thôn. Trong điều kiện lao động nông thôn còn chiếm tỷ trọng lớn, thì việc sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động nông thôn càng phải được thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với việc phát triển các ngành kinh tế quốc dân khác để hình thành cơ cấu phân công lao động mới nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế hợp lý. Mở rộng và phát triển các ngành kinh tế quốc dân: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ... là để mở rộng địa bàn sản xuất, thu hút mọi người có khả năng lao động trong nông thôn.

Việc phân phối sức lao động giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế quốc dân khác phải đảm bảo cho nông nghiệp cả về số lượng và chất lượng một cơ cấu lao động hợp lý đủ cho nông nghiệp phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc rút bớt lao động trong nông nghiệp chuyển sang các ngành kinh tế khác là tuỳ thuộc vào nâng cao năng suất lao động nông nghiệp.

Trong khi ở nhiều địa phương hiện nay cơ cấu sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang nặng tính tự cung tự cấp, trong đó trồng trọt vẫn là chủ yếu, chăn nuôi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (ở các địa phương này tỷ trong chăn nuôi thường không quá 20% giá trị sản xuất nông nghiệp). Trong trồng trọt, diện tích trồng cây lương thực, đặc biệt là trồng lúa, chiếm tỷ trọng rất cao. Các cây công nghiệp, cây ăn quả và các cây trồng có trình độ thâm canh và có giá trị kinh tế cao còn chiếm tỷ trọng thấp. Trong những năm tới, để góp phần tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, cần thúc đẩy mạnh việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển các ngành chăn nuôi và phát triển các loại cây trồng có trình độ thâm canh và có giá trị kinh tế cao mà thị trường có nhu cầu. Việc phát triển chăn nuôi và phát triển các loại cây trồng có trình độ thâm canh và giá trị kinh tế cao sẽ thu hút một bộ phận đáng kể lao động nông thôn vào sản xuất

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng nguồn lao động nông thôn tỉnh bắc ninh (Trang 88 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)