Chương I: Vai trò chính trị của báo chí - Một số vấn đề chung
1. Báo chí trong hệ thống chính trị
1.2. Vị trí của báo chí trong hệ thống chính trị
Báo chí hay các loại hình báo chí Việt Nam, theo Điều 3 Luật Báo chí bao gồm “Báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng Tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” [45, 6].
Ở các nước tư bản, báo chí được một số nhà nghiên cứu gọi là “quyền lực thứ tƣ”, nghĩa là công nhận báo chí có một vị trí đặc biệt trong hệ thống chính trị (sau quyền lực nhà nước), đôi khi và đôi chỗ có thể làm ảnh hưởng đến sự thành bại của đường lối chính trị của một tổ chức hay cá nhân, đảng phái
chính trị nào đó, hoặc góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia, hay vùng lãnh thổ, khu vực…
Với đặc điểm chính trị “đa nguyên, đa đảng”, ở các nước phương Tây, báo chí ngày càng theo xu thế độc quyền. Ví dụ ở Anh, một trong những quốc gia có truyền thống báo chí vào loại lâu đời nhất ở Châu Âu, có tới 4 công ty độc quyền thông tin đại chúng kiểm soát 80% toàn bộ thông tin báo chí nước Anh. Và tình trạng này cũng diễn ra ở một số nước phát triển như Mỹ, Pháp, Italia.v.v…Ở các nước này, tuyệt đại bộ phận thông tin, báo chí nằm trong tay những công ty độc quyền có quan hệ chặt chẽ hoặc bị chi phối bởi thế lực tƣ bản tài chính - thế lực cầm quyền thực tế dưới danh nghĩa của các đảng phái chính trị. Và theo quy luật của chủ nghĩa tƣ bản, ai nắm tiền và nắm quyền, kẻ ấy sẽ chi phối báo chí. Chính bởi vậy, các ông chủ tƣ bản đỡ đầu cho những đảng chính trị đều muốn bỏ tiền ra mua những tờ báo, đài phát thanh truyền hình lớn để uy tín chính trị của họ được củng cố, ảnh hưởng lớn hơn đến các tầng lớp nhân dân. Báo chí của các đảng này có quyền tự do dân chủ, tuyên truyền phản ánh những gì có lợi cho đường lối chính sách mà đảng đó đại diện. Các giai cấp, các chính đảng ở các nước này luôn tìm cách nắm báo chí để thực hiện đường lối chính trị của mình. Quyền lực của báo chí được các Đảng chính trị “đỡ đầu”, do vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến nền chính trị xã hội của quốc gia và có thể phần nào đó can thiệp trực tiếp đến đường lối chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng cầm quyền.
Khác với Phương Tây, chế độ chính trị ở Việt Nam là chế độ một Đảng cầm quyền. Do vậy quyền lãnh đạo báo chí đương nhiên thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất nhiên ở Việt Nam báo chí không phải không có những quyền nhất định. Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí được Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa X nêu rõ: “Báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với
2. Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân”. [45, 9]
Trên bình diện chung, báo chí có các chức năng, nhiệm vụ sau:
1. Thông tin: Phản ánh, cung cấp những thông tin của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội đất nước, các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân và ngược lại, thông tin phản hồi ý kiến, mong muốn, nguyện vọng của nhân dân tới Đảng Nhà nước, bộ máy lãnh đạo.
2. Phục vụ phát triển kinh tế, quản lý xã hội: Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội, làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân. Góp phần hiện thực hóa các chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước nhằm xây dựng và phát triển đất nước, phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Tham gia vào cuộc đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, chống mê tín dị đoan, nêu những gương tốt để định hướng dư luận và nhận thức xã hội…
3. Góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: Nghị quyết Trung ƣơng khóa VIII đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó vấn đề trung tâm là xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong nhiệm vụ này, tiếng nói của báo chí trên các phương tiện thông tin đại chúng và của công luận đã góp phần sinh động phản ánh, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, rút ra những ưu và nhược điểm của văn hóa và con người Việt Nam,
định hướng về việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đấu tranh bài trừ các biểu hiện lệch lạc, lai căng, phi văn hóa. Ngoài ra, với tƣ cách là những công cụ văn hóa, báo chí cũng có nhiều nỗ lực nhằm hoàn thiện mình theo hướng nâng cao chất lƣợng văn hóa và đảm bảo những tiêu chí văn hóa trong thông tin.
4. An ninh quốc phòng: Nếu nhƣ trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, báo chí là công cụ để động viên, khích lệ tinh thần của quân và dân cả nước chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược, kêu gọi sự ủng hộ của dư luận Thế giới nhằm bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc của Việt Nam, thì trong thời kỳ Đổi mới, xây dựng đất nước, báo chí lại tiếp tục thể hiện vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ gìn giữ an ninh quốc phòng. Thông qua hoạt động thông tin tuyên truyền, báo chí trong nước góp phần định hướng dư luận trước âm mưu diễn biến hòa bình và các luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, nói lên tiếng nói của Đảng, nhà nước và nhân dân chống lại những hình thức chống phá từ bên trong và bên ngoài, gìn giữ ổn định chính trị và chủ quyền lãnh thổ.
5. Đối ngoại: Kể từ khi Việt Nam chính thức có tên trên bản đồ thế giới đến nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới, báo chí đã có tiến bộ rõ nét trong công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại. Việc tham gia mạng thông tin điện tử toàn cầu (Internet), mở rộng diện phát sóng truyền hình và phát thanh tới một số khu vực và quốc gia trên thế giới đã góp phần phá vỡ thế cô lập, bị động về thông tin trong nước, phục vụ ngày càng tốt hơn việc tuyên truyền đường lối đối ngoại, chính sách hội nhập kinh tế và các hoạt động quốc tế của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Ngoài ra, báo chí nói chung và các phương tiện thông tin đại chúng nói riêng đã nhanh nhạy, tích cực trong việc tuyên truyền các sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng diễn ra trong và ngoài nước, cũng như các hoạt động đối ngoại của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.
6. Giải trí: Một trong những chức năng cơ bản nhất của báo chí đó là chức năng giải trí, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân. Ngoài những tin tức, chuyên đề mang tính chính trị, kinh tế, xã hội thì người dân cũng có thể tìm thấy ở báo chí những nội dung giải trí lành mạnh, tạo nên những diễn đàn, sân chơi phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi. Nhiều hoạt động giải trí, văn hóa văn nghệ, sân chơi trên các phương tiện thông tin đại chúng đƣợc khán thính giả yêu mến, tạo nên những món ăn tinh thần hấp dẫn và bổ ích cho người dân.
Với những nhiệm vụ nói trên, báo chí Việt Nam đã thể hiện đƣợc vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Đại hội IX của Đảng đã chỉ ra yêu cầu nhiệm vụ mới của báo chí: “Báo chí, xuất bản … làm tốt chức năng tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát hiện những nhân tố mới, cái hay cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái, coi trọng nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin. Sử dụng Internet đẩy mạnh thông tin đối ngoại, đồng thời hạn chế, ngăn chặn những hoạt động tiêu cực qua mạng. Khắc phục khuynh hướng “thương mại hóa” trong hoạt động báo chí, xuất bản. Nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, ý thức trách nhiệm, trình độ văn hóa và nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của đội ngũ báo chí, xuất bản” [29, 116].