Chương I: Vai trò chính trị của báo chí - Một số vấn đề chung
2. Những luận điểm cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về sứ mệnh, vai trò và nhiệm vụ của báo chí Việt Nam
2.2. Tổng quan về đường lối lãnh đạo báo chí của Đảng, tư tưởng Hồ Chí
2.2.4. Nhà nước quản lý báo chí
Báo chí ở nước ta hoạt động theo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý”. Vai trò quản lý báo chí của Nhà nước đối với báo chí thông qua hệ
với báo chí của nước ta đã tương đối hoàn chỉnh. Luật báo chí được ban hành năm 1989, sửa đổi bổ sung năm 1999 đã xác lập hành lang pháp lý về báo chí, đảm bảo cho hoạt động báo chí nước ta phát triển đúng định hướng. Luật báo chí năm 1990 phản ánh những thay đổi lớn trong sự nghiệp đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Luật có 7 chương và 31 điều, trong đó đáng chú ý những nội dung nhƣ:
- Xác định rõ báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, không có báo chí tư nhân (Điều 1); thể hiện rõ và đầy đủ hơn quyền tự do, dân chủ của nhân dân báo chí (Điều 2), và vai trò trách nhiệm của báo chí theo đường lối của Đảng.
- Nêu rõ và đầy đủ hơn quyền thông tin và đƣợc thông tin của công dân (Điều 4), quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin (Điều 7), quyền và nghĩa vụ trả lời và cải chính .v.v…
- Quy định đầy đủ và chi tiết về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan báo chí và của nhà báo, của cơ quan chủ quản báo chí (Điều 12), của Nhà nước đối với báo chí (Điều 17). Trong nội dung quản lý Nhà nước về báo chí có một số điểm đáng chú ý nhƣ: “Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xây dựng chế độ, chính sách về báo chí; tổ chức thông tin cho báo chí, quản lý thông tin của báo chí; đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ báo chí.v.v….”
Ngoài Luật báo chí, các cơ quan thông tin đại chúng và những người làm báo còn phải chấp hành những văn bản, chỉ thị, đạo luật của Nhà nước về việc giữ gìn bí mật quốc gia. Thông tƣ số 147/TTg ngày 2-8-1968 viết: “Thủ trưởng các cơ quan báo chí, phát thanh, Thông tấn xã… phải chịu trách nhiệm về việc giữ gìn bí mật Nhà nước thuộc cơ quan mình, cần phổ biến cho cán bộ, phóng viên đƣợc biết danh mục những vấn đề thuộc phạm vi bí mật Nhà nước để họ giữ gìn bí mật trong công tác”.
Quy trình quản lý Nhà nước bằng pháp luật trở thành yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành bại của công cuộc đổi mới, trong đó có hoạt động báo chí. Sự phát triển nhanh chóng của báo chí trong thời gian qua đang đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao về công tác quản lý Nhà nước đối với báo chí.
- Tiểu kết
Trong công cuộc giải phóng dân tộc, báo chí Việt Nam đã làm tốt vai trò của mình, đó là động viên tinh thần quân và dân cả nước chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lƣợc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Sau chiến tranh, báo chí lại tiếp tục khơi dậy tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng đất nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Bằng tiếng nói của mình, báo chí đã phát hiện và tôn vinh những điển hình tiên tiến, tuyên truyền những định hướng đúng đắn của Đảng Nhà nước trong công cuộc dựng xây đất nước. Và hôm nay trong sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, báo chí lại phát huy sứ mệnh quan trọng của mình - với vai trò là “cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân”, là “lực lượng xung kích trên mặt trận công tác tư tưởng văn hóa”. Không chỉ tiếp tục nêu những gương tốt, phản ánh cái hay cái đẹp trong xã hội, tích cực tuyên truyền phản ánh đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, báo chí còn tích cực đấu tranh chống diễn biến hòa bình, chống những thế lực thù địch trong và ngoài nước. Và quan trọng hơn cả, báo chí là vũ khí sắc bén để chống những tệ nạn, những bất cập tồn tại trong xã hội, và ngay trong hệ thống chính trị của đất nước. Đấu tranh chống tiêu cực - đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của báo chí hiện đại. Nếu chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh thông thường thì báo chí chƣa hoàn thành sứ mệnh của mình. Mỗi thời đại lịch sử, mỗi giai đoạn phát triển của dất nước, báo chí có một trọng trách riêng. Công cuộc đổi mới và phát triển đất nước đòi hỏi báo chí phải phát huy tốt hơn các vai trò chính trị của mình, đó là tham gia giám sát quyền lực chính trị và phục vụ đắc lực cho
chính trị, còn phải theo dõi, giám sát những hoạt động của bộ máy chính trị đó, phát hiện những bất cập, hạn chế, những cá nhân tiêu cực … để góp phần làm trong sạch bộ máy chính trị. Báo chí đã và đang thực hiện chức năng này nhƣ thế nào, kết quả đạt đƣợc ra sao, làm thế nào để phát huy tốt nhất vai trò giám sát quyền lực chính trị của báo chí - đó là nội dung mà Luận văn này tập trung nghiên cứu ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2