Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu GIAI đoạn TIỀN hợp ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 24 - 28)

Chương 3 Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

3.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

3.2.1. Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 3.2.1.1. Ý chí của bên đƣợc đề nghị giao kết hợp đồng

Theo quy định tại Điều 396 BLDS 2005, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chí của bên được đề nghị, theo đó bên nhận đề nghị đồng ý với tất cả điều kiện được nêu trong đề nghị. Khái niệm về chấp nhận đề nghị giao kết quy định trong BLDS 2005 cũng giống với khái niệm về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được quy định trong pháp luật của các nước và trong các văn bản quốc tế.

Như vậy, ở mức độ khái quát chung, chấp nhận giao kết hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, không phải một sự trả lời chấp nhận nào cũng đều được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng và có giá trị pháp lý. Pháp luật của các nước đều đặt ra những điều kiện nhất định mà nếu đáp ứng được những điều kiện đó thì chấp nhận mới được xem là hợp lệ, có hiệu lực ràng buộc bên được đề nghị và hợp đồng được giao kết.

3.2.1.2. Yêu cầu đối với chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

BLDS 2005 không có quy định cụ thể về các điều kiện của chấp nhận giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, các quy định tại Điều 396 BLDS 2005 cho thấy chấp nhận giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực khi thõa mãn các điều kiện: (i) Chấp nhận phải thể hiện sự đồng ý toàn bộ nội dung của đề nghị, (ii) được thể hiện dưới một hình thức xác định và (iii) trong một thời hạn nhất định.

(i) Nội dung của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Theo quy định tại Điều 396 BLDS 2005, chấp nhận phải là hình ảnh phản chiếu của đề nghị giao kết hợp đồng vì phải “chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng”. Tức là bên được đề nghị phải chấp nhận toàn bộ, tuyệt đối và vô điều kiện đối với những nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng.

Về điều kiện này, chúng ta thấy có sự tương đồng giữa BLDS 2005 với pháp luật của các nước và các văn bản pháp lý quốc tế (Công ước Viên, Bộ nguyên tắc Unidroit). Tuy nhiên, có lẽ do tính chất mềm dẻo, linh hoạt của các hoạt động thương mại nên Công ước Viên và Bộ nguyên tắc Unidroit đã có những quy định linh hoạt hơn BLDS 2005 về điều kiện sự phù hợp giữa chấp nhận đề nghị với đề nghị. Theo quy định của Công ước Viên và Bộ nguyên tắc Unidroit, chấp nhận đề nghị giao kết hợp

22

đồng là sự chấp nhận toàn bộ các nội dung của đề nghị, tuy vậy có thể đưa ra những sửa đổi, bổ sung nhưng không làm ảnh hưởng đến những nội dung cơ bản của đề nghị giao kết hợp đồng và không bị bên đưa ra đề nghị phản đối ngay lập tức.

(ii) Cách thức thể hiện chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thông qua hành động

Căn cứ vào cách thức thể hiện ý chí của bên chấp nhận đề nghị, theo khoản 1 Điều 401 BLDS 2005 thì sự chấp nhận được thể hiện thông qua hình thức bằng lời nói hoặc văn bản và thông qua hành vi cụ thể của bên nhận được đề nghị, trong đó hàm ý thể hiện sự đồng ý với các nội dung của đề nghị.

Nhìn chung, đây là hai hình thức chấp nhận giao kết hợp đồng thể hiện rõ ràng ý chí của bên trả lời, qua đó giúp bên đề nghị có thể nhận thức được nội dung hồi đáp của sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Ở đây, có sự tương đồng giữa BLDS 2005 và pháp luật của các nước và các văn bản quốc tế liên quan đến hình thức của chấp nhận giao kết hợp đồng.

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thông qua sự im lặng

Nhìn một cách tổng thể có một sự khá thống nhất giữa các hệ thống pháp luật đối với sự “im lặng” trong chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhưng vẫn có một số khác biệt đáng lưu ý sau:

+ Thứ nhất, tất cả đều ghi nhận một nguyên tắc chung đó là sự thỏa thuận của các bên phải được thể hiện ra bên ngoài, sự “im lặng” không được được mặc nhiên suy diễn là chấp nhận giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, cách thức thể hiện nguyên tắc trên là khác nhau.

+ Thứ hai, tất cả các hệ thống đều đưa ra ngoại lệ cho nguyên tắc trên và đều thống nhất về một ngoại lệ là theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, nghiên cứu trên cho thấy còn tồn tại ngoại lệ nữa là theo tập quán hoặc theo quy định của luật. Hai ngoại lệ vừa nêu chưa được thể hiện rõ trong BLDS năm 2005. Do đó, chúng tôi đề xuất bổ sung quy định trong phần chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thể hiện rõ hai ngoại lệ này.

+ Thứ ba, BLDS năm 2005 đề cập tới vấn đề “im lặng” tại Điều 404 về Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự là không thích ứng, nội dung khoản 2 Điều 404 nêu trên không thực sự liên quan đến Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự mà chỉ thể hiện im lặng là chấp nhận nếu có thỏa thuận. Sẽ thuyết phục hơn khi chúng ta để nội dung này trong phần liên quan đến Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Dự thảo sửa đổi BLDS được chỉnh lý vào tháng 5/2015 có quy định về chủ đề này như sau tại khoản 2 Điều 408 theo đó “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”. Ở đây, Dự thảo đã mở rộng thêm trường hợp chấp nhận im lặng nhưng vẫn chưa nhấn mạnh bản

23

thân sự im lặng không là chấp nhận. Thiết nghĩ, chúng ta nên thêm từ “bản thân” trước từ “sự im lặng”

ở đoạn trên.

(iii) Thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Liên quan đến việc xác định thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng, pháp luật thường phân biệt thành hai trường hợp: trường hợp bên đề nghị ấn định sẵn thời hạn trả lời chấp nhận và trường hợp bên đề nghị không có ấn định sẵn thời hạn trả lời chấp nhận.

BLDS 2005 khá tương đồng với pháp luật của Anh, Pháp cũng như với Công ước Viên và Bộ nguyên tắc Unidroit về trường hợp bên đề nghị ấn định thời hạn trả lời chấp nhận. Tuy nhiên, khác với BLDS 2005, Công ước Viên và Bộ nguyên tắc Unidroit cũng như pháp luật của Anh và của Pháp có đưa ra tiêu chí “một thời gian hợp lý” để xác định thời hạn trả lời chấp nhận đối với trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng không nêu thời hạn trả lời. “Thời gian hợp lý” ở đây được xác định tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể và dựa vào tốc độ của phương tiện thông tin mà các bên sử dụng.

Để pháp luật đầy đủ, BLDS năm 2005 cũng nên có quy định về trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời và học hỏi kinh nghiệm nêu trên theo hướng “nếu bên đề nghị không quy định thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì trong một thời hạn hợp lý tùy từng trường hợp cụ thể, đặc biệt là tốc độ phương tiện thông tin mà bên đề nghị sử dụng”.

3.2.2. Hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 3.2.2.1. Thời điểm có hiệu lực của chấp nhận

Qua việc xác định về thời điểm có hiệu lực của chấp nhận giao kết hợp đồng trong các hệ thống pháp luật có thể rút ra một nhận xét rằng: hiện nay có hai thời điểm khác nhau tùy vào từng hệ thống. Có hệ thống theo thuyết tống phát (tức chấp nhận có hiệu từ thời điểm gửi đi) nhưng có hệ thống theo thuyết tiếp thu (tức chấp nhận có hiệu lực từ thời điểm bên đề nghị nhận được sự trả lời) 22. Về chủ đề này, từ quy định tại khoản 1 Điều 391 và Điều 400 BLDS 2005 có thể khẳng định rằng pháp luật Việt Nam theo thuyết tiếp thu và không có điều gì bất ổn liên quan đến việc chấp nhận thuyết tiếp thu trong quá trình vận dụng. Vì vậy, chúng ta nên giữ nguyên các quy định như hiện nay.

3.2.2.2. Một số vấn đề liên quan đến hiệu lực của chấp nhận (i) Chấp nhận chậm hơn thời hạn quy định

Theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 397 BLDS 2005 thì một trả lời chấp nhận chậm trễ là không có hiệu lực. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 397 cũng quy định ngoại lệ cho trường hợp trả lời chấp nhận chậm so với thời hạn đã ấn định nhưng vẫn có thể được coi như đã đến đúng hạn và do vậy còn

22 Trong nghiên cứu so sánh của mình, tác giả Nguyễn Ngọc Khánh (Chế định hợp đồng trong bộ Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Tư pháp 2007, tr.248) còn cho thấy “nếu như ở các nước như Đức, Pháp, Liên bang Nga, Việt Nam… trả lời chấp thuận có hiệu lực khi bên đề nghị nhận được trả lời, thì ở một số nước khác như Anh, Mỹ và Nhật Bản, trả lời chấp thuận lại có hiệu lực từ khi được chuyển đi”.

24

hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện nhất định. Cách xử lý này của BLDS 2005 tương đồng với cách xử lý quy định tại Công ước Viên (Điều 21) và Bộ nguyên tắc Unidroit (Điều 2.1.9) liên quan đến hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chậm hơn thời hạn quy định. Về chủ đề này, thực tiễn áp dụng chưa cho thấy các quy định trên là bất ổn. Do đó, chúng ta nên giữ nguyên quy định như hiện nay.

(ii) Rút lại thông báo chấp nhận đề nghị

Trên cơ sở nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng giữa các bên trong giao kết hợp đồng, Điều 400 BLDS 2005 cho phép Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng. Điều luật cũng nêu rõ điều kiện để bên được đề nghị thực hiện quyền rút lại chấp nhận, đó là thông báo về việc rút lại chấp nhận giao kết hợp đồng đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Quy định này của BLDS 2005 khá tương đồng với các quy định tại Điều 2.1.10 của Bộ nguyên tắc Unidroit và Điều 22 Công ước Viên liên quan đến việc rút lại chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thực tiễn áp dụng chưa cho thấy quy định về rút lại thong báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tại Điều 400 BLDS 2005 là bất ổn. Do đó, chúng ta nên giữ nguyên quy định như hiện nay.

(iii) Bên chấp nhận chết, mất năng lực hành vi dân sự

Sau khi bên được đề nghị đưa ra trả lời chấp nhận, có thể xảy ra trường hợp là bên này chết hay mất năng lực hành vi dân sự. Điều 399 BLDS năm 2005 có quy định về vấn đề nêu trên với nội dung “Trong trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị”.

Về vấn đề này, Công ước Viên và Bộ nguyên tắc Unidroit hay Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu mà chúng tôi biết không thấy đề cập đến. Liên quan đến pháp luật Anh, một tài liệu cho rằng

“hướng giải quyết tốt nhất có thể là cái chết của người được đề nghị, cũng như của người đề nghị, chỉ làm chấm dứt đề nghị khi những yếu tố mang tính nhân thân của người chết là quan trọng đối với đề nghị”23. Như vậy, ở đây, tài liệu này cho thấy cần quan tâm tới yếu tố nhân thân của người chết để xem xét hậu quả pháp lý.

Chúng ta nên áp dụng tương tự hướng giải quyết liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng đã được trình bày trong phần trước. Cụ thể, đối với trường hợp bên chấp nhận mất năng lực hành vi dân sự, chúng ta để người đại diện của họ thực hiện thay. Còn đối với trường hợp, bên chấp nhận chết thì chúng ta nên có sự phân biệt: Nếu hợp đồng dự tính được giao kết gắn liền với nhân thân của người

23 Roger Halson (2013), sđd, tr.148.

25

chấp nhận thì chúng ta nên theo hướng chấp nhận chấm dứt (không có hiệu lực). Nếu hợp đồng dự tính được giao kết không gắn liền với nhân thân của người chấp nhận thì chúng ta nên theo hướng chấp nhận không chấm dứt và “quyền và nghĩa vụ của bên được đề nghị lúc này sẽ do người thừa kế của họ thực hiện”24. Ở trường hợp sau cùng này, chấp nhận “vẫn còn giá trị” như BLDS năm 2005 quy định nhưng vẫn chưa “có hiệu lực” nếu chưa đến bên đề nghị nên người thừa kế hoàn toàn có thể tiến hành rút lời chấp nhận theo các quy định đã trình bày ở trên.

Kiến nghị,

Thứ nhất, bổ sung Điều 396 BLDS 2005 về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nội dung quy định : “Bản thân sự im lặng không có giá trị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận, pháp luật hay tập quán quy định khác”. Bên cạnh đó, cũng đề nghị bỏ quy định

“Hợp đồng dân sự cũng được xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết” tại khoản 2 Điều 404 BLDS 200525.

Thứ hai, bổ sung thêm vào Điều 397 BLDS 2005 về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng một khoản quy định về việc xác định thời hạn trả lời chấp nhận đối với trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng không nêu thời hạn trả lời.

Thứ ba, bổ sung thêm một điều khoản trong BLDS 2005 quy định về thời điểm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực. Trong đó quy định rõ “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận”.

Thứ tư, sửa đổi Điều 399 về trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự với nội dung : “Trong trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp hợp đồng phải do chính cá nhân người chấp nhận thực hiện”

Một phần của tài liệu GIAI đoạn TIỀN hợp ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)