CÔNG TY TNHH MTV PHÚ AN LỘC
2.2 Tình hình quản lý tài sản của Công ty
2.2.1.2 Một số chỉ tiêu đánh gía hiệu quả sử dụng TSNH
• Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Bảng 2.5 Bảng các chỉ tiêu về khả năng thanh toán (đơn vị: triệu đồng)
Stt Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010
1 TSNH 10.763 9.678 23.841
2 Hàng tồn kho 5.616 3.478 10.707
3 Nợ ngắn hạn 7.356 9.169 21.700
4 Tỷ số khả năng thanh toán
hiện thời: (1)/ (3) 1,46 1,06 1,1
5 Tỷ số về khả năng thanh toán
nhanh: [(1) – (2)]/ (3) 0,7 0,68 0,61
(Nguồn: Bảng CĐKT) Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời (hay hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn): dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn.
Qua 3 năm 2010, 2011, 2012 hệ số khả năng thanh toán hiện hành lần lượt là 1,1; 1,06; 1,46. Hệ số này của 3 năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty trong tình trạng tốt. Năm 2012 hệ số này đạt 1,46 cho thấy khả năng thanh toán nợ năm 2012 tốt hơn năm 2011 và năm 2010. Song năm 2012 LNST thu được thấp hơn năm 2011, LNST năm 2012 đạt 34,3 triệu đồng, năm 2011 đạt 45,4 triệu đồng. Như vậy hệ số khả năng thanh toán hiện hành quá cao là biểu hiện không tốt do TSNH (hàng tồn kho, phải thu của khách hàng,..) quá nhiều, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty.
Tỷ số về khả năng thanh toán nhanh: phản ánh việc công ty có thể thanh toán được các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất.
Nhìn chung khả năng thanh toán nhanh cả 3 năm đều chưa tốt, các hệ số thanh toán đều nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Song năm 2012 tỷ số này đạt 0,7 khả quan hơn năm 2011 (0,68), năm 2010 (0,61) cho thấy khả năng thanh toán nhanh của năm 2012 tốt hơn. Điều này lý giải cho khoản tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 tăng 68,53% so với năm 2011.
Hai tiêu chí về khả năng thanh toán trên mới chỉ phản ánh được mức độ thanh tóan của nợ ngắn hạn, mà chưa xét tới nợ dài hạn và nợ quá hạn. Vì vậy chúng ta cần xem xét thêm các chỉ tiêu khác để có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình thanh toán của công ty.
• Chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Bảng 2.6 Bảng tính các chỉ tiêu về khả năng hoạt động của TSNH (đơn vị: triệu đồng)
Stt Chỉ tiêu 2012 2011 2012/2011
Giá trị %
1 Doanh thu thuần 15.506 31.054 (15.548) (50,1)
2 TSNH bình quân 10.221 16.761 (6.540) (39)
3 Tổng tài sản bình quân 12.491 18.121 (5.630) (31,07)
4 HTK bình quân 4.547 7.093 (2.546) (35,89)
5 Các KPT bình quân 5.094 6.947 (1.853) (26,67)
6 Tỷ số vòng quay TSNH:
(1)/ (2) 1,52 1,85 (0,33) (17,84)
7 Tỷ số vòng quay tổng tài
sản: (1)/ (3) 1,24 1,7 (0,46) (27,06)
8 Số vòng quay hàng tồn
kho: (1)/ (4) 3,4 4,38 (0,98) (22,37)
9 Tỷ số vòng quay các
KPT: (1)/ (5) 3,04 4,47 (1,43) (32)
10 Kỳ thu tiền bình
quân:360/ (9) 118,42 80,54 37,88 47,03
(Nguồn: BCTC và bảng CĐKT công ty) Về tỷ số vòng quay TSNH: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích TSNH của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Tỷ số này năm 2012 giảm so với năm 2011.
Năm 2012 doanh thu thuần và TSNH bình quân đều giảm so với năm 2011, trong đó doanh thu thuần giảm 15.548 triệu đồng (tương ứng 50,1%), TSNH bình quân giảm 6.540 triệu đồng (tương ứng 39%). Ta thấy tốc độ giảm của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ giảm của TSNH bình quân, do vậy tỷ số vòng quay TSNH đạt 1,52 và giảm 17,84% so với năm 2011 cho thấy TSNH của công ty năm 2012 quay vòng chậm hơn năm 2011.
Về tỷ số vòng quay tổng tài sản: Chỉ tiêu này là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp (gồm TSNH và TSDH), tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2012 tỷ số vòng quay tổng tài sản đạt 1,24 và giảm 27,06% so với năm 2011. Tức là mỗi đồng tài sản năm 2012 tạo ra 1,24 đồng doanh thu và doanh thu này giảm 27,06% so với năm 2011. Do năm 2012 doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân đều giảm so với năm 2011, trong đó tốc độ giảm doanh thu thuần là 50,1%
(tương ứng 15.548 triệu đồng) nhanh hơn tốc độ giảm của tổng tài sản bình quân là 31,07%. Cho thấy năm 2012 công ty sử dụng tổng tài sản kém hiệu quả so với năm 2011
Về số vòng quay hàng tồn kho: Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hóa nhanh hay chậm hay cho biết thời gian hàng hóa nằm trong kho bao lâu trước khi bán ra. Thời gian này càng giảm thì khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho càng nhanh. Chính vì vậy mà số vòng quay hàng tồn kho ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác chỉ tiêu này còn phản ánh chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh có phù hợp trên thị trường hay không.
Năm 2012, số vòng quay hàng tồn kho là 3,4 vòng, có nghĩa là thời gian hàng hóa ở trong kho trước khi bán ra trung bình là 360/ 3,4 = 105,88 ngày. So với năm 2011, đã giảm 0,98 vòng, và số ngày lưu kho cũng tăng lên 23,69 ngày (số ngày lưu kho của hàng tồn kho năm 2011 là 82,19 ngày). Đây là biểu hiện không tốt vì khả năng chuyển tiền thành tiền của hàng tồn kho đã giảm. Nguyên nhân là tốc độ giảm của doanh thu thuần (50,1%) nhanh hơn tốc độ giảm của hàng hóa tồn kho bình quân là 35,89%. Từ phân tích kết hợp với bảng trên ta thấy trị giá của HTK bình quân khá cao so với doanh thu thuần trong năm (năm 2012 HTK bằng 29,32% doanh thu thuần, năm 2011 HTK bình quân bằng 22,84%) cho thấy tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty chưa tốt. Bên cạnh đó tốc độ luân chuyển hàng hóa giảm xuống, vì tốc độ tiêu thụ chưa tương xứng với quy mô hoạt động đang ngày càng được gia tăng. Do vậy công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ hơn nữa để đẩy nhanh quá trình chuyển thành tiền của hàng hóa đảm bảo cho nhu cầu thanh toán.
Về số vòng quay các khoản phải thu: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu, tức là tốc độ chuyển đổi thành tiền mặt của nó để đảm bảo cho thanh toán và hoạt động của doanh nghiệp.
Năm 2011, số vòng quay các khoản phải thu là 4,47 vòng, tức là trong năm phải mất 80,54 ngày để thu hồi các khoản nợ.
Năm 2012, số vòng quay các khoản phải thu giảm xuống còn 3,04 vòng, giảm đi 1,43 vòng (tương ứng 32%) so với năm 2011. Do đó thời gian thu hồi bình quân các khoản nợ cũng tăng thêm 37,88 ngày. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ giảm của các khoản phải thu bình quân là 26,77%.
Như vậy, ta thấy vòng quay các khoản phải thu năm 2012 giảm cho thấy tốc độ chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu chậm lại so với năm 2011 sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và hoạt động của công ty.