CÔNG TY TNHH MTV PHÚ AN LỘC
2.2 Tình hình quản lý tài sản của Công ty
2.2.2.2 Tài sản cố định của công ty
• Kết cấu TSCĐ
Bảng 2.8 Bảng kết cấu TSCĐ (đơn vị: triệu đồng) St
t Nhóm Tài sản
31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010 2012/2011 2011/2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1 Nhà cửa kiến trúc 854 42,6 506 29,5 200 48,78 348 68,77 306 153
2 Phương tiện vận tải 671 33,5 790 46 150 36,58 (119) (15,06) 640 426,67
3 Dụng cụ quản lý 404 20,1 310 18 40 9,76 94 30,32 270 675
4
Các loại TSCĐ khác chưa quy định trong
các nhóm trên
76 3,8 112 6,5 20 4,88 (36) (32,14) 82 410
TỔNG 2.005 100 1.718 100 410 100 287 16,7 1.308 319
(Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty)
Từ năm 2010 – 2012 nhóm nhà cửa kiến trúc luôn chiếm tỷ trọng lớn trong trong tổng TSCĐ của công ty, tiếp sau đó là nhóm phương tiện vận tải. Cụ thể:
Năm 2012, nhà cửa kiến trúc chiếm 42,6% (tương ứng 854 triệu đồng) trên tổng TSCĐ, tăng 68,77% (tương ứng 348 triệu đồng) so với năm 2011. Do năm 2012 công ty tu sửa lại phòng trưng bày sản phẩm và phòng nghỉ giữa ca kiêm phòng ăn cho CBCNV.
Năm 2011, nhà cửa kiến trúc chiếm 30% (tương ứng 506 triệu đồng) trên tổng TSCĐ, tăng 153% (tương ứng 306 triệu đồng) so với năm 2010. Do năm 2011 công ty thay toàn bộ hệ thống cửa chất lượng cao, và sửa chữa kho hàng.
Phương tiện vận tải cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng TSCĐ, năm 2012 chiếm 33,5% (tương ứng 671 triệu đồng) giảm 15,06% (tương ứng 119 triệu đồng) so với năm 2011, sự giảm này do hao mòn TSCĐ. Thấy, năm 2011 giá trị của phương tiện vận tải tăng đột biến so với năm 2010, tăng 426,67% (tương ứng tăng 640 triệu đồng), do năm 2011 công ty mua xe mới và thanh lý bớt xe cũ.
Dụng cụ quản lý ngày càng được công ty chú trọng đầu tư, năm 2012 chiếm 20,1% (tương ứng 404 triệu đồng), tăng 30,32% (tương ứng 94 triệu đồng) so với năm 2011, do công ty đầu tư thêm máy tính, điện thoại bàn và một số phương tiện và dụng cụ quản lý khác. Năm 2011 được coi là năm công ty đầu tư mới hoàn toàn dụng cụ quản lý (máy tính, điện thoại, một số phần mềm,…), dụng cụ quản lý năm 2011 tăng 675% (tương ứng tăng 270 triệu đồng) so với năm 2010.
Các loại tài sản cố định khác chưa nằm trong quy định các nhóm trên chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TSCĐ.
Nhận thấy kết cấu TSCĐ của công ty khá phù hợp với đặc điểm kinh doanh hàng TCMN xuất khẩu của mình. Đó là, nhà cửa kiến trúc khang trang tạo không gian thoáng đãng làm việc và trưng bày sản phẩm. Bên cạnh đó có phương tiện vận tải khá tốt, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. Dụng cụ quản lý ngày càng được cải tiến, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của công việc.
• Nhóm TSCĐ
Bảng 2.9 Bảng nhóm TSCĐ (đơn vị: triệu đồng)
S Nhó
m
31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010
N g u y ê n g i á ( 1 )
Ha
G i á t r ị c ò n l ạ i
H ệ số
h ao
m ò n (
% )
(2 )/
(1 )
N g u y ê n g i á ( 1 )
H a o m ò n l ũ y k ế ( 2 )
G i á t r ị c ò n l ạ i
H ệ s ố h a o m ò n
( 2 ) / ( 1 )
N g u y ê n g i á ( 1 )
H a o m ò n l ũ y k ế ( 2 )
G i á t r ị c ò n l ạ i
H ệ s ố h a o m ò n ( 2 ) / ( 1 )
1
Nhà cửa kiến
1 . 0
15
8 5 4
14 ,9
4
6 0 0
9 4
5 0 6
1 5 ,
2 3 5
2 5
2 0 0
1 0 ,
trúc 0
4 6
7 6
4
2
Phươ ng tiện vận tải
8 7 0
19
6 7 1
24 ,2
7
9 0 0
1 0 0
7 9 0
1 1 , 1 1
1 7 0
3 0
1 5 0
1 7 , 6 5
3
Dụng cụ quản
lý
4 8 4
80
4 0 4
16 ,5
3 5 0
4 0
3 1 0
1 1 , 4 3
5 4
1 4
4 0
2 6
4
Các TSC
Đ khác chưa quy định trong
các nhóm
trên
1 4 6
70
7
6 48
1 2 2
2 0
1 1 2
1 6 , 4
2
5 5 2
0
2 0
TỔNG
2 . 5 0 4
49
2 . 0 0 5
19 ,9
3
1 . 9 7 2
2 5 4
1 . 7 1 8
1 2 , 8 8
4 8 4
7 4
4 1 0
1 5 , 2 8
Từ năm 2010 – 2012 hệ số hao mòn TSCĐ qua các năm đều thấp. Cụ thể:
Hệ số hao mòn nhà cửa kiến trúc:
Năm 2012 là 14,94%, năm 2011 là 15,67%, tức là năm 2012 hệ số hao mòn đã giảm 4,66%, do năm 2012 công ty mua thêm TSCĐ mặt khác tu bổ TSCĐ mua năm 2011.
Hệ số hao mòn của phương tiện vận
tải: Năm 2012 là 24,27% tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2011, điều này cho thấy phương tiện vận tải được công ty sử dụng thường xuyên để phục vụ hoạt động kinh doanh. Năm 2010 hệ số này đạt 17,65% và giảm xuống còn 11,11% năm 2011
Hệ số hao mòn của dụng cụ quản lý:
năm 2012 là 16,5% và tăng so với năm 2011, do năm 2012 mua thêm dụng cụ mới kèm theo hao mòn được tính lũy kế qua các năm. Năm 2011 hệ số này đạt 11,43%
giảm đáng kể so với năm 2010 (đạt 26%), đó là lý do mà năm 2011 công ty đầu tư, bổ sung thêm nhiều dụng cụ quản lý với mức tăng 675% so với năm 2010.
Trong đó hệ số hao mòn của các
TSCĐ chưa thuộc nhóm nào năm 2012 đạt 48%, đây là dấu hiệu để công ty biết rằng cần có phương án thay thế hay bổ sung các tài sản đó.
Nhìn chung TSCĐ của công ty
TNHH MTV Phú An Lộc còn mới, như vậy sẽ đảm bảo cho quá trình kinh doanh của công ty. Đây là điều kiện thuận lợi phát huy tiềm lực của đội ngũ lao động và khai thác tối đa gía trị sử dụng TSCĐ nhằm tạo lợi nhuận tối đa.
• Tăng giảm TSCĐ
Bảng 2.10 Tình hình tăng giảm TSCĐ (đơn vị: triệu đồng)
S Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011
1 Giá trị TSCĐ đầu kỳ 1.718 410
2 Giá trị TSCĐ cuối kỳ 2.005 1.718
3
Giá trị TSCĐ bình quân
[(1)+(2)]/ 2 1.862 1.064
4 Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ 640 1.486
5 Gía trị TSCĐ giảm trong kỳ 108 0
6
Hệ số tăng TSCĐ (%)
(4)/ (3) 34,4 140
7
Hệ số giảm TSCĐ (%)
(5)/ (3) 5,8 0
8
Hệ số đổi mới TSCĐ (%)
(4)/ (2) 32 86,5
9
Hệ số loại bỏ TSCĐ (%)
6,3 0
1 Hệ số sử dụng TSCĐ theo
thu nhập (%) 2,3 4
1 Hệ số trang bị TSCĐ cho
người lao động (triệu đồng) 55 31
(Nguồn: tài liệu nội bộ công ty)
Về tổng giá trị TSCĐ bình quân: Tổng giá trị TSCĐ bình quân tăng, năm 2012 tăng so với năm 2011 một lượng là 798 triệu đồng. Cho thấy công ty đầu tư TSCĐ mạnh mẽ vào các năm 2011, 2012 và đầu tư mạnh vào năm 2011 với hệ số tăng TSCĐ năm 2011 là 140%. Xét về mặt bằng chung thì tổng giá trị TSCĐ bình quân năm 2012 tăng so với 2011. Song hệ số tăng TSCĐ năm 2012 chỉ đạt 34,4% thấp hơn nhiều so với năm 2011.
Hệ số tăng TSCĐ: Với nhu cầu mở rộng kinh doanh xuất khẩu, và tăng chất lượng sản phẩm cạnh tranh đối thủ, đây là lý do hệ số tăng TSCĐ năm 2011 đạt 140%. Song hệ số tăng TSCĐ năm 2012 thấp so với 2011 không phải công ty không đầu tư nâng cấp mà giá trị TSCĐ đầu tư nâng cấp năm 2011còn cao. Như vậy tổng giá trị TSCĐ năm 2012 cao hơn năm 2011 là hợp lý.
Hệ số giảm TSCĐ: Năm 2011 hệ số giảm TSCĐ bằng 0, đến năm 2012 hệ số này ở mức 5,8%. Điều này có thể là do : năm 2011 TSCĐ chưa hết giá trị khấu hao, không bị hỏng hóc hư hại nặng, vẫn có thể tiếp tục tham gia quá trình kinh doanh.
Năm 2012 hệ số này tăng lên, phản ánh một số TSCĐ đã cũ, hết thời gian sử dụng, hoặc do thanh lý trước thời hạn hết khấu hao. Hệ số giảm TSCĐ tăng kết hợp với hệ số tăng TSCĐ cho thấy công ty chú trọng nâng cấp, đổi mới TSCĐ nhằm phục vụ chiến lược kinh doanh là tốt nhất.
Hệ số đổi mới TSCĐ: Hệ số đổi mới TSCĐ năm 2011 cho biết trong tổng số TSCĐ cuối năm 2011 thì có 86,5% TSCĐ mới được trang bị bổ sung. Đây là dấu hiệu khả quan về tình hình TSCĐ trong công ty, chứng tỏ công ty luôn chú trọng giải quyết vấn đề nâng cấp, bổ sung TSCĐ một cách kịp thời và đạt hiệu quả. Hệ số đổi mới năm 2012 chỉ bằng 32%, gần bằng 50% so với năm 2011, song đây cũng là tín hiệu đáng mừng, bởi tỷ lệ đổi mới năm 2011 chiếm tỷ trọng cao trong tổng số TSCĐ công ty vẫn quyết định đầu tư mới thêm năm 2012.
Hệ số loại bỏ TSCĐ: Hệ số loại bỏ TSCĐ cho biết trong tổng số TSCĐ có đầu kỳ thì có bao nhiêu TSCĐ cũ, lạc hậu bị loại bỏ. Hệ số giảm TSCĐ năm 2012 tăng so với năm 2011; năm 2011 hệ số giảm TSCĐ bằng 0, đến năm 2012 đạt mức 6,3%.
2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng TSCĐ
Hệ số sử dụng TSCĐ theo thu nhập: Hệ số sử dụng TSCĐ theo thu nhập năm 2012 giảm so với năm 2011.Trong năm 2011 cứ 1 đồng TSCĐ bình quân khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận. Năm 2012, cứ 1 đồng TSCĐ bình quân khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,023 đồng lợi nhuận. Như vậy, hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2012 chưa cao, công ty cần có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả.
Hệ số trang bị TSCĐ cho người lao động: Hệ số trang bị TSCĐ cho người lao động năm 2012 tăng = 55- 31= 24 triệu đồng so với năm 2011. Chứng tỏ mức đầu tư, trang bị phương tiện kỹ thuật cho người lao động càng nhiều. Điều này phù hợp với mục đích kinh doanh xuất khẩu của công ty.
Các chỉ tiêu tăng giảm TSCĐ biến động qua 2 năm 2011, 2012 cho thấy mức độ cần thiết nâng cấp, bổ sung TSCĐ cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Song hiệu quả đạt được là chưa cao trong năm 2012, có thể do ảnh hưởng của các yếu tố sau:
Chính sách kinh tế của Đảng và nước: Các văn bản pháp luật về tài chính, kế toán thống giao vốn, đánh giá tài sản cố định, về trích khấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ, cũng như các văn bản về thuế vốn, khuyến khích nhập một số máy móc, thiết bị nhất định đều có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Tác động của thị trường: Tuỳ theo mỗi loại thị trường mà doanh nghiệp tham gia tác động đến hiệu quả sử dụng vốn cố định là phải phục vụ những gì mà thị trường cần căn cứ vào nhu cầu hiện tại và tương lai. Sản phẩm cạnh tranh phải có chất lượng cao, giá thành hạ mà điều này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp tích cực nâng cao hàm lượng công nghệ kỹ thuật của tài sản cố định. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư cải tạo, đầu tư mới tài sản cố định trước mắt cũng như lâu dài. Nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh.
Bên cạnh đó, lãi suất tiền vay cũng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng.
Lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Sự thay đổi lãi suất sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản của đầu tư mua sắm thiết bị, tài sản cố định.
2.3 Cơ cấu nguồn vốn của công ty
2.4 Bảng 2.11 Bảng cơ cấu nguồn vốn công ty (đơn vị: triệu đồng)
2.5