Phân tích tỷ số về khả năng hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần hóa chất thực phẩm châu á (Trang 27 - 32)

Phần 2 Thực trạng một số vấn đề tài chính tại công ty CP Hóa Chất Thực Phẩm Châu Á

2.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty CP Hóa Chất Thực Phẩm Châu Á

2.2.3 Phân tích tỷ số về khả năng hoạt động

Ý nghĩa: Tỷ số vòng quay các TSLĐ phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết mỗi đồng TSLĐ của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

SV: Nguyễn Thành Nam – TCNH 2 – K5 27 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Bảng 2.11 Tỷ số vòng quay TSLĐ 2 năm 2011 - 2012

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011

2012 – 2011

Tuyệt Tương

đối đối (%)

Doanh thu thuần 96.337 92.697 3.640 3,92%

TSLĐ&ĐTNH

đầu năm 80.454 57.750 22.704 39,3%

TSLĐ&ĐTNH

cuối năm 81.739 80.454 1.285 1,59%

TSLĐ&ĐTNH

bình quân 81.096,5 69.102 11.994,5 17,35%

Tỷ số vòng quay

TSLĐ 1,187 1,34

Nhận xét:

Năm 2011 cứ 1 đồng TSLĐ tạo ra 1,34 đồng doanh thu.

Năm 2012 cứ 1 đồng TSLĐ tạo ra 1,187 đồng doanh thu.

Giai đoạn 2011 – 2012 tỷ số vòng quay TSLĐ giảm đi 0,153. Có sự giảm này là do doanh thu thuần năm 2012 chỉ tăng 3,92% so với năm 2011, trong khi đó

TSLĐ&ĐTNH bình quân năm 2012 tăng 17,35% so với năm 2011 2.2.3.2 Tỷ số vòng quay tổng tài sản

Ý nghĩa: Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản nói chung. Tỷ lệ này cho biết bình quân mỗi đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này có giá trị càng cao thì càng thể hiện hiệu quả hoạt động nhằm gia tăng thị phần và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

SV: Nguyễn Thành Nam – TCNH 2 – K5 28 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Bảng 2.12 Bảng phân tích tỷ số vòng quay tổng TS 2012 – 2011

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011

2012 - 2011

Tuyệt Tương

đối đối (%)

Doanh thu

thuần 96.337 92.697 3.640 3,92%

Tổng TS đầu

năm 104.623 85.015 19.608 23,06%

Tổng TS cuối

năm 106.112 104.623 1.489 1,42%

Tổng TS bình

quân 105.367,5 94.819 10.548,5 11,12%

Tỷ số vòng

quay tổng TS 0,914 0,977

Nhận xét

Năm 2011 cứ 1 đồng TS tạo ra 0,977 đồng doanh thu.

Năm 2012 cứ 1 đồng TS tạo ra 0,914 đồng doanh thu.

Giai đoạn 2011 – 2012 tỷ số vòng quay tổng TS giảm đi 0,063. Tỷ số giảm không đáng kể nhưng vẫn khá thấp, chứng tỏ doanh nghiệp chưa tạo được lợi nhuận tối đa từ tổng tài sản.

2.2.3.3 Số vòng quay hàng tồn kho

Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu.

Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy DN bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa, DN sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho giảm qua các năm. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt, vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì khả năng DN bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy, vòng quay hàng tồn kho cần đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

SV: Nguyễn Thành Nam – TCNH 2 – K5 29 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Bảng2.13 Phân tích tỷ số vòng quay hàng tồn kho

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011

2012 - 2011

Tuyệt Tương

đối đối (%)

Doanh thu thuần 96.337 92.697 3.640 3,92%

Hàng tồn kho đầu

năm 32.794 31.751 1043 3,28%

Hàng tồn kho

cuối năm 48.914 32.794 16120 49,1%

Hàng tồn kho

bình quân 40.854 32.272,5 8.581,5 26,6%

Số vòng quay

hàng tồn kho 2,358 2,87

Nhận xét

Năm 2011, hàng tồn kho của Công ty quay được 2,87 vòng để tạo ra doanh thu.

Như vậy số ngày tồn kho là 126 ngày.

Năm 2012, , hàng tồn kho của Công ty quay được 2,358 vòng để tạo ra doanh thu. Như vậy số ngày tồn kho là 153 ngày.

2.2.3.4 Thời gian thu tiền bán hàng

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho 1 khoản phải thu.

Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Thời gian thu tiền bán hàng càng ngắn sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá nhỏ thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn.

SV: Nguyễn Thành Nam – TCNH 2 – K5 30 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Bảng 2.14 Bảng phân tích thời gian thu tiền bán hàng2012 – 2011 Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011

2012 - 2011

Tuyệt Tương

đối đối (%)

Doanh thu

thuần 96.337 92.697 3.640 3,92%

Các khoản phải

thu đầu năm 20.442 14.320 6.122 42,7%

Các khoản phải

thu cuối năm 25.024 20.442 4.582 22,4%

Các khoản phải

thu bình quân 22.733 17.381 5.352 30,8%

Thời gian thu

tiền hàng 85 68

Nhận xét:

Năm 2012 thời gian thu tiền hàng là 85 ngày tăng 17 ngày so với năm 2011 (68 ngày).

Sự tăng này không tốt cho Công ty. Nhưng nhìn chung thời gian thu tiền hàng của Công ty là không quá cao. Nó đảm bảo được khả năng tài chính cho Công ty tiếp tục sản xuất.

2.2.3.5 Thời gian thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp

Bảng 2.15 Bảng phân tích thời gian thanh toán tiền mua hàng 2012 – 2011

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011

2012 - 2011

Tuyệt Tương

đối đối (%)

Giá trị hàng mua

có thuế 77.045 73.969 3.076 4,16%

Các khoản phải

trả đầu năm 71.230 53.680 17.550 32,7%

Các khoản phải

trả cuối năm 71.738 71.230 508 0,7%

Các khoản phải

trả bình quân 71.484 62.455 9.029 14,45%

Thời gian thanh

toán tiền hàng 334 304

SV: Nguyễn Thành Nam – TCNH 2 – K5 31 Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Nhận xét:

Thời gian thanh toán tiền hàng năm 2012 là 334 ngày tăng 30 ngày so với năm 2011. Điều này là có lợi cho Công ty, nó thể hiện Công ty đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, nó giúp hỗ trợ về mặt tài chính cho sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần hóa chất thực phẩm châu á (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w