Tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hồng nam (Trang 36 - 42)

PHẦN 2:THỰC TRẠNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HỒNG NAM

2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

2.5.1. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

Các chỉ tiêu tài chính cơ bản bao gồm:

− Hệ số về khả năng thanh toán

− Hệ số cơ cấu tài chính

− Hệ số hiệu quả hoạt động

− Hệ số sinh lời.

Bảng 2.5.3.1.Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2010, 2011, 2012

Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010 1.Nợ ngắn hạn Triệu đồng 331.699,7 320.621,1 257.275,8 2.Nợ phải trả Triệu đồng 566.845,2 574.892,2 422.275,2

3.NVCSH Triệu đồng 91.325 151.914,4 115.928,2

4.VCSH bình quân Triệu đồng 121.691,7 133.921,3 105.526,3 5.Tổng nguồn vốn Triệu đồng 669.214,4 738.215,3 548.543,7 6.Doanh thu thuần Triệu đồng 372.019,2 393.039,2 297.256,8 7.Số dư bình quân KPT Triệu đồng 138.548,1 137.534,5 129.533,0

8. LNST Triệu đồng -1.043,9 45.549,3 33.232,8

9.Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 343.764,8 350.603,9 232.965 10.Giá trị tài sản bình quân Triệu đồng 703.714,85 643.379,5 521.428,4 11.Hàng tồn kho Triệu đồng 178.763,3 159.783,7 63.307,1 12.Giá trị bình quân HTK Triệu đồng 348.547 115.545,4 60.541,1 Khả năng thanh toán

13.HSKNTT nhanh

[13=(9-11)/1] Lần 0,49 0,59 0,66

14.HSKHTT hiện tại

(14=9/1) Lần 1,04 1,09 0,9

Hệ số cơ cấu tài chính 15.Hệ số nợ

(15=2/5) Lần 0,84 0,78 0,76

16.Tỷ suất tự tài trợ

(15=3/5) Lần 0,16 0,22 0,24

Hệ số hiệu quả hoạt động 17.Vòng quay HTK

(17=6/12) Vòng 1,07 3,4 4,9

18.Vòng quay KPT

(18=6/7) Vòng 2,68 2,86 2,29

19.Hệ số sử dụng tài sản

(19=6/10) Lần 0,56 0,53 0,54

Hệ số sinh lời

20.TS lợi nhuận trên doanh thu

[20=(8/6)*100]

% -0,28 12 11

21.TS lợi nhuận trên tài sản

[21=(8/10)*100]

% -0,16 6 6

22.TS lợi nhuận trên VCSH

[22=(8/4)*100] % -0,86 34 31

2.5.1.1.Nhóm hệ số khả năng thanh toán

Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ nợ của công ty, do vậy sử dụng hệ số thanh toán được xem là cách thử nghiệm tính thanh khoản của công ty. Trong thực tế hệ số thanh toán được sử dụng nhiều nhất là hệ số khả năng thanh toán hiện tại và hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Hệ số thanh toán hiện tại.

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán hiện tại của công ty qua 3 năm tương đối thấp, năm 2010 là 0,9 lần, năm 2011 là 1,09 lần,năm 2012 là 1,04 cho thấy doanh nghiệp đã chưa quản lý hợp lý tài sản ngắn hạn có hiện hành của mình.

Hệ số thanh toán nhanh.

Hệ số thanh toán nhanh được sử dụng như một thước đo để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn thành tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho. Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách lấy tổng tài sản có tính thanh khoản cao nhất chia cho tổng nợ ngắn hạn.

Hệ số này nói lên tình trạng ngắn hạn của một doanh nghiệp có lành mạnh hay không. Về nguyên tắc hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại.

Hệ số thanh toán nhanh của công ty tương đối thấp năm 2010 là 0.66 lần và năm 2011 là 0.59 lần, năm 2012 là 0,49 lần cho thấy doanh nghiệp không đạt được tình hình tài chính tốt. Vốn tiền mặt của công ty không nhiều do đó dễ gặp khó khăn khi cần tiền mặt. Hơn nữa hệ số này đang có xu hướng giảm qua các năm. Đây là một tín hiệu không tootscho tình hình tài chính của công ty.

Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. Tình trạng nợ của công ty được thể hiện qua các hệ số: hệ số nợ, tỷ suất tự tài trợ.

Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao.

Những người phân tích báo cáo tài chính luôn quan tâm đến phần tài sản của doanh nghiệp có được do nguồn vốn chủ sở hữu và phần tài sản có được do đi vay. Hệ số nợ đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay. Chủ nợ ưa thích tỷ số nợ vừa phải, vì hệ số nợ thấp, hệ số an toàn của chủ nợ cao, món nợ của họ càng được bảo đảm. Ngược lại thì rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp được chuyển sang chủ nợ gánh chịu một phần.

Hệ số nợ = (Nợ phải trả) / (Tổng nguồn vốn ) Ngược lại với tỷ số nợ là tỷ suất tự tài trợ

Tỷ suất tự tài trợ = (Nguồn vốn chủ sở hữu) / (Tổng nguồn vốn)

Hai chỉ tiêu này phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp trong kinh doanh.

Năm 2010 hệ số nợ của công ty là 0,76 lần và tỷ suất tự tài trợ là 0,24 lần. Năm 2011 hệ số nợ của công ty là 0,78 lần và tỷ suất tự tài trợ là 0,22 lần, năm 2012 hệ số nợ là 0,84 lần, hệ số tự tài trợ là 0,16 lần . Kết quả trên cho thấy công ty có tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu tương đối thấp. Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn còn cao và có xu hướng tăng dần qua các năm.

2.5.1.3.Nhóm tỷ số phản ánh khả năng hoạt động Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ hàng tồn kho quay được mấy vòng (lần). Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, số ngày hàng lưu trong kho càng giảm và hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao và ngược lại.

Qua bảng phân tích cho thấy số vòng quay hàng tồn kho của công ty là 1,07 vòng năm 2012 3,4 vòng năm 2011 và 4,9 vòng năm 2010. Điều đó chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty đang chậm dần, số ngày hàng lưu kho có xu hướng tăng và hiệu quả sử dụng vốn ngày càng giảm.

Số vòng quay các khoản phải thu

Giống như hàng tồn kho, các khoản phải thu là một bộ phận vốn lưu động lưu lại trong giai đoạn thanh toán. Nếu rút ngắn quá trình này chẳng những tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động mà còn giảm bớt được rủi ro trong khâu thanh toán.

Số vòng quay các khoản phải thu = (Doanh thu thuần) / (Số dư bình quân các khoản phải thu)

Trong đó:

Số dư BQ các khoản phải thu = [Số dư các khoản phải thu (đầu kỳ+cuối kỳ)]

/ 2

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tiền thu được về quỹ càng nhanh, kỳ thu tiền càng ngắn và ngược lại.

Năm 2012 số vòng quay các khoản phải thu của công ty là 2,68 vòng và năm 2011 là 2,86 vòng, năm 2010 là 2,29 vòng.

Hiệu suất sử dụng tài sản

Quá trình kinh doanh suy cho cùng là quá trình tìm kiếm lợi nhuận. Để đạt được lợi nhuận tối đa trong phạm vi và điều kiện có thể, doanh nghiệp phải sử dụng triệt để các loại tài sản trong quá trình kinh doanh để tiết kiệm vốn. Hiệu suất sử dụng tài sản sẽ cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ở doanh nghiệp như thế nào.

HS sử dụng tài sản = [Doanh thu thuần (lợi nhuận)] / (Giá trị tài sản bình quân)

Trong đó:

Giá trị tài sản bình quân = [Tài sản (đầu kỳ+cuối kỳ)] / 2

Chỉ tiêu này cho biết: bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận. Hiệu suất sử dụng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại.

Vận dụng vào công ty Cổ phần Hồng Nam. Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty chưa được cao. Năm 2012 là 0,56 lần, năm 2011 là 0,53 lần. Khả năng sinh lời của 1 đồng tài sản năm 2012 cao hơn năm 2011 là 0,03 lần.

2.5.1.4.Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của quá trình kinh doanh. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình. Song nếu chỉ đánh giá qua chỉ tiêu lợi nhuận thì nhiều khi kết luận về chất lượng kinh doanh có thể bị sai lầm bởi có thể số lợi nhuận này chưa tương xứng với lượng vốn và chi phí bỏ ra, lượng tài sản đã sử dụng. Vì vậy các nhà phân tích sử dụng tỷ số để đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, vốn liếng mà doanh nghiệp đã huy động vào kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận) / (Doanh thu thuần)

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty là -0,28%, năm 2011 tỷ suất này là 12%, năm 2010 là 11%.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = (Lợi nhuận)/ (Giá trị tài sản bình quân)

Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng vốn tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần (hoặc lợi nhuận sau thuế).

Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân của công ty là -0,16%, năm 2011, 2010 tỷ suất này là 6 %. Như vậy năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân của công ty giảm.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = (Lợi nhuận sau thuế) / (Vốn chủ sở hữu bình quân)

Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra vào kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Các chỉ tiêu trên càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời càng cao và ngược lại tương xứng với lượng vốn và chi phí bỏ ra, lượng tài sản đã sử dụng. Vì vậy các nhà phân tích sử dụng tỷ số để đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, vốn liếng mà doanh nghiệp đã huy động vào kinh doanh.

Chỉ tiêu này năm 2012 của công ty là -0.86%, năm 2011 là 34% , năm 2010 là 31%.

Nhìn chung tình hình tài chính của công ty năm 2012 tương đối xấu. Tình hình kinh doanh năm 2012 giảm hẳn so với năm 2011 và năm 2010. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2012 đều tăng cao so với năm 2011. Tình hình quản lý tài chính, quản lý

công nợ của công ty năm 2012 chưa được tốt. Lượng vốn chủ sở hữu của công ty còn thấp công ty nên tăng cường đầu tư, mở rộng thị trường để đạt được kết quả cao hơn trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hồng nam (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w