3.1. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện và lựa chọn Test đánh giá hiệu quả sút bóng cầu môn bằng mu trong cho đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định
3.1.1. Đánh giá thực trạng sự phát triển môn bóng đá đối với trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định
Trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định là một trong những trường có chất lượng đứng đầu của tỉnh, có bề dày truyền thống dạy và học. Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục của Nhà trường không ngừng được nâng cao về mọi mặt. Trong đó GDTC luôn được Nhà trường quan tâm và chú trọng.
Phong trào TDTT tại trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định rất sôi nổi và đa dạng, các môn thể thao được giáo viên và học sinh tham gia tập luyện như: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Đá cầu...Trong đó bóng đá là môn được nhiều học sinh ưu thích và tập luyện nhiều nhất. Bóng đá là môn thể thao tự chọn được nhà trường đưa vào giảng dạy trong chương trình GDTC. Bóng đá có vai trò quan trọng trong công tác GDTC trong nhà trường là một phương tiện có hiệu quả nhất so với các nội dung môn học GDTC khác. Trong công tác Đoàn, Đội các môn bóng luôn là một nội dung hoạt động tích cực được lựa chọn với nhiều mục đích, trong đó mục đích giáo dục được coi trọng, là phương tiện giáo dục tính tập thể cho các em rất có giá trị.
Nhu cầu tập luyện môn Bóng đá của học sinh trong nhà trường là rất lớn nhưng nhà trường chỉ đáp ứng được phần nào số lượng học sinh tham gia vì điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu và không có giáo viên chuyên sâu môn Bóng đá hướng dẫn tập luyện. Nhà trường thường xuyên tổ chức các giải thi
đấu giữa các lớp với nhau và qua đó tuyển chọn những cá nhân xuất sắc để huấn luyện nâng cao.
Bằng phương pháp quan sát sư phạm, kết hợp với phỏng vấn một số giáo viên và học sinh THPT Tống Văn Trân - Nam Định, chúng tôi đã thu thập được các số liệu về thực trạng về cơ sở vật chất cho việc học tập và tập luyện ngoại khóa của Nhà trường như sau:
- Số lượng sân bóng đá: 1 sân 11 người, kích thước sân 6400m2, chất lượng sân chưa được tốt.
- Số lượng bóng: 15 quả.
- Số lượng cầu môn : 2 bộ, chất lượng tương đối tốt.
- Các phương tiện phục vụ huấn luyện khác: Gôn nhỏ 2 x 3m.
Nhà trường có 7 giáo viên giảng dạy bộ môn GDTC đều có trình độ Đại học, tuy nhiên không có giáo viên nào chuyên ngành môn Bóng đá. Đội ngũ giáo viên GDTC của trường là những thầy cô giáo có chuyên môn nghiệp vụ tốt, đạo đức, lối sống lành mạnh và luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề được các em học sinh luôn luôn yêu quý, kính trọng.
Qua số liệu thống kê trên cho thấy điều kiện nhân sự và cơ sở vật chất cho công tác huấn luyện còn thiếu.
Vì không có giáo viên chuyên sâu môn Bóng đá nên phương pháp tổ chức tập luyện kỹ thuật môn Bóng đá còn nhiều hạn chế.
Để thực hiện được kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân chính xác và đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu đòi hỏi người chơi phải kiên trì, tích cực tập luyện. Đồng thời, việc tìm hiểu nghiên cứu và lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật sút bóng bằng mu trong bàn chân của đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định nói riêng và học sinh, các VĐV môn Bóng đá nói chung là rất cần thiết.
3.1.2. Thực trạng tập luyện và kết quả kiểm tra định kỳ của đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định
Qua quá trình quan sát thực tiễn các buổi tập và thi đấu của đội bóng, chúng tôi nhận thấy mức độ thực hiện kỹ thuật sút bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân đem lại hiệu quả rất thấp. Ở đây được đánh giá là mức độ tập luyện của các em chưa nhiệt tình, bên cạnh đó các giờ tập ngoài giờ ít, ý thức tập luyện của các em chưa cao. Chính vì thế chất lượng kỹ thuật động tác của các em cũng như các VĐV còn thấp, cụ thể là chưa hình thành được kỹ xảo động tác, một số kỹ thuật còn sai lệch, chưa có sự tự động hoá. Ngoài ra ở đây còn nói về vấn đề thể lực và tâm lý thi đấu của các em chưa cao.
Qua đánh giá hiệu quả sút bóng cầu môn của đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định, chúng tôi tiến hành kiểm tra một số kỹ thuật đá bóng vào cầu môn của đội tuyển với yêu cầu đặt ra:
- Cầu môn 2x3m.
- Khoảng cách đá 20m.
- Số lượng VĐV tham gia: 40
- Mỗi VĐV sút 5 quả bằng chân thuận.
Chúng tôi thống kê và tổng hợp số liệu kết quả của các kỹ thuật đá bóng vào cầu môn của đội tuyển, kết quả đã trình bày tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra một số kỹ thuật đá bóng vào cầu môn của đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định.
( n=40) Kết quả
Đá bóng bằng mu
trong
Đá bóng bằng lòng trong
Đá bóng bằng mu chính diện
Tổng số lần sút bóng 200 200 200
Đạt 90 125 120
Tỷ lệ % 45 62,5 60
Từ bảng 3.1. có thể thấy được khả năng sút bóng bằng mu trong bàn chân của đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định là rất kém so với các kỹ thuật khác, thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau:
- Do thực hiện sai động tác kỹ thuật.
- Khi tiếp xúc bóng cổ chân thả lỏng.
- Vị trí tiếp xúc bóng không hợp lý, tiếp xúc bóng lệch tâm, quá cao hoặc quá thấp.
- Do khả năng tự kiểm tra chưa đủ mức khi tập luyện.
- Do tâm lý kém.
- Do chuyển xấu kỹ năng vận động.
Ngoài ra công tác huấn luyện của các HLV chưa chú trọng đến việc sử dụng cường độ, khối lượng vận động mà chủ yếu là do kinh nghiệm của bản thân mặt khác do điều kiện cơ sở vật chất của trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định còn kém chưa đáp ứng được yêu cầu của môn Bóng đá. Qua đó ảnh hưởng tới quá trình tập luyện và thi đấu của các học sinh nam đội tuyển Bóng đá của trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định.
3.1.3. Nghiên cứu lựa chọn Test đánh giá hiệu quả sút bóng bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định
3.1.3.1. Phỏng vấn lựa chọn Test
Thông qua việc phân tích và tham khảo tài liệu chuyên môn, chúng tôi đã lựa chọn được 5 test thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả sút bóng bằng mu trong bàn chân:
* Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn.
* Sút bóng tại chỗ vào cầu môn.
* Bài tập đá bóng xa 30m trong hành lang rộng 5m.
* Bài tập sút phạt qua hàng rào vào cầu môn.
* Đá bóng bằng mu trong bàn chân vào mục tiêu cố định trên tường . Sau khi lựa chọn các Test chúng tôi tiến hành phỏng vấn các nhà chuyên môn, HLV, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Bóng đá bằng phiếu phỏng vấn để tìm ra các Test phù hợp nhất nhằm đánh giá hiệu quả sút bóng bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định. Cách trả lời cụ thể đánh dấu “ X ” vào ô trống trước mỗi test tán thành. Những Test được trên 75% số ý kiến tán thành sẽ được chúng tôi lựa chọn. Số phiếu phát ra là 20, thu về 20. Kết quả phỏng vấn được trình bày bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các Test đánh giá hiệu quả sút bóng bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định (n = 20)
TT Các test Tán thành
( người) %
Không tán thành (người)
%
1 Dẫn bóng luồn cọc sút
cầu môn 17 85 3 15
2 Sút bóng tại chỗ vào cầu
môn 16 80 4 20
3 Bài tập đá bóng xa 30m
trong hành lang rộng 5m 9 45 11 55
4 Bài tập sút phạt qua hàng
rào vào cầu môn 8 40 12 60
5
Đá bóng bằng mu trong bàn chân vào mục tiêu cố định trên tường
17 85 3 15
Qua bảng 3.2.cho thấy: Trong 5 Test đưa ra phỏng vấn có 3 test được giáo viên, HLV tán thành trên 75% tổng số ý kiến và được chúng tôi lựa chọn để đánh giá hiệu quả sút bóng bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định bao gồm: