Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả đá bóng bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT tống văn trân nam định (Trang 30 - 46)

3.2.1. Những căn cứ để lựa chọn bài tập

Tổng hợp những cơ sở lý luận và thực hiện trong tập luyện, giảng dạy và huấn luyện. Chúng tôi xác định khi lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân cho đối tượng nghiên cứu cần phải dựa vào những căn cứ sau:

- Các bài tập lựa chọn cần phải có nội dung và hình thức phù hợp vớí mục đích của quá trình giảng dạy và huấn luyện.

- Các bài tập phải thích hợp, kỹ thuật động tác phải phù hợp với các cấu trúc bài tập, lượng vận phải nâng cao một cách liên tục và có tính khoa học cao.

- Xác định lượng vận động của từng bài tập hoặc nhóm bài tập, đảm bảo phù hợp và phát triển những tố chất cần thiết theo yêu cầu của kỹ thuật.

- Lựa chon bài tập phải phù hợp với trình độ của người tập và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện.

- Các nguyên tắc lựa chọn bài tập:

+ Nguyên tắc 1: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo định hướng phát triển toàn diện các bộ phận cơ thể của người tập.

+ Nguyên tắc 2 : Việc lựa chọn bài tập phải có độ tin cậy và mang tính thông tin cần thiết đối với đối tượng nghiên cứu.

+ Nguyên tắc 3: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo có chỉ tiêu đánh giá cụ thể hình thức tập luyện, phù hợp với đặc điểm của đối tượng và điều kiện thực tiễn của công tác giảng dạy, huấn luyện.

3.2.1.1. Lựa chọn bài tập

Với mục đích lựa chọn bài tập nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định tôi đã xây dựng được 13 bài tập:

1.Bài tập mô phỏng kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân (không có đà và có đà).

2. Bài tập đá bóng xa 30m trong hành lang rộng 5m.

3. Bài tập đá bóng cố định vào cầu môn (2x3m) khoảng cách 20m.

4. Bài tập đá bóng động có người phục vụ.

5. Bài tập đá bóng động vào cầu môn (2x3m) khoảng các 20m có người phục vụ.

6. Bài tập sút phạt qua hàng rào vào cầu môn (2,44x7,32m).

7. Bài tập đá bóng phối hợp nhóm.

8. Bài tập phát triển sức nhanh, chạy 3m sau đó chạy ngược 1,5m và quay ngược lại chạy về đích.

9. Bài tập phối hợp chiến thuật 2 đánh 1 sút cầu môn.

10.Bài tập sút bóng bằng mu trong bàn chân tại chỗ vào cầu môn . 11. Bài tập phối hợp chiến thuật tấn công biên.

12. Bài tập dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn.

13. Bài tập đá bóng bằng mu trong vào mục tiêu cố đinh trên tường.

Sau khi đã lựa chọn ra được 13 bài tập ở trên, xác định mục đích và cách tiến hành cho từng bài tập chúng tôi tiếp tục phỏng vấn 20 người vừa là giáo viên, chuyên gia và cộng tác viên TDTT tại trường.

+ Mẫu phiếu phỏng vấn các chuyên gia (Ở phần phụ lục 1).

+ Mẫu phiếu phỏng vấn giáo viên và cộng tác viên TDTT tại trường. (Ở phần phụ lục 2).

- Cách trả lời câu hỏi phiếu phỏng vấn như sau:

+ Cho dấu (V) với ý kiến đồng ý.

+ Cho dấu (X) với ý kiến không đồng ý.

- Kết quả phỏng vấn thu được dưới bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn các bài tập ứng dụng của 20 giáo viên và chuyên gia

TT Các bài tập

Kết quả Số phiếu

tán thành

%

Số phiếu không

tán thành

%

1 Bài tập mô phỏng kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn

chân(không có đà và có đà).

16 80 4 20

2 Bài tập sút bóng xa 30m trong

hành lang rộng 5m. 17 85 3 15

3 Bài tập đá bóng cố định vào cầu

môn (2x3m) khoảng cách 20m. 7 35 13 65

4 Bài tập đá bóng động có người

phục vụ. 15 75 5 25

5 Bài tập đá bóng động vào cầu môn (2x3m) khoảng cách 20m có người phục vụ.

6 30 14 70

6 Bài tập sút phạt qua hàng rào vào

cầu môn (2,44x7,32m). 8 40 12 60

7 Bài tập đá bóng phối hợp nhóm. 15 75 5 25 8 Bài tập phát triển sức nhanh,

chạy 3m sau đó chạy ngƣợc 1,5m và quay ngƣợc lại chạy về đích.

15 75 5 25

9 Bài tập phối hợp chiến thuật 2

đánh 1 sút cầu môn. 6 30 14 70

10 Bài tập sút bóng bằng mu trong

bàn chân tại chỗ vào cầu môn. 16 80 4 20

11 Bài tập phối hợp chiến thuật tấn

công biên. 5 25 15 75

12 Bài tập dẫn bóng luồn cọc sút

cầu môn. 15 75 5 25

13 Bài tập đá bóng bằng mu trong vào mục tiêu cố đinh trên tường.

17 85 3 15

Qua kết phỏng vấn ở bảng 3.3 chúng tôi lựa chọn được 8 bài tập mà đã được các giáo viên và chuyên gia có ý kiến tán thành trên 75% gồm:

1.Bài tập mô phỏng kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân (không có đà và có đà)

2. Bài tập đá bóng xa 30m trong hành lang rộng 5m.

3. Bài tập đá bóng động có người phục vụ.

4. Bài tập phát triển sức nhanh, chạy 3m sau đó chạy ngược 1,5m và quay ngược lại chạy về đích.

5. Bài tập đá bóng phối hợp nhóm.

6. Bài tập sút bóng bằng mu trong bàn chân tại chỗ vào cầu môn.

7. Bài tập dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn.

8. Bài tập đá bóng bằng mu trong vào mục tiêu cố định trên tường.

3.2.2. Xây dựng tiến trình thực nghiệm

Sau khi có 8 bài tập chúng tôi tiến hành đưa các bài tập vào thực nghiệm trong vòng 7 tuần. Theo chương trình thời gian ngoại khóa mỗi tuần là 3 buổi,

mỗi buổi 2 tiết, riêng tuần 1 có 4 buổi và 1 buổi kiểm tra ban đầu và tuần 7 có 4 tiết 1 tiết kiểm tra kết thúc. Chính vì vậy số thời gian dành cho tập luyện và thực nghiệm là 23 tiết trong vòng 7 tuần. Sau khi tham khảo một số kế hoạch huấn luyện, giảng dạy khác chúng tôi xây dựng kế hoạch tập luyện trong vòng 7 tuần cho nhóm thực nghiệm theo bảng 3.4.

Bảng 3.4. Bảng kế hoạch thực nghiệm trong 7 tuần.

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7

Số tiết Tên bài tập

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Bài tập 1

Kiểm tra ban đầu

+ +

Kiểm tra kết thúc

Bài tập 2 + + + +

Bài tập 3 + + +

Bài tập 4 + + + +

Bài tập 5 + + +

Bài tập 6 + + + +

Bài tập 7 + + +

Bài tập 8 + + +

3.2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả đá bóng bằng mu bàn chân cho đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định.

3.2.3.1. Tổ chức thực nghiệm:

Để thực hiện hiệu quả các bài tập trên chúng tôi đã ứng dụng một số bài tập đã lựa chọn vào quá trình thực nghiệm: Đối tượng thực nghiệm là 40 học sinh nam trong đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định. Chúng tôi phân chia 40 VĐV ra làm 2 nhóm:

+ Nhóm thực nghiệm: Gồm 20 học sinh là cầu thủ của đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định.

+ Nhóm đối chứng: Gồm 20 học sinh là cầu thủ của đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định.

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 04 năm 2012.

- Địa điểm thực nghiệm: SVĐ trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định.

- Nội dung thực nghiệm: Các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân – Nam Định.

Bài tập 1: Bài tập mô phỏng kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân (không có đà và có đà).

+ Mục đích: Hình thành khái niệm và định hình cấu trúc kỹ thuật động tác.

+ Yêu cầu: Mô phỏng đúng kỹ thuật, Các cử động phải nhịp nhàng và có sự nối tiếp nhau.

+ Số lần lặp lại: Mỗi em thực hiện 10 lần.

+ Tổ chức tập luyện: Đứng thành 1 hàng ngang và dãn cách đều cự ly

+ Nội dung tập luyên: Các em mô phỏng kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân (có đá và không có đà).

Bài tập 2: Bài tập đá bóng cố định xa 30m trong hành lang rộng 5m.

+ Mục đích: Hình thành yếu lĩnh động tác.

+ Yêu cầu: Bóng bay nhanh và trong khoảng giới hạn 5m.

+ Số lần lặp lại: Mỗi em thực hiện 10 lần.

+ Tổ chức tập luyện: Các em xếp thành 2 hàng ngang cách nhau 30m và sút bóng qua lại cho nhau.

+ Nội dung bài tập: Các em đứng cách nhau 30m, thực hiện chạy đà sút bóng cho em đứng hàng bên kia, dùng kỹ thuật sút bóng bằng mu trong bàn chân.

Bài tập 3: Bài tập đá bóng động có người phục vụ.

+ Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật đá bóng, nâng cao độ chính xác trong quá trình thực hiện kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân.

+ Yêu cầu: Bóng đi nhanh và mạnh, đúng kỹ thuật.

+ Số lần lặp lại: Mỗi em thực hiện 5 lần.

+ Tổ chức tập luyện: Đứng thành hàng dọc và thực hiện theo dòng nước chảy.

+ Nội dung tập luyện: Mỗi em cầm bóng lần chuyền bóng cho người phục vụ phía trước đá chân trở lại sau đó người đó di chuyển lên trước để sút bóng vào cầu môn. Khoảng cách 20m.

Bài tập 4: Bài tập phát triển sức nhanh, chạy 3m sau đó chạy ngược 1,5m và quay ngược lại chạy về đích.

+ Mục đích: Nâng cao trình độ thể lực, khả năng phản xạ và tăng tốc độ trong thi đấu.

+ Yêu cầu: Thực hiện đúng bài tập và chú ý nghe hiệu lệnh, thực hiện hết sức.

+ Số lần lặp lại: 3 tổ mỗi tổ 5 lần, thời gian nghỉ giữa các tổ 1 phút.

+ Tổ chức tập luyện: Đứng thành hàng dọc và thực hiện theo dòng nước chảy.

+ Nội dung bài tập: Nghe hiệu lệnh của giáo viên chạy 3m nghe hiệu lệnh còi lập tức chạy ngược lại 1,5m sau đó quay người chạy lại về đích cách 15m.

Bài tập 5: Bài tập đá bóng phối hợp nhóm.

+ Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật đá bóng, nâng cao cảm giác xử lý bóng trong các tình huống khác nhau.

+ Yêu cầu: Sử lý bóng nhanh và gọn, chuyền bóng thuận lợi cho bạn cùng chơi.

+ Thời gian: Trong vòng 15 phút.

+ Tổ chức tập luyện: Đứng thành vòng tròn, người làm ma đứng trong.

+ Nội dung bài tập: Nhóm từ 4 đến 5 người đứng thành vòng tròn, một người vào giữa làm ma. Khi chơi ma chạm được vào bóng của người nào, người đó sẽ thay vào làm ma.

Bài tập 6: Bài tập sút bóng bằng mu trong bàn chân tại chỗ sút cầu môn.

+ Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật đá bóng, điều khiển lực và đường bay của trái bóng.

+ Yêu cầu: Đúng kỹ thuật, bóng đi chuẩn xác, lực bóng đi nhanh và mạnh + Số lần lặp lại: Mỗi em thực hiện 10 lần

+ Tổ chức tập luyện: Đứng thành hàng dọc, thực hiện theo dòng nước chảy.

+ Nội dung bài tập: Đặt bóng cách gôn 11 người 20m, có thủ môn, thực hiện sút bóng bằng mu trong bàn chân vào gôn.

Bài tập 7: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn.

+ Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật, nâng cao khả năng kiểm soát bóng, tốc độ và độ chính xác và sự khéo léo.

+ Yêu cầu: Đi bóng khéo léo không để chạm cọc, sút bóng chính xác, đúng kỹ thuật.

+ Số lần lặp lại: Mỗi em thực hiện 10 lần.

+ Tổ chức tập luyện: Xếp thành hàng dọc và thực hiện theo dòng nước chảy.

+ Nội dung tập luyện: Đặt 5 cọc trên 1 đường thẳng và mội cọc cách nhau 2m, kẻ 1 đường thẳng cách cọc dưới cùng là 2m và cách gôn 11m. thực hiện dẫn bóng lần lượt qua các cọc và sút cầu môn sau vạch giới hạn.

Bài tập 8: Bài tập đá bóng bằng mu trong vào mục tiêu cố đinh trên tường.

+ Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật đá bóng, nâng cao độ chính xác khi thực hiện kỹ thuật trong các điều kiện và mục tiêu khác nhau.

+ Yêu cầu: Thực hiện đúng kỹ thuật, bóng không chạm đất, chính xác.

+ Số lần lặp lại: Mỗi em thực hiện 5 lần.

+ Tổ chức thực nghiệm: Xếp thành hàng dọc và thực hiện theo dòng nước chảy.

+ Nội dung bài tập: Đặt bóng cách tường 20m, và tường chia thành các ô 1x1m đánh số thứ tự 1, 2, 3… Sau đó từng người thực hiện sút bóng bằng mu trong bàn chân vào ô theo yêu cầu của giáo viên.

3.2.3.2. Tiến hành thực nghiệm

Sau khi chia nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích ban đầu thông qua thành tích thực hiện kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân sút cầu môn và thông qua 3 Test kiểm tra đã chọn của 2 nhóm.

Kết quả thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm khi thực hiện kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân sút cầu môn được trình bày dưới bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra của hai nhóm trước thực nghiệm( nA=nB=20)

TT Kết quả Test kiểm tra

TN

A _

X

ĐC

B _

X

2 ttính tbảng P

1

Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn ( mỗi chân 5 quả)

2,6 2,45 0,94 0,5 1,96 0,0 5 2

Sút bóng tại chỗ vào cầu

môn ( mỗi chân 5 quả) 2,1 2,05 0,7 0,1

9 1,96 0,05 3

Đá bóng bằng mu trong bàn chân vào mục tiêu cố định trên tường (mỗi chân 5 quả)

2,15 2,1 0,79 0,1

7 1,96 0,05 Qua kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy:

- Test 1:Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn ( mỗi chân 5 quả) : Ttính = 0,5 < Tbảng =1,96

- Test 2: Sút bóng tại chỗ vào cầu môn ( mỗi chân 5 quả) :

Ttính = 0,19 < Tbảng =1,96 - Test 3: Đá bóng bằng mu trong bàn chân vào mục tiêu cố định trên tường( mỗi chân 5 quả):

Ttính = 0,17 < Tbảng =1,96

Như vậy sự khác nhau giữa hai nhóm thực hiện và đối chứng là không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P > 0,05. Hay nói cách khác thành tích ban đầu của 2 nhóm là tương đương nhau.

Sau 7 tuần tiến hành thực nghiệm đã xây dựng tôi tiến hành kiểm tra lại khả năng sút bóng bằng mu trong bàn chân của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của bài tập đã lựa chọn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra của hai nhóm sau thực nghiệm( nA=nB=20)

TT Kết quả Test kiểm tra

TN

A _

X

ĐC

B _

X

 2 ttính tbảng P

1 Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn ( mỗi chân 5 quả)

3,6 2,75 0,86 2,9 1,96 0,05

2 Sút bóng tại chỗ vào cầu

môn ( mỗi chân 5 quả) 3,45 2,75 0,7 2,69 1,96 0,05

3

Đá bóng bằng mu trong bàn chân vào mục tiêu cố định trên tường (mỗi chân 5 quả)

3,6 2,85 0,87 2,5 1,96 0,05

Qua kết quả kiểm tra ở bảng 3.6 cho thấy:

- Test 1: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn ( mỗi chân 5 quả).

Ttính = 2,9 > Tbảng =1,96

- Test 2: Sút bóng tại chỗ vào cầu môn ( mỗi chân 5 quả).

Ttính = 2,69 > Tbảng =1,96

- Test 3: Đá bóng bằng mu trong bàn chân vào mục tiêu cố định trên tường ( mỗi chân 5 quả).

Ttính = 2,5 > Tbảng = 1,96

Như vậy sự khác biệt giữa hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 0,05. Nói cách khác sau khi tập luyện theo các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn của nhóm thực nghiệm đã hơn hẳn thành tích của nhóm đối chứng. Điều này cho thấy các bài tập tôi lựa chọn đã phát huy hiệu quả hơn hẳn so với những bài tập truyền thống. Từ đó có thể kết luận các

bài tập tôi lựa chọn để nâng cao khả năng sút bóng bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Tống Văn Trân - Nam Định là có hiệu quả tốt.

Kết quả về sự thay đổi của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm trước và sau thực nghiêm được trình bày ở biểu đồ 3.1 - 3.2 - 3.3.

Biểu đồ 3.1: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn ( mỗi chân 5 quả).

2.45

2.6 2.75

3.6

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

Trước TN Sau TN

Ghi chú : Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

Biểu đồ 3.2: Sút bóng tại chỗ vào cầu môn (mỗi chân 5 quả)

2.05 2.10

2.75

3.45

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

Trước TN Sau TN

Ghi chú : Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

Biểu đồ 3.3: Đá bóng bằng mu trong bàn chân vào mục tiêu cố định trên tường (mỗi chân 5 quả)

2.10 2.15

2.85 3.60

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

Trước TN Sau TN

Ghi chú : Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả đá bóng bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT tống văn trân nam định (Trang 30 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)