CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỸ HÀO, TỈNH HƢNG YÊN HIỆN NAY
2.1. Vài nét về lịch sử phát triển của trường Trung học phổ thông Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên là một trong những tỉnh nằm ở Đồng bằng sông Hồng, là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế - văn hóa - chính trị và giáo dục... mạnh mẽ của khu vực phía Bắc.
Giáo dục là một lĩnh vực được đặc biệt chú trọng ở nước ta. Hiện nay, tỉnh Hưng Yên có 37 trường THPT (công lập và dân lập). Trường THPT Mỹ Hào tiền thân là trường cấp 3 Bần Yên Nhân - một trong hai trường công lập của tỉnh Hưng Yên được thành lập tháng 09/1961. Nằm trên quê hương Mỹ Hào, mảnh đất anh hùng truyền thống văn hiến, qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã không ngừng phấn đấu để khẳng định vị trí của mình trong hệ thống giáo dục và đào tạo của tỉnh. Nhiều năm qua, nhà trường liên tục giữ vững danh hiệu trường Tiên tiến xuất sắc, Cơ quan đơn vị văn hóa tỉnh. Thành tích mà của trường đã được ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước, Chính phủ: Huân chương Lao Động hạng Ba năm 1996, Huân chương Lao Động hạng Nhì năm 2009, Cờ Thi đua của Chính phủ năm 2007, 2011. Nhiều lần trường được tặng Cờ, Bằng khen của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên, Bộ GD & ĐT. Mỹ Hào là một trong những chiếc nôi đào tạo các thế hệ học sinh có đủ tài và đức phục cho sự nghiệp phát triển của nước nhà. Trong chiến tranh chống giặc ác liệt, thầy và trò trường Mỹ Hào đã vượt bom, đạn, bám lớp, bám trường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tiếp tục phát huy tinh thần đó để vượt qua khỏi thời kì khó khăn sau chiến tranh (1973-1986). Cùng với cả nước, thầy và trò trường Mỹ Hào năng động, sáng tạo thực hiện những chủ trương mới về giáo dục do Đại hội Đảng lần VI đề ra. Trường có một đội ngũ các bộ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, Mỹ Hào luôn là một trong những trường dẫn
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận
SVTH: Kiều Thị Liên 22 Lớp: K34B – SP GDCD đầu về số lượng và chất lượng giáo viên giỏi cấp tỉnh. Tổng số lớp của ba khối là 36 lớp, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm từ 99 - 100%, tỷ lệ đỗ vào đại học đạt từ 15 - 20%
tổng số học sinh khối 12. Cơ sở vật chất tương đối khang trang do sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự đóng góp của nhiều nhà hảo tâm và sự tự nguyện của phụ huynh học sinh ở các khóa. Đó cũng là một thành công trong công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường. Trường đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia vào ngày 05/03/2010 - kết quả của cả một quá trình phấn đấu của các thế hệ thầy và trò trường THPT Mỹ Hào.
Trước những yêu cầu đổi mới theo tinh thần “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa để đưa nền giáo dục nước nhà vào thế ổn định, với chất lượng giáo dục toàn diện...” thì toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường phải phấn đấu hơn nữa để phát huy thế mạnh hơn 50 năm qua và luôn đạt được sự tín nhiệm của nhân dân.
2.2. Thực trạng công tác đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Để phán ánh đúng thực trạng công tác đánh giá kết quả học tập môn GDCD ở trường THPT Mỹ Hào (tỉnh Hưng Yên), chúng tôi đã khảo sát 25 giáo viên hiện đang trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD ở ba trường THPT tỉnh Hưng Yên: Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang và 200 học sinh thuộc ba khối 10, 11, 12 của trường THPT Mỹ Hào - Hưng Yên. Tất cả các giáo viên đều có trình độ là cử nhân sư phạm khoa Giáo dục Chính trị.
Mục đích điều tra là tìm hiểu về nhận thức của giáo viên đối với vấn đề công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh, tìm hiểu thực tế việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh mà họ đang tiến hành trong quá trình dạy học và những kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Từ kết quả thu được qua điều tra, tôi xử lý, phân tích, tổng hợp các số liệu phản ánh thực trạng kiểm tra, đánh giá và phân tích nguyên nhân hạn chế của vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh.
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận
SVTH: Kiều Thị Liên 23 Lớp: K34B – SP GDCD 2.2.1. Nhận thức của giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân các trường trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên về công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh
Hầu hết các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn GDCD ở ba trường THPT đều có nhận thức tương đối đúng và đầy đủ về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Điều đó được thể hiện ở kết quả điều tra:
Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về vai trò của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối với quá trình dạy - học.
Vai trò của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Ý kiến (%) Cơ sở thực tế để giáo viên điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động học tập của
học sinh
92
Cơ sở thực tế để giáo viên hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động của mình.
88
Cơ hội giúp học sinh ôn tập, củng cố tri thức, phát triển trí tuệ. 96 Điều kiện để học sinh tự kiểm tra về mức độ lĩnh hội tri thức, trình độ kĩ
năng, kĩ xảo.
80
Công cụ để các cấp quản lí thực hiện chức năng của mình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học
76
Có tác dụng điều chỉnh cách dạy của giáo viên 100
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược lại từ học sinh: biết được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức; mức độ thành thạo về kĩ năng; khả năng sáng tạo trong vận dụng và tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó. Cho nên kiểm tra, đánh giá là cơ sở thực tế để giáo viên điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động học tập của học sinh. Nội dung này đương nhiên có sự nhất trí rất cao với 92% ý kiến giáo viên nhưng với nội dung kiểm tra, đánh gía là cơ sở để hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động học thì tỷ lệ nhất trí thấp hơn một chút với 88% ý kiến giáo viên. Điều này
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận
SVTH: Kiều Thị Liên 24 Lớp: K34B – SP GDCD phản ánh một thực tế chung hiện nay, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh mới làm tốt chức năng xác nhận những giá trị đạt được của quá trình học tập của học sinh còn các chức năng định hướng để dự báo khả năng của học sinh có thể đạt được trong quá trình học tập và chuẩn đoán nhằm hỗ trợ việc học tập còn nhiều hạn chế.
Với hai nội dung tiếp theo cũng có tỷ lệ là 96% ý kiến giáo viên đồng ý với kiểm tra đánh giá là cơ hội giúp học sinh ôn tập, củng cố tri thức, phát triển trí tuệ và 88% ý kiến đồng ý với kiểm tra, đánh giá là điều kiện để học sinh tự kiểm tra lĩnh hội tri thức, trình độ kỹ năng, kỹ xảo. Chúng ta thấy, có sự trùng hợp ở đây:
việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh hình như nó có tác động theo chiều từ phía giáo viên đến học sinh mạnh hơn sự tác động theo chiều ngược lại từ phía học sinh trở lại giáo viên. Tức là học sinh là đối tượng chịu sự tác động của giáo viên như: kiểm tra, đánh giá là cơ sở thực tế để giáo viên điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động học tập của học sinh, cơ hội giúp học sinh ôn tập, củng cố tri thức, phát triển trí tuệ. Vai trò chủ đạo của người giáo viên đã được thể hiện rõ nhưng còn vai trò chủ động tích cực của học sinh thì còn mờ nhạt chăng? Khi tỷ lệ đồng ý của giáo viên với hai nội dung: kiểm tra, đánh giá là cơ sở để hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động của mình, điều kiện để học sinh tự kiểm tra về mức độ lĩnh hội tri thức, trình độ kỹ năng, kỹ xảo luôn thấp hơn mà đáng lẽ nó phải tương đồng vì kiểm tra, đánh giá là cơ sở thực tế để giáo viên điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động học tập của học sinh đồng thời là cơ sở để hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động học của mình và kiểm tra, đánh giá là cơ hội giúp học sinh ôn tập, củng cố tri thức, phát triển trí tuệ đồng thời là điều kiện học sinh tự kiểm tra về mức độ lĩnh hội tri thức, trình độ kỹ năng, kỹ xảo. Mối quan hệ tác động qua lại giữa vai trò chủ đạo của giáo viên và vai trò chủ động, tích cực của học sinh phải được thể hiện trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là công cụ để các cấp quản lí thực hiện chức năng của mình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Mọi giáo viên cần nhận thức tốt vấn đề này để nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận
SVTH: Kiều Thị Liên 25 Lớp: K34B – SP GDCD thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh điều đó giúp Ban Giám hiệu nhà trường nắm bắt được tình hình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên trong nhà trường. Nếu kết quả kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh là khách quan, chính xác thì nó chính là thông tin ngược cho Ban Giám hiệu biết được hiệu quả của các quyết định, các kế hoạch và khả năng thực thi của chúng. Thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm phát hiện ra những lệch lạc, trì trệ trong hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh để có ngay những quyết định khắc phục tình hình, có những điều chỉnh trong công tác điều hành và cải tiến các biện pháp chỉ đạo nhằm đạt kết quả cao nhất của quá trình dạy học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học nói riêng và trong hoạt động giáo dục và đào tạo nói chung.
Để tiến hành tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thì cần có quy trình thực hiện bao gồm các giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện, giai đoạn tổng kết; trong mỗi giai đoạn lại có nhiều bước. Chính vì vậy muốn thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thì không thể chỉ có ý thức nỗ lực của từng giáo viên với học sinh của mình, sẽ không có kết quả tốt nếu thiếu sự chỉ đạo sâu sát của Ban Giám hiệu nhà trường với công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nhưng hình như giáo viên chưa quan tâm đúng mức với vấn đề này, chỉ có 76% ý kiến giáo viên đồng ý với nội dung: kiểm tra, đánh giá là công cụ để các cấp quản lí thực hiện chức năng của mình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Theo tôi, kết quả điều tra trên không hoàn toàn phản ánh nhận thức của của giáo viên (biết hay không biết vai trò này của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh) mà nó phản ánh thực tế là giáo viên chưa có sự quan tâm đúng mức với vấn đề này và đây là một tồn tại cần có sự thay đổi ngay để công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đạt được hiệu quả cao hơn. Sự kết hợp giữa bộ phận thực hiện và bộ phận điều hành, quản lý phải hết sức chặt chẽ, gắn kết, đó là mối quan hệ giữa giáo viên và Ban Giám hiệu nhà trường.
Hiện tại, môn GDCD trong nhà trường THPT hiện không nằm trong các môn thi tốt nghiệp hay các môn thi chung của trường. Nên việc kiểm tra, đánh giá
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận
SVTH: Kiều Thị Liên 26 Lớp: K34B – SP GDCD kết quả học tập vẫn tiến hành riêng ở từng lớp với sự giám sát của giáo viên đảm trách, tất nhiên là có sự thống nhất về nội dung cần kiểm tra do tổ chuyên môn quyết định trên cơ sở chương trình chung của Bộ giáo dục và đào tạo. Chính vì vậy, ở mỗi lớp giáo viên sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng các phương pháp khác nhau và thời điểm tiến hành kiểm tra và trả bài cho học sinh cũng xê dịch trong khoảng hai tuần. Tóm lại việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đều được tiến hành độc lập do từng giáo viên đảm nhiệm. Như vậy, thật khó có thể nói tới khái niệm “chuẩn” trong các quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập riêng lẻ này và cuối cùng kết quả học tập của học sinh được thể hiện bằng điểm số mà mỗi giáo viên đánh giá, cách đánh giá như vậy là dựa vào sự so sánh giữa học sinh này với học sinh khác trong một lớp học, phép đo như vậy không thể chính xác, khách quan.
2.2.2. Nhận thức của học sinh Trung học phổ thông Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên về vai trò của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Đa số học sinh được hỏi đều hiểu được tác dụng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thể hiện ở kết quả khảo sát nhận thức của học sinh về vai trò của kiểm tra, đánh giá đối với quá trình học tập như sau:
Bảng 2: Nhận thức của học sinh về vai trò của kiểm tra, đánh giá đối với quá trình học tập của học sinh
Vai trò của kiểm tra, đánh giá đối với quá trình học tập của học sinh
Ý kiến (%)
Nhằm phân loại học sinh. 93,5
Là cơ sở để xét lên lớp hay ở lại. 73
Giúp học sinh củng cố tri thức, phát triển trí tuệ. 96
Động viên, khuyến khích học sinh học tập. 78
Có tác dụng điều chỉnh cách học của học sinh. 98
Giúp học sinh biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình. 91 Giúp giáo viên nắm được tình hình học tập của học sinh để có cách
thức tác động cho phù hợp.
71,5
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận
SVTH: Kiều Thị Liên 27 Lớp: K34B – SP GDCD 93,5% ý kiến của học sinh cho rằng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nhằm phân loại học sinh thuộc loại học lực nào (giỏi, khá hay trung bình, yếu), nhưng khi được hỏi chi tiết hơn (Vậy căn cứ vào đâu để thầy, cô đánh giá được kết quả học tập của từng học sinh thuộc loại nào?) thì tỷ lệ giữa hai ý kiến của các em đều ngang nhau: một là so với mục tiêu chung đã xác định trước; hai là so với tương quan chung với các bạn học cùng khác. Dù hiểu theo nghĩa nào thì đánh giá kết quả học tập cũng phản ánh kết quả mà các em đạt được sau một giai đoạn học tập.
Quá trình học tập của học sinh là quá trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức mới, củng cố, vận dụng, kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm biến chúng thành tài sản của bản thân. Hoạt động của học sinh không phải bằng sự tiếp nhận những kết quả có sẵn mà phải bằng hoạt động nhận thức tích cực, chủ động của bản thân học sinh. Học sinh là chủ thể nhận thức, tính chất hành động học của bản thân học sinh có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng tri thức mà họ tiếp thu. Quá trình học tập của học sinh có thể diễn ra dưới tác động trực tiếp của giáo viên như diễn ra trong tiết học trên lớp, hoặc dưới tác động gián tiếp của giáo viên như việc tự học ở nhà của học sinh; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập dưới tác động của giáo viên hoặc tự kiểm tra, đánh giá và qua đó tự điều chỉnh trong tiến trình học tập của mình, cải tiến phương pháp học tập của mình. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phản ánh kết quả mà các em đạt được sau một giai đoạn học tập. Kết quả đó phản ánh tính chất của hoạt động học tập của học sinh cho thấy mức độ tích cực, chủ động, tự giác trong học tập của cá nhân học sinh. Từ sự phân tích đó cho thấy có sự hợp lí giữa các kết quả khảo sát 96% ý kiến học sinh đồng ý với kiểm tra, đánh giá giúp học sinh củng cố tri thức, phát triển trí tuệ và 98% ý kiến cho rằng kiểm tra, đánh giá có tác dụng điều chỉnh cách học tập của học sinh, 91% ý kiến của học sinh đồng ý kiểm tra, đánh giá giúp học sinh biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình trong quá trình học tập để tự lựa chọn phương pháp, phương tiện học phù hợp. Trong khi đó chỉ có 78% ý kiến học sinh đồng ý với kiểm tra, đánh giá có vai trò động viên, khuyến khích học sinh học tập. Tỉ lệ này chưa cao, có lẽ bởi việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh còn mang nặng tính bắt buộc, gò ép