Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông mỹ hào, tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 49 - 69)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN HIỆN NAY

3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên hiện nay

3.2.1. Đảm bảo độ tin cậy trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân

*Mục đích

Nhằm nâng cao tính chính xác, trung thực, khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá, phản ánh được chất lượng học tập thực sự của học sinh đối với môn học. Trong mỗi nội dung cần kiểm tra cần đảm bảo thể hiện được những yêu cầu cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh cần phải có khi tham gia học tập bộ môn.

Tính phân hóa: Các tiêu chí của một đề kiểm tra phải phân loại các học sinh theo nội dung cần kiểm tra ở những mức độ cần đạt, bao gồm việc nắm kiến thức,

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận

SVTH: Kiều Thị Liên 50 Lớp: K34B – SP GDCD mức độ thành thạo các kỹ năng cơ bản, đặc thù của bộ môn; thái độ của học sinh cần được hình thành khi tham gia quá trình học tập.

- Khi ra đề kiểm tra cần chú ý tới tốc độ làm bài kiểm tra. Đây là một vấn đề cần phải được lưu ý bởi khi chuyển từ thói quen kiểm tra và làm bài kiểm tra bằng tự luận chỉ gồm ít câu hỏi với một phổ kiến thức tương đối hẹp sang kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan với số lượng câu hỏi nhiều hơn và một phổ kiến thức rộng hơn học sinh sẽ bị lúng túng và kết quả kiểm tra của học sinh sẽ không phản ánh được một cách chính xác kết quả học tập.

- Thiết lập ma trận hai chiều, trong đó một chiều thể hiện các nội dung kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, một chiều là mức độ nhận thức của học sinh theo phân loại nhận thức của B.S. Bloom. Việc thiết kế ma trận hai chiều cho một đề kiểm tra là rất cần thiết bởi

+ Đưa ra một cấu trúc hợp lý, cân đối nhằm xác định được đầy đủ các nội dung cần kiểm tra của mỗi chương, phần hay toàn bộ nội dung của môn học.

+ Thể hiện được số lượng những câu hỏi đảm bảo cân đối về thời lượng cũng như mức độ quan trọng của từng nội dung đã học.

+ Thể hiện được cụ thể các yêu cầu về mức độ nhận thức của mỗi nội dung cần kiểm tra.

- Tiến hành kiểm tra một cách khoa học, nghiêm túc là điều kiện để khách quan để có thể đánh giá đúng đắn trình độ nắm tri thức, kĩ năng, kĩ xảo hiện có của học sinh. Để đạt được yêu cầu đó đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có tinh thần, trách nhiệm cao. Khi coi kiểm tra, giáo viên phải thể hiện được những năng lực sư phạm cần thiết. Đó là, phải tạo được không khí tiếp xúc vừa nghiêm túc vừa nhẹ nhàng với với học sinh để các em giảm bớt tâm lí lo lắng, căng thẳng giúp học sinh có tinh thần bình tĩnh, tự tin làm bài. Sự nhắc nhở đối với học sinh trong quá trình kiểm tra, đánh giá là điều sẽ xảy ra, giáo viên cần đảm bảo yêu cầu giáo tiếp có văn hóa - sư phạm, tránh gây ra những hành động, thái độ tiêu cực ở học sinh.

- Tổ chức chấm bài kiểm tra, là khâu cuối của quá trình kiểm tra, đánh giá, nếu chấm bài không đảm bảo khách quan, chính xác thì quá trình kiểm tra, đánh giá

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận

SVTH: Kiều Thị Liên 51 Lớp: K34B – SP GDCD bao gồm tất cả các khâu trước đó như: ôn tập, thiết kế đề, coi kiểm tra sẽ không còn giá trị. Việc kiểm tra kết quả học tập môn GDCD ở THPT, thường do giáo viên trực tiếp giảng dạy thực hiện tất cả các khâu trên một cách độc lập, trên cơ sở có sự thống nhất về nội dung ôn tập theo phân phối chương trình đã học. Để đảm bảo độ tin cậy cao trong đánh giá, ngoài việc thống nhất về nội dung ôn tập còn cần xây dựng quỹ đề chung trong nhóm chuyên môn để sử dụng cho những bài kiểm tra định kì của học sinh, đồng thời có sự thống nhất về đáp án, thang điểm dựa trên việc xác định các tiêu chí đánh giá cụ thể. Trong kiểm tra học kì, cần thiết phải có sự hoán đổi giáo viên giữa các lớp cùng khối, trong việc coi kiểm tra và chấm bài.

Cuối cùng, kiểm tra, đánh giá chính là một phương pháp trong dạy học, giúp cho giáo viên và nhà trường đánh giá được kết quả hoạt động dạy học và giáo dục của mình, giúp cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. Kiểm tra, đánh giá không phải là khâu cuối cùng theo nghĩa kết thúc mà nó là một khâu có ý nghĩa đánh dấu một mốc nào đó cần đạt được trong quá trình dạy - học, để chuyển tiếp lên một giai đoạn mới cao hơn. Đảm bảo độ tin cậy trong kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa quyết định chất lượng dạy - học, khẳng định giá trị của kết quả học tập của học sinh.

*Cách thức tiến hành

Các bước chuẩn bị thực hiện của giáo viên.

1. Giai đoạn chuẩn bị

Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng và hình thức đánh giá.

- Xác định đúng mục đích sẽ giúp cho các khâu tiếp theo được thực hiện dễ dàng hơn.

- Xác định yêu cầu kiểm tra, đánh giá. Tùy theo mục đích và đối tượng khác nhau mà đề ra những yêu cầu khác nhau.

- Xác định đối tượng kiểm tra, đánh giá. Điều đó, sẽ giúp giáo viên có những quyết định lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức đánh giá phù hợp với đối tượng.

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận

SVTH: Kiều Thị Liên 52 Lớp: K34B – SP GDCD - Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá. Nội dung kiểm tra, đánh giá chính là nội dung học tập của học sinh. Vì vậy, người giáo viên phải xác định rõ nội dung học tập với những mục tiêu cụ thể cần đạt được là gì để căn cứ vào đó xây dựng chuẩn và thang đánh giá, đồng thời giúp học sinh có những định hướng trong hoạt động học tập. Nội dung kiểm tra, đánh giá có thể hơi cao hơn so với trình độ học sinh (đòi hỏi tư duy và suy luận), nhưng không được quá khó, để kích thích tính tìm tòi, sáng tạo, hứng thú.

- Xác định hình thức kiểm tra, đánh giá cho phù hợp.

Bước 2: Xây dựng chuẩn và thang đánh giá (ra đề, thiết kế đáp án và biểu điểm).

Đây là một bước khó khăn nhất và đòi hỏi trí tuệ cao nhất trong toàn bộ quy trình kiểm tra, đánh giá. Một đề kiểm tra đặt ra yêu cầu cần phải bao quát được toàn bộ nội dung học tập với những mục tiêu học tập cần thiết đã được xác định từ trước, phải đánh giá được khả năng ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và khả năng sángtạo của học sinh. Không những vậy, đề thi còn phải đảm bảo phù hợp với đối tượng.

Đối với đáp án và biểu điểm phải thiết kế chi tiết, chính xác và khoa học sao cho đó chính là “thước đo” chính xác nhất, có thể định tính, định lượng được kết quả học tập của tất cả học sinh trong kiểm tra, đánh giá.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp và phương tiện kiểm tra, đánh giá.

Sau khi xây dựng chuẩn về thang đánh giá, giáo viên cần cân nhắc lựa chọn phương pháp và phương tiện kiểm tra, đánh giá đã xác định ở bước 1 cùng với điều kiện thực tế cho phép.

Trong quy trình kiểm tra, đánh giá, giai đoạn chuẩn bị của giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Những kết quả thu được ở giai đoạn sau có chính xác hay không, có đo được cái cần đo hay không, có tác dụng định hướng điều chỉnh quá trình dạy học hay không?... Điều đó phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn chuẩn bị này.

2. Giai đoạn thực hiện

Giai đoạn này đòi hỏi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm và năng lực sư phạm tốt khi thực hiện.

Bước 1: Tiến hành kiểm tra, đánh giá.

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận

SVTH: Kiều Thị Liên 53 Lớp: K34B – SP GDCD Để tiến hành kiểm tra, đánh giá, giáo viên sẽ sử dụng chuẩn và thang đánh giá đã được xác định nhằm thu thập và xử lý thông tin. Cụ thể là, yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra hoặc thực hiện các thao tác cần thiết theo đề bài yêu cầu, để thu thập những thông tin về kết quả học tập của học sinh, còn giáo viên căn cứ vào đáp án và biểu điểm để lượng giá kết quả đó.

Khi thực hiện bước này, giáo viên cần lưu ý đến kỹ thuật, đến quy chế và tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá. Cố gắng thực hiện, sao cho thu thập được những sản phẩm trung thực nhất phản ánh đúng khả năng đạt được của học sinh.

Đồng thời chấm bài cũng phải công tâm, nghiêm túc, sáng suốt và sửa chữa ngay những lỗi mắc phải của học sinh trong bài kiểm tra (kể cả lỗi chính tả)

Bước 2: Phân tích kết quả.

Trên cơ sở những kết quả thu được sau khi lượng giá những sản phẩm học tập của học sinh, đầu tiên giáo viên tiến hành phân tích toàn bộ để xác định giá trị tổng thể đạt được, sau đó phân tích kỹ hơn ở những đối tượng đặc biệt cần lưu ý (học sinh giỏi, học sinh yếu, hoặc các bài đạt kết quả cao, các bài đạt kết quả thấp, các bài gây ấn tượng...). Từ đó tổng hợp lại đề tìm nguyên nhân của kết quả đạt được, rút ra những mặt mạnh để phát huy, những mặt yếu để khắc phục.

3. Giai đoạn kết thúc Bước 1: Công bố kết quả.

Những kết quả thu được phải thông báo cho học sinh trong thời gian sớm nhất. Đây chính là bước trả và chữa bài kiểm tra để học sinh rút kinh nghiệm và điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân. Vì vậy, với những bài kiểm tra có sản phẩm cụ thể (ví dụ bài kiểm tra viết, bài vẽ...) thì phải trả bài kiểm tra đó cho học sinh với lời nhận xét chi tiết. Không những vậy, giáo viên cần giới thiệu những bài làm tốt, có sáng tạo để các học sinh khác học tập nhưng quan trọng hơn giáo viên phải nêu những lỗi mắc phải của học sinh để nhắc nhở các em cần tránh, rút kinh nghiệm từ cái sai, khi kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan, không chỉ đếm “ô”

đúng tính điểm mà chính những “ô” sai cần giáo viên tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân,

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận

SVTH: Kiều Thị Liên 54 Lớp: K34B – SP GDCD để điều chỉnh phương pháp dạy - học; lắng nghe những ý kiến thắc mắc hay phải hồi từ học sinh để có sự giải đáp đáp thỏa đáng...

Bước 3: Ra quyết định mới.

Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh và những kết luận đã được rút ra ở giai đoạn thực hiện, giáo viên sẽ có những quyết định mới để điều chỉnh quá trình dạy học sao cho phù hợp nhằm giúp học sinh đạt kết quả học tập ở giai đoạn sau tốt hơn.

Các bước cần thực hiện của học sinh.

1. Giai đoạn chuẩn bị.

Bước 1: Nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá.

Để chuẩn bị cho một bài kiểm tra, học sinh cũng cần phải nắm vững những vấn đề này để định hướng ôn tập và rèn luyện. Học sinh cần phải tiến hành ôn tập một cách có hệ thống các tri thức đã học, rèn luyện kĩ năng thực hành, liên hệ thực tiễn. Tuyệt đối tránh cách hiểu chuẩn bị kiểm tra là đối phó với việc kiểm tra, đánh giá (học tủ, học lệch, học để có điểm cao).

Bước 2: Ôn tập và rèn luyện

Trên cơ sở những định hướng ở bước 1, học sinh bằng nhiều hình thức học tập khác nhau như tự học, học theo nhóm hoặc với sự giúp đỡ của giáo viên để trau dồi những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết theo nội dung học tập với những mục tiêu cụ thể cần đạt được.

Bước 3: Chuẩn bị tâm thế làm bài kiểm tra.

Trước khi làm bài kiểm tra, học sinh chỉ ôn tập và rèn luyện thôi thì chưa đủ mà còn phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để làm bài kiểm tra đó. Họ phải tin vào những vấn đề đã ôn tập và rèn luyện, tin vào khả năng sẽ thể hiện những vấn đề đó trong bài kiểm tra của mình. Không những vậy, học sinh cần tin vào sự khách quan, công bằng và chính xác của giáo viên khi tiến hành kiểm tra, đánh giá. Có được niềm tin nói trên, học sinh sẽ có một tâm trạng nhẹ nhàng, thoái mái khi làm bài kiểm tra và điều đó sẽ giúp họ thể hiện một cách tốt nhất kết quả học tập của bản thân mình.

1. Giai đoạn thực hiện.

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận

SVTH: Kiều Thị Liên 55 Lớp: K34B – SP GDCD Bước 1: Tiến hành làm bài kiểm tra.

Đây là bước thể hiện những kết quả mà học sinh thu được trong quá trình học tập. Để có được kết quả tốt, học sinh cần phát huy tối đa khả năng của mình, huy động những tri thức và kỹ năng đã có để giải quyết vấn đề đặt ra. Đồng thời có thái độ làm bài trung thực và nghiêm túc, tôn trọng giáo viên và không làm phiền đến các bạn xung quanh.

Bước 2: Tự đánh giá kết quả học tập của mình.

Đây là một bước hết sức cần thiết ở mỗi học sinh, điều đó thể hiện sự chủ động và nhu cầu tiến bộ của các em trong học tập. Khi các em tự đánh giá kết qảu học tập của mình, là một lần được củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện kỹ năng đánh giá. Cần khuyến khích động viên các em và hướng dẫn các em những kỹ thuật đánh giá, sao cho việc tự đánh giá đó ngày càng chính xác.

1. Giai đoạn kết thúc.

Bước 1: Chủ động tiếp nhận kết quả.

Khi nhận được kết quả đánh giá của giáo viên về kết quả học tập của bản thân mình, học sinh cần xem xét lại bài kiểm tra, so sánh với đáp án và biểu điểm, so sánh với phần tự đánh giá của mình. Điều đó sẽ giúp các em phát hiện những sai sót của bản thân hay của giáo viên để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Bước 2: Định hướng cho giai đoạn học tập tiếp theo.

Đây chính là bước xác định những vấn đề cần điều chỉnh trong quá trình học tập tiếp theo của mỗi học sinh. Các em cần nhận thấy những mặt ưu điểm của mình để phát huy, những mặt yếu kém để bổ sung hay sửa đổi; cần đầu tư thêm thời gian hay sự chuyên cần cho một lĩnh vực nào đó; cần tăng cường đọc thêm những tài liệu nào... Những điều đó là cơ sở cho sự tiến bộ của các em và là cơ sở nâng cao chất lượng quá trình dạy học.

* Điều kiện thực hiện

Để đảm bảo độ tin cậy trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD, giáo viên cần phải thực hiện theo quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, bao gồm những bước cần thực hiện của giáo viên và học sinh. Trong đó, có những bước

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Quang Thuận

SVTH: Kiều Thị Liên 56 Lớp: K34B – SP GDCD giáo viên và học sinh thực hiện độc lập, có những bước phải phối kết hợp cùng thực hiện. Điều kiện tiên quyết là phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu trong mọi khâu của quá trình dạy học. Đặc biệt khâu tổ chức kiểm tra, đánh giá, phân tích kết quả để đảm bảo việc thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá của giáo viên và học sinh đúng, đầy đủ đồng thời phát hiện những ưu và nhược điểm trong quá trình thực hiện để đề ra phương hướng, biện pháp giải quyết. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học của từng lớp và có sự đồng đều giữa các lớp trong khối, trong trường.

3.2.2. Phối hợp các hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

* Mục đích

Mỗi hình thức kiểm tra, đánh giá đề có những chức năng riêng: để củng cố và vận dụng tri thức vào thực tiễn hay củng cố và mớ rộng những điều học; là điều kiện để chuyển tiếp sang phần tiếp theo. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá thì cũng rất phong phú, mỗi phương pháp đều có giá trị trong việc thu thập những thông tin về kết quả học tập của học sinh. Phương pháp nào cũng có ưu và nhược điểm của nó. Vì vậy, cần phối kết hợp các hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập để đánh giá được một cách toàn diện các mặt (tri thức, kỹ năng, thái độ) và đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá.

* Nội dung

Trong kiểm tra thường xuyên, kiểm tra, đánh giá được giáo viên tiến hành hàng ngày nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động của giáo viên và học sinh, thúc đẩy học sinh cố gắng tích cực học tập một cách liên tục, có hệ thống đồng thời tạo điều kiện để quá trình dạy học chuyển sang bước phát triển cao hơn. Kiểm tra, đánh giá hàng ngày được thực hiện qua quan sát một cách có hệ thống hoạt động của học sinh, qua việc lính hội những tri thức mới, ôn tập và củng cố tri thức cũ cũng như vận dụng tri thức vào thực tiễn. Hiện nay, giáo viên thường sử dụng hai phương pháp kiểm tra là vấn đáp và viết, để trả lời những câu hỏi ngắn (tự luận), với thời lượng không quá 10 phút, câu hỏi thường yêu cầu ở mưc độ: hiểu, biết, vận dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông mỹ hào, tỉnh hưng yên hiện nay (Trang 49 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)