Những thành tựu và nguyên nhân thành tựu của báo chí, truyền thông ở Hậu Giang

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của báo chí, truyền thông ở hậu giang hiện nay (Trang 31 - 43)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA BÁO CHÍ, TRUYỀNTHÔNG Ở HẬU GIANG THỜI GIAN VỪA QUA

2.1 Những thành tựu và nguyên nhân thành tựu của báo chí, truyền thông ở Hậu Giang

2.1.1 Những thành tựu của báo chí, truyền thông Đặc điểm tình hình

Năm 2011, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, cả nước nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng không tránh khỏi những khó khăn nhất định, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 11/ND- CP ngày 24/02/2011, của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định phát triển kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy mà Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hậu Giang đã phải tiết giảm chi phí hoạt động thêm 10% đã ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động báo chí, thông tin và truyền thông của ngành.

Theo đánh giá tình hình chung của buổi Hội nghị giao ban công tác thông tin – báo chí, truyền thông 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình báo chí và công tác quản lý báo chí có nhiều tiến bộ. Các cơ quan báo chí luôn bám sát định hướng tuyên truyền của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng trong cán bộ và quần chúng nhân dân;

thông tin về các kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí tỉnh nhà còn tập trung tuyên truyền các ngày lễ kỉ niệm trong năm, tuyên truyền các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của địa phương; công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay - chân - miệng, tuyên truyền cho việc xây dựng xã nông thôn mới.

Nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển chung của Tỉnh nhà đội ngũ báo chí, truyền thông không ngừng phát triển nhanh chóng, nâng lên về số lượng và chất lượng.

Bảng thống kê số lƣợng đội ngũ báo chí năm 2011- 2113

Năm Trình độ

2011- 2012

Tỉ lệ (%)

2013- 2014

Tỉ lệ (%)

Báo chí

Đại học 20 54,1 23 47,9

Cao đẳng 8 21,6 11 22,9

Trung cấp 6 16,2 8 16,7

Khác 3 8,1 6 12,5

Tổng 37 100 48 100

Nguồn: Phòng kế hoạch – tổ chức Báo Hậu Giang

Bảng thống kê số lƣợng đội ngũ truyền thông năm 2011- 2013

Năm

Trình độ 2011-2012 Tỉ lệ (%) 2013-2014 Tỉ lệ (%)

Truyền thông

Đại học 12 42,9 14 40

Cao đẳng 5 17,9 7 20

Trung cấp 7 25 9 25,7

Khác 4 14,2 5 14,3

Tổng 28 100 35 100

Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự Sở Thông tin và Truyền thông

Trong điều kiện có nhiều khó khăn (nguồn thu từ báo in, thu hút quảng cáo,…không cao), Ban biên tập đã chủ động tháo gỡ khó khăn, động viên, phát huy tinh thần đoàn kết, huyết tâm, hết lòng yêu nghề của đội ngũ cán bộ, phóng viên, cán bộ công chức trong cơ quan để vươn lên hoàn thành nhiệm vụ đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận.

Những thành tựu đạt đƣợc của hoạt động báo chí, truyền thông Một là, thành tựu trong hoạt động báo chí: Được quyết định thành lập từ đầu tháng 1/ 2004, Báo Hậu Giang đã nhanh chóng bắt tay vào ổn định tổ chức từ giữa tháng 1/ 2004, chuẩn bị mọi điều kiện, pháp nhân để sớm ra mắt tờ báo. Ra mắt độc giả số đầu tiên vào ngày 5/ 3/ 2004. Báo Hậu Giang xây dựng được tờ báo 12 trang với các trang mục sát hợp với yêu cầu tuyên truyền và nhu cầu thông tin của bạn đọc tại địa phương. Và chỉ 6 tháng sau đó, tờ báo từ 1 kỳ/tuần, tăng lên 2 kỳ/tuần và hiện đang xuất bản 3 kỳ/tuần. Đó là sự nổ lực vượt bậc của tập thể Báo Hậu Giang trong điều kiện còn nhiều khó khăn trong giai đoạn mới thành lập [2, tr.2].

Trong 10 năm qua, Báo Hậu Giang cùng với Sở Truyền thông và Đài phát thanh và Truyền hình Hậu Giang đã không ngừng khắc phục khó khăn, bám sát định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên Giáo Trung ương và Tỉnh ủy, làm tốt chức năng thông tin, tuyên truyền định hướng, phục vụ kịp thời công tác lãnh đạo, điều hành của Đảng bộ, chính quyền và là diễn đàn của nhân dân. Báo Hậu Giang từng bước nâng cao chất lượng nội dung, cải tiến hình thức, đa dạng hóa các mảng đề tài, kịp thời phản ánh diễn biến đời sống xã hội trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Thông tin trên báo Hậu Giang và trang điện tử Hậu Giang Online ngày càng nhanh nhạy, trung thực, chính xác, ngắn gọn.

Cùng với sự nổ lực phấn đấu không ngừng đội ngũ những người làm báo đã có sự tiến bộ vượt bậc khi liên tục đạt được nhiều giải thưởng cao ở các kỳ liên hoan khu vực và toàn quốc. Chất lượng, trình độ nghề nghiệp của những người làm báo chuyên và không chuyên của tỉnh luôn được nâng cao. Đây là kết quả nổi bật nhất sau 3 năm thực hiện đề án giải báo chí tỉnh Hậu Giang do Hội nhà báo Việt Nam tỉnh khởi xướng tổ chức.

Năm 2013 Hội Nhà Báo Hậu Giang được bầu làm cụm trưởng cụm thi đua “Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố Nam sông Hậu”. Năm 2011, tổng cộng có 96 tác phẩm thì đến năm 2013 đã tăng 179 tác phẩm. Trong đó, có 55 tác phẩm báo in, 23 tác phẩm báo hình, 30 tác phẩm báo nói và 71 tác

phẩm ảnh báo chí. Con số này minh chứng cho sự say mê nghề nghiệp của những người làm báo ngày càng tăng và đằng sau đó thể hiện rõ vai trò của Hội nhà báo tỉnh thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn các lớp nghiệp vụ, kịp thời động viên, phát hiện và bồi dưỡng những tài năng báo chí. Thế hệ đi trước “ truyền lửa” cho thế hệ đi sau góp phần tạo nên diện mạo mới, bắt kịp hơi thở, xu hướng báo chí hiện đại qua mỗi tác phẩm [2, tr.8].

Những tác phẩm dự thi đã phản ánh khá toàn diện bức tranh muôn màu của xã hội. Hầu hết các tác phẩm đều đạt yêu cầu về tính chính trị - tư tưởng, nhiều tác phẩm có tính phát hiện, tổng hợp và khái quát vấn đề một cách hợp lý. Nông nghiệp nông thôn và nông dân là mảng đề tài có số lượng dự thi khá cao. Các tác phẩm đã bám sát sự trăn trở và bức phá của người nông dân. Điển hình như những tác phẩm: “Cuộc chiến cam - bưởi”

của tác giả Gia Nguyễn, “Thăng trầm cá rô đầu vuông” của tác giả Bích Châu, “Trăn trở lúa gạo” của tác giả Cao Phong. Nhiều tác phẩm nói về mục tiêu giảm nghèo của tỉnh, mảng xây dựng Đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng nông thôn mới, vấn đề an toàn lao động, an toàn giao thông, biến đổi khí hậu,…Nhiều tác phẩm nêu bật lên được sự trăn trở với những vấn đề còn tồn tại khó giải quyết của tỉnh, như tác phẩm: “Các khu dân cư bất động”

của tác giả Mỹ An, “Kiếp than” của tác giả Tấn Cường - Công Tràng. Đây năm giải báo chí tỉnh có nhiều tác phẩm hay, chứng tỏ sự tiến bộ và trưởng thành của những người làm báo đã ra sức phấn đấu lập thành tích chào mừng kỉ niệm 10 năm thành lập tỉnh một sự kiện rất có ý nghĩa [2, tr.9].

Hội đồng giám khảo đã chọn ra 58 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải. Trong đó, trao 36 giải ở các loại hình báo in, báo in, báo nói và ảnh báo chí, mỗi loại hình 9 giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba và 4 giải khuyến khích). Ngoài ra, ban tổ chức cuộc thi đã trao 15 giải chuyên đề cho 22 tác phẩm. Tác phẩm đạt giải nhất có 4 giải gồm: “Các khu dân cư bất động” của tác giả Mỹ An, Báo Hậu Giang (thể loại báo in), “Đôi mắt người Xẻo Trâm” của tác giả Minh Hiếu - Phạm Kừ, Đài Phát Thanh

Truyền Hình Hậu Giang (thể loại báo hình), “Thu hoạch lúa chạy lũ” của tác giả Hữu Phước, Báo Hậu Giang (thể loại ảnh báo chí), “Sai một ly đi một cán bộ” của tác giả Thành Luân, Đài Phát Thanh Truyền Hình Hậu Giang (thể loại báo nói) [2, tr.11].

Đặc biệt tại buổi họp mặt kỉ niệm 88 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2013) có 01 cá nhân được nhận kỷ niệm chương vì sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam và 01 cá nhân nhận bằng khen của Trung ương Hội Nhà Báo Việt Nam, 01 tập thể và 10 hội viên được Chủ tịch Hội Nhà Báo tỉnh Hậu Giang khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong nghiệp vụ và hoạt động Hội năm 2012 [2, tr.11].

Từ giải báo chí tỉnh, những tác phẩm xuất sắc đã được Hội nhà báo đề cử tham gia các giải thưởng báo chí trong khu vực và toàn quốc. Sau 3 năm thực hiện đề án, báo chí tỉnh Hậu Giang đã đạt hơn 30 giải thưởng tại các kỳ liên hoan nghiệp vụ, trong đó nổi bật là 3 giải bạc tại Liên hoan truyền hình toàn quốc, Liên hoan phát thanh toàn quốc, giải C thể loại báo in tại giải báo chí quốc gia, các giải về biên tập, đạo diễn, quay phim xuất sắc tại Liên hoan nghiệp vụ các Đài Phát Thanh Truyền Hình Nam Sông Hậu, 3 giải bạc Liên hoan truyền hình công an nhân dân và giải xuất sắc về an toàn giao thông. Thành tích này ghi nhận sự nổ lực không ngừng của đội ngũ người làm báo bằng trách nhiệm và lòng nhiệt quyết đối với nghề.

Thời gian qua, báo chí tỉnh đã có nhiều tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. Hoạt động báo chí luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, sự ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị. Tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên của cơ quan báo chí không ngừng nổ lực làm thay đổi đáng kể về nội dung và hình thức tuyên truyền nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đổi mới phong cách làm việc.

Cùng với các địa phương trong cả nước, trong 6 tháng đầu năm 2013, hệ thống báo chí trên địa bàn tỉnh luôn bám sát định hướng tuyên truyền của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh; tuyên truyền đường đường lối, chủ

trương, Nghị quyết của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng; tuyên truyền thực hiện nghị quyết Trung ương 4, 5, 6, khóa XI của Đảng; tuyên truyền cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2011 – 2016, đồng thời tuyên truyền có hiệu quả các ngày lễ kỉ niệm trong năm như: kỉ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2013), kỉ niệm 38 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2013),…Thông qua báo, tạp chí, các kênh truyền thông như: đài truyền hình, đài phát thanh, Internet,…để kịp thời đưa thông tin một cách nhanh chóng, chính xác đến mọi người dân. Bên cạnh đó, báo chí trên địa bàn tỉnh đã thông tin một cách kịp thời các sự kiện thời sự, chính trị, kinh tế - xã hội, những vấn đề bức xúc đặt ra trong đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của cán bộ, nhân dân phản ánh những mặt tiêu cực, nêu gương những điển hình tiên tiến trong xây dựng Đảng, chính quyền, biểu dương những nhân tố mới, những cách làm hay, sáng tạo trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh,…Báo Hậu Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình phản ánh toàn diện các hoạt động chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh một cách đậm nét và mang lại nhiều hiệu quả tích cực[2, tr.13].

Báo Hậu Giang đã xuất bản được 1.292 kỳ báo, phát hành gần 5 triệu tờ báo đến với độc giả trong và ngoài tỉnh. Số lượng phát hành báo từng bước được nâng lên, từ bình quân 4.000 tờ/kỳ (năm 2008) đến nay tăng lên 4.300 tờ/kỳ (năm 2013) [2, tr.13]. Báo Hậu Giang đã phối hợp tuyên truyền với nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, thường xuyên có những chuyên trang, chuyên mục phản ánh các vấn đề bạn đọc quan tâm. Bên cạnh đó, cùng với hình thức hợp tác tuyên truyền chuyên trang, chuyên mục với các cơ quan, ban ngành và các huyện, thị, thành trong tỉnh, Báo Hậu Giang đã kịp thời chuyển tải nội dung chỉ đạo, công tác trọng tâm từng ngành, lĩnh vực, địa phương đi vào chiều sâu hơn, đến gần công

chúng hơn. Báo Hậu Giang không chỉ đưa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đến với cơ sở nhanh hơn, rộng hơn mà còn được các cán bộ, đảng viên cơ sở sử dụng tờ báo như là tài liệu thông tin, học tập nâng cao kiến thức về mọi mặt để làm tốt hơn công tác vận động quần chúng tại địa phương.

Thông qua những chương trình, những thông tin được đăng tải trên hệ thống báo, đài đã khẳng định vai trò quan trọng của báo chí trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bên cạnh đó, Trang tin điện tử báo Hậu Giang, các cơ quan báo chí đã góp phần tích cực quảng bá hình ảnh quê hương, con người Hậu Giang, giúp nhà đầu tư, nhà quản lý có cái nhìn đầy đủ, cũng như có được những thông tin cần thiết trong công tác xúc tiến đầu tư, phát triển kinh tế, văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Số lượng độc giả truy cập trang Hậu Giang online ngày càng tăng từ khi đi vào hoạt động đến nay Trang tin điện tử báo Hậu Giang đã thu hút trên 18 triệu lượt bạn đọc truy cập. Ngoài ra, trong dịp Tết Nguyên Đán hằng năm, Báo Hậu Giang đã kịp thời ra mắt tác phẩm báo xuân phản ánh sinh động, đậm nét không khí đón xuân vui tươi, tiết kiệm, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào, nhân dân trong tỉnh và cả nước.

Từ những thành tựu trên đã cho ta thấy được Báo Hậu Giang trong suốt quá trình ngay từ khi đi vào hoạt động đến nay đã có nhiều đóng góp to lớn cho tỉnh nhà, phản ánh kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, biểu dương phong trào thi đua yêu nước, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội, chống “diễn biến hòa bình”,…góp phần tích cực vào thành tựu trong sự phát triển của tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân, tham gia có hiệu quả vào các hoạt động xã hội, góp phần vào quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Trong hành trình của mình báo chí tỉnh vẫn còn những mục tiêu cần vươn tới và những hạn chế phải được khắc phục để ngày càng hoàn thiện hơn.

Hai là, thành tựu trong hoạt động truyền thông: Cùng với Báo Hậu Giang thì để phục vụ tốt tác thông tin và truyên truyền trên địa bàn tỉnh Sở Thông tin và Truyền thông cùng với Đài Phát thanh và Truyền hình cũng được thành lập và đi vào hoạt động trong những năm đầu thành lập tỉnh.

Bên cạnh những thành tích mà báo chí mang lại thì truyền thông cũng đã đóng phần không nhỏ vào sự phát triển của Hậu Giang. Có thể thấy rằng với báo chí thì việc định hướng tuyên truyền các chủ trương chính sách, phản ánh các vấn đề xã hội chủ yếu thông qua báo, tạp chí, các kênh truyền thông bằng phương pháp gián tiếp đến với bạn đọc, còn đối với truyền thông thì sử dụng cả phương pháp trực tiếp lẫn gián tiếp trong hoạt động của mình. Trong công tác truyền thông toàn ngành từ tỉnh đến cơ sở cũng được định hướng đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh đến các ban, ngành trong tỉnh bằng hình thức tuyên truyền dưới dạng triển khai các văn bản, thông tư, báo cáo để từ các ban, ngành triển khai cụ thể thông tin đến người dân.

Ngoài hình thức truyền thông bằng hệ thống các văn bản, chỉ thị thì hình thức cổ động trực quan bằng việc treo các biểu bảng, băng rôn cũng được phổ biến như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân” nhằm nâng cao hiểu biết về kiến thức, phổ biến các chính sách pháp luật đến với mọi người dân để thực hiện và chấp hành tốt. Đặc biệt đối với những vấn đề xuất phát từ thực tiễn cuộc sống và mang tính cấp thiết như tuyên truyền về vấn đề sức khỏe các bệnh sốt xuất huyết, phòng chống bệnh tay chân miệng ở trẻ em, vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn cảnh quan môi trường, kế hoạch hóa gia đình đã được Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo bộ phận làm công tác truyền thông đã đến từng hộ gia đình để hướng dẫn, giải thích cho mọi người dân hiểu để chấp hành. Bên cạnh đó, hàng tháng tại các nhà thông tin của mỗi xã, thị trấn cũng tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, tuyên truyền một số chính sách của Đảng và nhà nước đến với

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của báo chí, truyền thông ở hậu giang hiện nay (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)