Tăng cường công tác bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ báo chí, truyền thông

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của báo chí, truyền thông ở hậu giang hiện nay (Trang 50 - 74)

CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG

3.1 Tăng cường công tác bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ báo chí, truyền thông

Trong công tác báo chí: Thực tế cho thấy rằng, mỗi năm về số lượng đội ngũ công tác báo chí có tăng về số lượng nhưng chủ yếu là một số ngành khác chuyển sang về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng chưa mang tính đồng bộ và chưa đáp ứng đúng chuẩn so với yêu cầu. Vì vậy, yêu cầu đặt ra lãnh đạo báo Hậu Giang cần phải rà soát lại đội ngũ những người trẻ, mới bước vào nghề, đặc biệt quan tâm đến những cán bộ đạo tạo không đúng với chuyên ngành về báo chí. Từ đó lên kế hoạch thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn như: “phóng viên trẻ và trách nhiệm với nghề”, “ Kiến thức bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí”

cho những đối tượng này, có thể nói vừa được bồi dưỡng kiến thức về lý luận song song đó lực lượng này cũng phải tham gia tác nghiệp mặc dù trình độ còn hạn chế. Như vậy, vừa tiếp xúc kiến thức về mặt lý luận vừa thực hành sẽ giúp họ được học hỏi nhiều kinh nghiệm, tự hoàn thiện bản thân của chính mình.

Một khi đã vững kiến thức về chuyên môn thì Lãnh đạo Báo Hậu Giang cần kết hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang thường xuyên mở các lớp tập huấn như: lớp tập huấn nghiệp vụ cho kỹ thuật viên, quay phim, kĩ năng lấy tin, biên tập viên và lớp phát thanh viên đây vừa là

cơ hội để học tập nâng cao trình độ vừa là cơ hội trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức cho nhau. Sau mỗi lớp tập huấn đề nghị các học viên cần phải viết bài báo thu hoạch cho mỗi chuyên đề, mỗi khóa đào tạo nhằm đánh giá kết quả đạt được trong mỗi khóa tập huấn mang lại. Không chỉ bồi dưỡng về kiến chuyên môn mà lực lượng thuộc chuyên ngành và cả không chuyên cần được quan tâm bồi dưỡng hơn nữa về trình độ mà cần chú trọng nâng cao nhận thức về chính trị. Vì vậy nên tổ chức các buổi rèn luyện và học tập tại Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang nhằm hướng đến đào tạo đội ngũ trẻ, năng động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nghiệp vụ sẽ là công cụ đắc lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển của báo chí tỉnh nhà. Ngoài ra, hằng năm nên mời các tỉnh bạn tham gia các buổi tòa đàm, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ mới, đánh giá tình hình hoạt động của báo chí để từ đó được trao đổi kinh nghiệm, học hỏi những cái hay, cái mới từ những tỉnh khác có chọn lọc, đổi mới phương pháp, phong phú về hình thức góp phần cho báo chí ngày càng hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, nên tổ chức những chuyến đi thực tế sáng tác trong và ngoài tỉnh, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức nhiều giải báo chí,…tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ, phóng viên phát huy hết năng lực, sở trường, khả năng tìm ẩn chưa thấy của mình.

Bên cạnh công tác bồi dưỡng được nâng cao thì cấp lãnh đạo, cơ quan chủ quản nên động viên đến cán bộ, nhân viên, nêu cao truyền thống đoàn kết, tinh thần tự lực tự cường, rèn luyện ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Bên cạnh làm công tác tư tưởng, cũng nên chú trọng xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ. Xây dựng nội quy, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế hoạt động, quy chế tác nghiệp,…Đồng thời, đặc biệt quan tâm chăm lo đời sống, giải quyết các quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ công chức thông qua nhiều giải pháp như:

định mức lương cho phóng viên, tăng quỹ nhuận bút, hỗ trợ phí công tác,

đi lại cho cán bộ,…để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, tạo điều kiện cho cán bộ, đội ngũ báo chí gắng bó và phục vụ lâu dài tại cơ quan.

Song song với việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn thì đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp cũng phải không ngừng được rèn luyện và tu dưỡng suốt đời. Thực tế phản ánh rằng mọi nghề nghiệp trong xã hội đều cần có đạo đức nhưng đối với nghề báo thì đạo đức nghề nghiệp càng phải đề cao hơn nữa. Việc đội ngũ này giữ vững đạo đức không chỉ khẳng định được niềm tin của công chúng đối với báo chí mà quan trọng hơn sẽ cam kết và bảo đảm quyền được thông tin của người dân trong xã hội dân chủ.

Xây dựng đội ngũ những người làm báo có phẩm chất đạo đức, có năng lực, yêu nghề, để đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển của tỉnh nhà. Báo chí là một trong những nghề có trách nhiệm rất nặng nề với xã hội bởi báo chí là những người cập nhật thông tin, lang tỏa thông tin trong toàn xã hội từ đó định hướng nhận thức và hành vi cho mọi người dân. Chính vì nghề nghiệp có những nét đặc thù như vậy, nên báo chí không chỉ bị chi phối bởi luật báo chí và những luật khác liên quan đến báo chí mà còn tuân thủ những chuẩn mực khác rất quan trọng, không nằm trong các điều luật, đó là đạo đức nghề nghiệp của người làm báo hay đạo đức báo chí.

Trên thực tế, không phải lúc nào nhà báo cũng hiểu biết và vận dụng đúng các yêu cầu, chuẩn mực đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp, tránh những trường hợp lợi dụng tính đặc thù để mưu lợi cá nhân. Vì vậy, việc giáo dục tư tưởng cho đội ngũ cán bộ báo chí luôn là một công tác hết sức quan trọng nhằm nâng cao sự tự ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức cho mỗi cá nhân cần xây dựng được những phẩm chất tốt đẹp, có lối sống trong sạch, ứng xử có văn hóa, biết sẻ chia và thông cảm với sự bất hạnh thông qua việc những tờ báo, kênh truyền thông phản ánh những cảnh đời khó khăn, bất hạnh nhằm tạo sự đồng cảm, kêu gọi sự sẻ chia về vật chất lẫn tinh thần đó là một nghĩa cử cao đẹp. Việc đưa ra những quy định, quy tắc ứng xử trong tác nghiệp, viết báo: thông tin trung thực, không viết sai, suy diễn chủ quan, viết những thông tin giật gân, nóng hổi có chỉnh sửa

nhằm mục đích vì lợi nhuận,…sẽ tạo được lòng tin của người dân đối với báo chí. Vì vậy, việc rèn luyện, giáo dục phẩm chất đạo đức cho mỗi cán bộ nhằm giảm bớt sự vi phạm trong quá trình tác nghiệp. Trong công tác báo chí, mỗi phóng viên, biên tập viên, cần biết và thành thạo nhiều kĩ năng báo chí, có nền tảng kiến thức phong phú, có trình độ ngoại ngữ,…việc xác định đó sẽ tạo động lực để các phóng viên, biên tập không ngừng học hỏi, tự hoàn thiện, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tích lũy kiến thức xã hội cũng như trách nhiệm của người làm báo.

Vậy nên trong mỗi cơ quan, sở, ban, ngành cần căn cứ theo yêu cầu cụ thể của mình để tuyển chọn, đạo tạo một đội ngũ phóng viên, biên tập viên phù hợp, có đủ trình độ nghề nghiệp, năng lực và đủ phẩm chất đạo đức với nghề để sắp xếp, bổ sung vào bộ máy tổ chức một cách hợp lý nhằm hoạt động có hiệu quả. Những người làm báo được đào tạo cơ bản, được làm việc trong môi trường báo chí chuyên nghiệp sẽ là nhân tố chính góp phần bồi dưỡng đạo đức của mỗi nhà báo. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp chính là để “các nhà báo giám sát xã hội cũng phải là những người trụ vững trước mọi sự giám sát” của xã hội.

Trong công tác truyền thông: Gặt hái được nhiều thành công từ công tác truyền thông mang lại sự phát triển cho tỉnh Hậu Giang, phần lớn đó là nhờ vào sự quan tâm chỉ đạo của các lãnh đạo của tỉnh, các sở, ban, ngành địa phương cùng với những ý kiến và sự phối hợp của toàn thể người dân trong tỉnh. Đặc biệt là sự cố gắng, tận tụy với công việc, không ngừng vượt qua khó khăn trong công tác tác nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ được giao của tập thể đội ngũ cán bộ truyền thông.

Là đội ngũ đòi hỏi luôn phải bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, bắt kịp những thông tin nhanh chóng, kịp thời tuyên truyền, định hướng các vấn đề xã hội. Vì vậy việc nâng cao nhận thức trình độ, nghiệp vụ, bồi dưỡng chính trị, rèn luyện tác phong, đạo đức nghề nghiệp, định hướng đúng đắn dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận trong mọi tầng lớp, trang bị

những kiến thức, kĩ năng khi tác nghiệp cho cán bộ truyền thông là một yêu cầu hết sức cần thiết.

Từ những yêu cầu cấp thiết đặt ra cho đội ngũ truyền thông là cần phải hoàn thiện về trình độ chuyên môn, năng lực chính trị, phẩm chất đạo đức để có thể thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình. Nhận thấy được tầm quan trọng đó yêu cầu lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị chuyên môn nghề nghiệp, đạo đức cho đội ngũ làm công truyền thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Trước thực tế đó, Lãnh đạo Sở cần phối hợp với các đơn vị có liên quan: Tỉnh ủy Hậu Giang, Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ như: “Kỹ năng truyền thông gia đình”, “Quảng trị mạng nâng cao”,…Thêm vào đó mở các lớp tập huấn:

“Nghiệp vụ Thanh tra chuyên ngành Truyền thông”, tập huấn “Nghề công tác xã hội”, “Nghiệp vụ công tác văn thư – lưu trữ, nghiệp vụ phòng – chống in lậu” trên địa bàn tỉnh. Lãnh đạo sở Truyền thông nên kết hợp với Trường Chính trị tỉnh cũng tổ chức các khóa ngắn hạn bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ có trình độ trung cấp, sơ cấp tham gia các lớp tập huấn: Cao cấp lý luận Chính trị, tập huấn nghiệp vụ phát ngôn. Bên cạnh đó, cần thống kê lại những cán bộ có trình độ trung cấp, sơ cấp kể cả tại các Phòng văn hóa thông tin trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tạo điều kiện vừa làm vừa học liên thông lên bậc cao đẳng, đại học, cao học nhằm tạo ra sự đồng bộ về mặt chuyên môn sẽ là lực lượng đắc lực phục vụ cho ngành càng vững mạnh hơn.

Để thế hệ đi trước có thể “truyền lửa” hung đúc lòng yêu nghề, hết lòng với nghề, là những người có nhiều kinh nghiệm thì nên thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm truyền đạt kinh nghiệm của những cán bộ đã công tác lâu dài trong ngành để có thể chia sẻ, truyền đạt những kinh nghiệm cho những người mới vào nghề trong các công tác truyền thông dân số, sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình,…vừa xây dựng mối quan hệ tốt

trong tập thể ngành, vừa được tư vấn, truyền đạt kinh nghiệm để có thể tự hoàn thiện bản thân chủ động hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao vai trò định hướng thông tin và dư luận xã hội.

Song song với công tác đào tạo về nghiệp vụ, chuyên môn thì công tác bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cũng cần phải được quan tâm. Vì vậy để xây dựng phẩm chất đạo đức truyệt đối trung thành với Đảng, đường lối tuyên truyền theo đúng định hướng của Đảng, muốn tạo được lòng tin và sự đồng thuận trong xã hội thì trước hết đòi hỏi ở mỗi cán bộ cần phải rèn luyện cho mình phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp, xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh. Đạo đức nghề nghiệp sẽ được đưa vào quy định chung trong cơ quan nếu vi phạm sẽ bị xử lý đúng như quy định bất kể đó là cấp trên lãnh đạo hay nhân viên bình thường. Trong công tác điều hành và quản lý nên mở những lớp bồi dưỡng

“Kỹ năng giao tiếp trong thực thực thi công vụ”, bồi dưỡng kĩ năng mềm và văn hóa ứng xử trong tác nghiệp đối với các cộng tác viên truyền thông trực tiếp. Nhằm xây đựng đội ngũ cán bộ không chỉ giỏi về chuyên môn, thành thạo về kĩ năng mà còn đào tạo một lực lượng có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với sự nghiệp của Đảng, phấn đấu hết mình vì công việc có lối sống trong sạch, lành mạnh và thiết thực không đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Có thể nói mục đích cuối cùng trong công tác đạo tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ báo chí, những người làm công tác truyền thông đó là nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực hoàn thiện về nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, biết đề cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, chia sẻ những nỗi đau của con người, dám đấu tranh chống lại tội ác, cái xấu,…khắc phục những hạn chế, khuyết điểm để công tác thông tin, tuyên truyền một cách toàn diện, sâu sắc, trung thực và kịp thời để xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng, tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần ổn định kinh tế - xã hội thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Hậu Giang.

3.2 Nâng cao chất lƣợng nội dung báo chí, hoạt động truyền thông 3.2.1 Nâng cao chất lƣợng nội dung báo chí

Vấn đề đầu tiên, quan trọng và cũng là muôn thuở của báo chí là mỗi tờ báo, tạp chí là cần phải xác định rõ độc giả của mình là ai, đối tượng tiếp nhận như thế nào về lứa tuổi, trình độ học vấn,…họ có mong muốn gì và chờ đợi điều gì từ báo chí mang lại. Việc xác định rõ đối tượng độc giả phục vụ cần được ngấm sâu vào trong mỗi phóng viên, biên tập viên để từ đó tuân thủ tôn chỉ, mục đích và phục vụ đối tượng độc giả sẽ góp phần quan trọng làm nên bản sắc, khẳng định đặc thù của mỗi tờ báo, tạp chí.

Đối với những trường hợp về chất lượng của một số bài viết chưa được nâng cao do một số bài còn sai sót thì cần chấn chỉnh lại trước tiên ở cá nhân người tác nghiệp cần phải xem lại những sai sót của mình là gì và chịu trách nhiệm trước những sai sót để có thể đính chính lại bài viết một cách kịp thời. Để đảm bảo việc khắc phục những sai sót trong thông tin thì đề nghị phòng báo chí - xuất bản cần lên kế hoạch tham mưu cho lãnh đạo cấp trên thành lập bộ phận kiểm tra, duyệt bài trước khi xuất bản hay đăng tin nhằm đảm bảo hạn chế một cách thấp nhất mức độ sai sót thông tin đến bạn đọc.

Nội dung thông tin chưa hấp dẫn và còn khô khan là nguyên nhân làm giảm đi số lượng bạn đọc. Vì vậy những người tác nghiệp cần phải đặt mình vào cảm nhận của độc giả ngoài việc thông tin nhanh các sự kiện, tin tức của tỉnh Hậu Giang cũng cần phản ánh hiện thực xã hội đang xảy ra, những vấn đề của cuộc sống. Cần nắm bắt tâm lý của các đối tượng như:

tuổi học trò, tâm lý những bà nội trợ thì muốn cập nhật thông tin tiêu dùng, giá cả trên thị trường, những người nông dân thì quan tâm đến thông tin của những người có mô hình, phương pháp, cách làm hay trong nông nghiệp,…chính vì nắm bắt được nhu cầu của từng đối tượng mà thông tin khai thác ngày càng phong phú về nội dung và đa dạng đi vào chiều sâu từng lĩnh vực đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của độc giả không chỉ đăng tải trên hệ thống báo chí mà ngay cả các Trang tin điện tử của tỉnh Hậu

Giang. Đồng thời thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng về nội dung, hình thức, tăng tính thuyết phục, tính hấp dẫn, mở chuyên trang, chuyên mục, tăng lượng phát hành và phạm vi phát hành. Mặc dù chú trọng đến mọi đối tượng đọc giả nhằm tăng số lượng bạn đọc nhưng không được vì mục tiêu đó mà xa rời nhiệm vụ, tôn chỉ của mình để từ đó không chỉ làm cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình mà còn tạo được niềm tin trong Đảng, uy tính trong người dân.

Chính vì vậy, việc luôn xác định rõ đối tượng độc giả mà tờ báo phục vụ còn làm cho các bài báo không vi phạm, thông tin các sự kiện tránh sự lặp đi, lặp lại, chồng chéo, cóp nhặt, sao chép các thông tin trên các tờ báo khác nhau hoặc chạy theo những thông tin mang tính thị hiếu giật gân, câu khách,…nhằm tăng lượng người đọc. Phải nhớ rằng, số lượng độc giả là chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động của báo chí, nhưng không phải là tiêu chí duy nhất và luôn phản ánh đúng nhất chất lượng, tính chuyên nghiệp của tờ báo.

Bộ phận tổ chức cần xác định rõ phương hướng phát triển của tờ báo, những định hướng nội dung lớn cần tập trung đề cập nhằm xác định rõ tầm nhìn và phương hướng phát triển trong thời gian tới là gì để từ đó triển khai cụ thể từng hoạt động. Việc xây dựng kế hoạch, nội dung và cố gắng tuân thủ kế hoạch đó là yếu tố quan trọng để giữ vững sự chủ động, cũng như nâng cao chất lượng tin, bài và tính kỷ luật làm việc của phóng viên, biên tập viên. Kế hoạch, nội dung được xây dựng có vai trò như chiếc la bàn để phóng viên, biên tập lấy đó làm mốc để lập kế hoạch làm việc của bản thân mỗi người.

Để hướng tới việc nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí tỉnh Hậu Giang Ban biên tập cần thường xuyên chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng vừa đáp ứng nhu cầu thông tin phong phú, đa dạng của công chúng, vừa tháo gỡ khó khăn về kinh tế; động viên, phát huy năng lực, sự huyết tâm, lòng yêu nghề của đội ngũ cán bộ, phóng viên và đội ngũ cộng tác viên. Muốn vậy cần nâng cao tính chiến đấu của

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của báo chí, truyền thông ở hậu giang hiện nay (Trang 50 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)