3.1. Tiềm năng và tình hình phát triển du lịch ở Nghệ An
3.1.2. Tình hình phát triển du lịch Nghệ An
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế thế giới. Hiện nay, du lịch chiếm vị trí hàng đầu trong thương mại toàn cầu, được coi là ngành xuất khẩu và tạo việc làm lớn nhất thế giới.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới, trong thế kỷ XXI, du lịch trở thành hoạt động kinh tế quan trọng nhất trên phạm vi toàn cầu. Với vai trò ngày càng tăng của ngành du lịch trong nền kinh tế thế giới, ngày càng nhiều quốc gia coi trọng phát triển du lịch, coi du lịch là động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội.
Khách du lịch
Cùng với sự phát triển về, thời gian qua KT - XH du lịch của Tỉnh Nghệ An cũng đã có những bước phát triển quan trọng với mức tăng trưởng bình quân về khách du lịch trên 16.42%/năm. Đây là mức tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng chung của du lịch Việt Nam cũng như so với nhiều địa phương trong cả nước.
Bảng 3.1. Lượng khách du lịch đến Nghệ An năm 2005 – 2013
Đơn vị: Nghìn lượt khách Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số khách 1.400 1.587 1.918 2.152 2.200 2.300 2400 2600 2800
Khách QT 38 44 65 78 85 100 150 200 250
Khách NĐ 1.359 1.543 1.852 2.074 2.115 2.200 2.250 2.400 2.550 Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở du lịch năm 2005 - 2014 Do đặc điểm, lợi thế về vị trí địa lý năm trên trục quốc lộ 1A, trục đường chính nối hai đầu đất nước với nhau bên cạnh sự tăng trưởng về lượng khách lưu trú, lượng khách du lịch đến Nghệ An không sử dụng dịch vụ lưu trú (khách đi theo tour trong
vùng mà Nghệ An chỉ là điểm dừng chân tham quan; khách du lịch lễ hội, tham quan các điểm du lịch, khách tham quan trong ngày từ Hà Nội, khách “transit” trên tuyến Hà Nội - Nghệ An - các tỉnh khu vực miền Trung; Hà Nội - Nghệ An - các tỉnh miền Nam) cũng tăng khá nhanh. Đây là một đặc điểm khá đặc thù của du lịch Nghệ An, góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh du lịch của địa phương.
Khách du lịch quốc tế
Lượng khách du lịch quốc tế đến Nghệ An trong giai đoạn 2005 - 2013 có sự tăng trưởng khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008 toàn tỉnh đã đón được 17.314 lượt khách quốc tế thì năm 2013 đã tăng lên 100.000 lượt, tốc độ tăng trưởng trung bình của khách quốc tế trong 10 năm qua là 21,51%/năm bất chấp tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như các dịch bệnh liên tiếp xảy ra trên thế giới cũng như trong nước trong thời gian qua.
Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Nghệ An còn hạn chế và thấp hơn ngày lưu trú trung bình cả nước. Điều này có thể được giải thích là do Nghệ An còn thiếu sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng để có thể giữ chân được khách du lịch quốc tế ở lại Nghệ An lâu hơn.
Bảng 3.2. Khách du lịch quốc tế đến Nghệ An năm 2005 – 2013
Đơn vị: lượt khách
Hạng mục 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Khách QT 38.877 44.093 65.729 78.478 85.000 100.000 Tỷ lệ % so với
tổng 2,77 2,77 3,4 3,64 3,86 4,3
Tổng số 1.400.820 1.587.654 1.918.419 2.152.544 2.200.000 2.300.000
Ngày khách TB 1,78 1,93 1,53 1,45 1.52 1,6
Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở du lịch năm 2005 - 2014 Mặc dù có tỷ lệ khách du lịch quốc tế khá, tuy nhiên so với nhiều địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, lượng khách du lịch quốc tế đến Nghệ An vẫn còn hạn chế so với vị trí và tiềm năng du lịch của địa phương.
Bảng 3.3. Khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2008 - 2013 Đơn vị: Ngàn lượt khách
Tỉnh 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Thanh Hóa 6,713 9,957 14,000 20,000 19,600 35,000 Nghệ An 38,877 44,093 65,729 78,478 85,000 97,000 Hà Tĩnh 6,000 6,463 7,708 11,368 12,200 18,300 Quảng Bình 12,228 16,448 23,574 20,144 22,000 21,000 Quảng Trị 48,000 55,000 55,000 59,000 85,000 99,297 TT Huế 369,000 436,000 666,590 790,750 820,000 916,000 Toàn vùng 480,818 567,961 832,601 979,740 1.043,800 1.186,597
Nguồn: Viện NCPT Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An.
Kết quả so sánh lượng khách quốc tế đến Nghệ An với các địa phương Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế… cho thấy lượng khách du lịch đến với Nghệ An còn chiếm tỷ lệ khá cao so với các tỉnh trong vùng, chỉ đứng sau có Thừa Thiên Huế và xấp xỉ ngang hàng với Quảng Trị. Nguyên nhân là do Nghệ An là địa phương có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng du lịch phong phú, trong đó có nhiều tài nguyên có giá trị, đặc biệt là khu du lịch văn hoá - lịch sử Kim Liên - Nam Đàn và du lịch được quan tâm phát triển với tư cách là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của địa phương.
Bảng 3.4. Các thị trường khách chủ yếu đến Nghệ An năm 2008 - 2013
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng số khách QT 38.877 44.093 65.729 78.478 85.000 100.000 Thái Lan 21.015 22.251 24.300 28.758 30.000 36.000
Lào 12.959 13.780 15.010 17.992 17.000 20.000
Pháp 1.640 2.017 8.150 9.651 10.000 12.000
Hà Lan 291 611 6.027 7.201 7.700 9.000
Trung Quốc 2.146 2.439 5.603 6.570 7.000 8.500 Thị trường khác 2.846 2.995 6.639 8.306 13.300 14.500
Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở du lịch năm 2005 - 2014
Theo kết quả điều tra khách năm 2013 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An, khách du lịch quốc tế đến Nghệ An phần lớn từ Thái Lan (36%); tiếp đến là Lào (20%); Pháp (12%), Hà Lan (0,9%). Khách từ thị trường Châu Âu và khu vực còn hạn chế.
Bảng 3.5. Khách quốc tế đến Nghệ An theo mục đích năm 2008 - 2013
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng số khách QT 38.877 44.093 65.729 78.478 85.000 100.000 Nghỉ dưỡng 16.358 18.078 27.869 33.353 36.000 42.500 Kết hợp công việc 16.237 17.857 27.014 32.489 35.200 41.500 Thăm thân 4.254 4.013 5.785 6.671 7.300 8.500 Mục đích khác 4.048 4.145 5.061 5.965 6.500 7.800
Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở du lịch năm 2005 - 2014 Mục đích của phần lớn khách du lịch quốc tế đến Nghệ An là công vụ, khách tham dự hội nghị, hội thảo (MICE). Lượng khách đến với mục đích thuần túy du lịch còn hạn chế.
Khách du lịch nội địa
Khách du lịch nội địa vẫn là lượng khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàng năm chiếm trên dưới 96% tổng lượng khách du lịch đến Nghệ An. Ngoài khu du lịch Nam Đàn - Nghệ An là nơi tập trung thu hút khách, các điểm di tích cũng thu hút khách nội địa đến ngày một nhiều hơn vì điều kiện đi lại khá thuận tiện, vì tỉnh Nghệ An nằm trên trục đường chính nối 2 miền của đất nước.
Bảng 3.6. Khách du lịch nội địa đến Nghệ An năm 2008 - 2013
Đơn vị: Ngàn lượt khách
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Khách nội địa 1.359 1.543 1.852 2.074 2.115 2.200 Tỷ lệ so với tổng (%) 97,33 97,33 96,6 96,36 96,24 95,7
Tổng số 1.400 1.587 1.918 2.152 2200 2.300
Ngày khách TB 1,3 1,3 1,2 1,3 1,5 1,6
Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở du lịch năm 2005 - 2014
Nguyên nhân một phần do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người dân trong cả nước, đặc biệt là từ các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh ngày càng cao; bên cạnh đó là việc ngành du lịch Nghệ An đã chú trọng phát triển du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch tham quan và đặc biệt là “Về thăm quê Bác”, du lịch nông thôn... phù hợp với nhu cầu khách du lịch trong nước. Điều đó có cũng nghĩa rằng, trong tương lai gần thị trường khách nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch Nghệ An. Khách du lịch nội địa đến Nghệ An thường đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các tổ chức công đoàn của các cơ quan, xí nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức theo các nhóm... Đa phần là khách từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các địa phương trên toàn quốc.
Nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Bắc Trung Bộ, Nghệ An có lợi thế về vị trí địa lý so với nhiều tỉnh trong vùng để đón các dòng khách du lịch đi lại trong vùng. Tuy nhiên trong thực tế lượng khách du lịch nội địa đến và ở lại Nghệ An còn hạn chế so với phần lớn các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ.
Kết quả so sánh cho thấy nếu Nghệ An không chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch mà chỉ dựa trên những lợi thế sẵn có thì trong những năm tới vẫn có sự tụt hậu về thu hút khách du lịch nói chung, khách du lịch nội địa nói riêng.
Bảng 3.7. Khách nội địa đến Nghệ An theo mục đích năm 2008 - 2013
Đơn vị: Ngàn lượt khách
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng số khách NĐ 1.359 1.543 1.852 2.074 2.115 2.200
Nghỉ dưỡng 783 890 1.151 1.285 1.308 1.364
Kết hợp công việc 292 335 364 411 420 430
Thăm thân 167 184 190 213 216 223
Mục đích khác 117 134 147 165 171 183
Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở du lịch năm 2005 - 2014 Nhận xét:
- Mặc dù lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng cao nhưng chất lượng nguồn khách hạn chế. Khách quốc tế còn ít, khách du lịch thuần tuý chủ yếu là đi
theo tour chỉ dừng chân mua sắm, khách lưu trú phần lớn là khách thương mại, tìm kiếm cơ hội đầu tư kết hợp với du lịch và khách công vụ của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư đã ổn định và sự hấp dẫn của môi trường đầu tư giảm dần, dẫn đến số khách này giảm trong tương lai gần. Khách nội địa chủ yếu là khách hành hương, lễ hội và đi về trong ngày, khách lưu trú chỉ chiếm khoảng 22%. Hiệu quả khai thác khách du lịch kém: thời gian lưu trú của khách du lịch ngắn, chi tiêu cho mua sắm của cả khách quốc tế và nội địa còn thấp.
Hiện trạng thu nhập và GDP du lịch
Thu nhập du lịch của Nghệ An không ngừng gia tăng cả về giá trị tuyệt đối và nhịp độ tăng trưởng. Giai đoạn 2008 - 2013 có mức tăng trưởng trung bình 23,2%. Với xu thế hiện nay, cùng với sự gia tăng của số lượng khách, chắc chắn trong những năm tới thu nhập du lịch của Nghệ An sẽ gia tăng, góp phần tích cực vào sự phát triển KT - XH của địa phương (Bảng 3.8).
Bảng 3.8. Thu nhập du lịch Nghệ An năm 2008 - 2013
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng thu nhập du lịch 346.651 419.502 532.932 686.665 720.000 760.000 Cơ cấu theo khách 346.651 419.502 532.932 686.665 720.000 760.000 - Nội địa 317.125 386.316 445.829 579.429 607.000 638.000 - Quốc tế 29.526 33.186 87.103 107.236 113.000 122.000 Cơ cấu theo dịch vụ 346.651 419.502 532.932 686.665 720.000 760.000 - Lữ hành 8.188 11.618 13.125 18.848 21.000 22.000 - Lưu trú 140.124 172.449 226.113 287.847 300.000 319.000 - Ăn uống 161.039 188.826 244.533 322.797 335.000 350.000 - Vận chuyển khách 9.774 16.098 18.171 23.319 26.000 28.000 - Thu khác 27.526 30.511 30.990 33.854 38.000 41.000 Chi tiêu TB (Nghìn đồng)
Mức chi tiêu bình 41,42 63,15 82,01 90,75 91,6 91,83
quân (ngày/khách)
- Khách quốc tế (USD) 51,25 81,25 103,13 108,22 109,4 110 - Khách nội địa (USD) 40,82 62,5 81,25 90,1 90,3 91 Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở du lịch năm 2005 - 2014
Kết quả cho thấy có sự thay đổi về cơ cấu chi tiêu của khách theo hướng giảm dần tỷ lệ doanh thu từ lưu trú và ăn uống; tăng dần doanh thu từ lữ hành - vận chuyển, doanh thu bán hàng, doanh thu các dịch vụ bổ sung khác; với sự thay đổi cơ cấu chi tiêu này sẽ là điều kiện tốt để gia tăng tổng thu nhập của các hoạt động du lịch. Tuy nhiên do mức chi tiêu bình quân của khách còn thấp và có xu hướng giảm nên thu nhập du lịch chung còn hạn chế. Để tăng thu nhập du lịch thời gian tới, du lịch Nghệ An cần chú trọng các giải pháp thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao và tăng cường các dịch vụ bổ sung bên cạnh phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn có khả năng cạnh tranh cao. Nếu xem xét thu nhập du lịch Nghệ An trong mối tương quan với các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ thì có thể thấy do lượng khách đến Nghệ An; số ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu trung bình của khách còn hạn chế, vì vậy thu nhập du lịch Nghệ An thời gian qua còn hạn chế so với nhiều địa phương trong vùng và trong nhiều năm chỉ đứng trên Hà Tĩnh và Quảng Trị
Phát triển du lịch theo lãnh thổ: Về cơ bản hệ thống giao thông Nghệ An được chia thành hai hướng chính đó là hướng Bắc Nam với trục giao thông chính theo quốc lộ 1A và hướng Đông Tây theo các đường số 49, số 48 và số 7. Vì vậy, có thể xác định các tuyến du lịch nội tỉnh như sau:
- Tuyến Du lịch chính:
+ Vinh - Diễn Châu - Quỳnh Lưu - Nghĩa Đàn: các điểm tham quan chính di chỉ đồ đồng làng Vạc; suối nước khoáng Cồn Soi (Nghĩa Đàn), Đền Cờn, đền Xuân Úc, khu di chỉ Quỳnh văn), bãi biển Quỳnh Bảng (Quỳnh Phương), bãi biển Đông Hồi xã Quỳnh Lập.
+ Vinh - Cửa Lò - Hòn Ngư: Các điểm tài nguyên chính như là thăm quan các di tích lịch sử văn hoá của thành phố, bãi tắm Cửa Lò, Hòn Ngư (huyện Nghi Lộc), khu du lịch ven biển như: khu du lịch Bãi Lữ, mũi Rồng (huyện Nghi Lộc), đền thờ Nguyễn Xí, đền thờ Nguyễn Sĩ Hội, đền và đình Trung Kiên.
+ Vinh - Nam Đàn - Thanh Chương: Các điểm có thể tham quan như là cụm di tích quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Sen, làng Chùa, thuộc huyện Nam Đàn. Nhà lưu niệm Phan Bội Châu, thị trấn Nam Đàn, thăm quan cảnh quan núi Thiên Nhẫn; đền thờ vua Mai Hắc Đế tại núi Đụn; đền Hồng Long; đình Hoành Sơn; mộ Nguyễn Thiếp, thăm quan khu du lịch hồ Tràng Đen tại xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn.
+ Vinh - Anh Sơn - Con Cuông - Tương Dương - Kỳ Sơn: Các điểm tham quan chính như: Lèn Kim Nhan; Thung Voi (huyện Anh Sơn), hang Thẩm Cung, Thẩm Coong; hồ Bản La (huyện Con Cuông), rừng nguyên sinh Pù Mát (huyện Con Cuông), bảo tàng Gene, thác Bá Cảnh, thăm quan kinh tế cửa khẩu Nậm Cắn.
(huyện Kỳ Sơn ).
+ Vinh - Quỳ Hợp - Quỳ Châu - Quế Phong: Đây là tuyến du lịch đường bộ dọc theo QL48 khách sẽ được thăm quan các tài nguyên du lịch chính như: Thăm quan khu di tích lịch sử Tam Hợp; hang Na Niết, Nani; khe nước nóng Yên Hợp (huyện Quỳ Hợp), hang Bua, bảo tàng văn hoá dân tộc, hang Buông, hang Pá Ngùn, hang Thảm Chàng và động Thẩm Ồm xã Châu Thuận (huyện Quỳ Châu), làng văn hoá dân tộc Thái; thác Xao Va, thác 7 tầng; thăm quan đền thờ 9 gian là nơi thờ cúng tổ tiên và tổ chức sinh hoạt cộng đông của 9 bản Mường Thái (huyện Quế Phong).
+ Vinh - Đô Lương - Tân Kỳ - Nghĩa Đàn: Là tuyến du lịch bộ bám theo đường QL15A nối liền hai tuyến du lịch lên phía Tây - Nghệ An, các điểm tham quan như là: hệ thống di tích và công trình văn hóa lịch sử trong TP Vinh, hang Mặt trăng; Lèn đá Tràng Sơn; đền thờ Nguyễn Cảnh Mộ, Nguyễn Cảnh Hoàn; tượng đài Trương Bồn; tượng đài khởi nghĩa Đô Lương; đền thời Lý Nhật Quang; suối nước nóng Giang Sơn (huyện Đô Lương), di chỉ khảo cổ Làng Vạc; suối nước nóng Cồn Soi (huyện Nghĩa Đàn), cột mốc số “0” đường chiến lược Hồ Chí Minh con đường huyền thoại tại huyện Tân Kỳ...
- Tuyến du lịch phụ trợ:
+ Vinh - Đô Lương - Yên Thành: Tham quan một số các điểm di tích lịch sử, văn hóa tại hai huyện Đô Lương và Yên Thành.
+ Vinh- Hà Tĩnh: Tuyến du lịch kết hợp các điểm du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch các tỉnh liền kề để tăng thêm phong phú cho tuyến du lịch như tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hoá. Đối với Hà Tĩnh các điểm tài nguyên tiêu biểu là Đền Ông Hoàng Mười, cầu bến Thuỷ, Khu di tích Nguyễn Du, bãi biển Xuân Thành, Nhà lưu niệm, khu lăng mộ của Tổng bí thư Trần Phú, cảnh quan dọc sông La, Chùa Hương tích, Ngã Ba Đồng Lộc...
+ Vinh - Thanh Hoá các điểm tài nguyên tiêu biểu biển Sầm Sơn, thành Nhà Hồ, suối cá Cẩm Lương...
Hệ thống tuyến du lịch liên tỉnh của Nghệ An bao gồm:
- Tuyến du lịch đường bộ + Tuyến du lịch liên tỉnh.
Vinh- Hà Tĩnh.
Vinh - Thanh Hoá - Ninh Bình - Hà Tây - Hà Nội.
Vinh - Thanh Hoá - Ninh Bình - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh Vinh - Quảng Bình - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam.
+ Tuyến du lịch quốc tế.
Vinh - Kỳ Sơn qua cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn - Lào - Thái Lan và các nước khác trong khu vực.
Vinh - Quế Phong qua cửa khẩu Thông Thụ - Lào - Thái Lan.
Vinh - Thanh Chương qua cửa khẩu Thanh Thuỷ- Lào- Thái Lan.
Vinh - Hương Sơn qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo ( Hà Tĩnh) - Lào - Thái Lan.
- Tuyến du lịch đường thủy.
+ Tuyến du lịch liên tỉnh.
Vinh - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Vinh - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quy nhơn - Nha Trang - Vũng Tàu - TP HCM.
+ Tuyến du lịch quốc tế.
Vinh - Phòng Thành - Quảng Tây (Trung Quốc)
Vinh - Hải Nam (Trung Quốc).
Tuyến du lịch đường hàng không.
Vinh - Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh.
Vinh - Hà Nội Vinh - Hải Phòng.
Thông qua đường hàng không có thể tổ chức nối tuyến du lịch liên tỉnh, thành phố với du lịch quốc tế đến các nước bạn Lào, Trung Quốc, Hồng Công,... Trong đó các tuyến du lịch từ Vinh tới thủ đô Hà Nội, TP Huế, TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh được xác định là các tuyến du lịch quan trọng góp phần vào phát triển du lịch tỉnh Nghệ An vì các trung tâm du lịch này là cầu nối đến các vùng du lịch khác trong cả nước và các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
* Tuyến du lịch nội tỉnh
+ Vinh - Diễn Châu - Quỳnh Lưu - Nghĩa Đàn.
+ Vinh - Cửa Lò - Hòn Ngư .
+ Vinh - Nam Đàn - Thanh Chương.
+ Vinh - Anh Sơn - Con Cuông - Tương Dương - Kỳ Sơn . + Vinh - Quỳ Hợp - Quỳ Châu - Quế Phong.
+ Vinh - Đô Lương - Tân Kỳ - Nghĩa Đàn.
* Tuyến du lịch phụ trợ:
+ Vinh - Đô Lương - Yên Thành.
+ Vinh - Hà Tĩnh.
+ Vinh - Thanh Hoá các điểm tài nguyên tiêu biểu biển Sầm Sơn, thành Nhà Hồ, suối cá Cẩm Lương...
Hiện trạng những vấn đề môi trường du lich: Hiện nay môi trường du lịch Nghệ An chưa có vấn đề gì nghiêm trọng, tuy nhiên đã xuất hiện nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và qua đó ảnh hưởng đến PTDLBV ở Nghệ An. - Nguy cơ ô nhiễm môi trường nước trên hệ thống sông Lam, khu vực cảng biển Cửa Lò, vùng Cửa Hội, khu vực Bến Thủy, các khu công nghiệp của tỉnh ngày càng nhiều... do chất thải từ các hoạt động công nghiệp. Sự gia tăng tình trạng ô nhiễm