THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ LUẬT TỤC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮCLUẬT TỤC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ LUẬT TỤC TRÊN ĐỊA BÀN KHU VỰC TÂY BẮC (Trang 32 - 47)

Tây Bắc một vùng văn hoá, xứ sở hoa ban quê hương của điệu múa xoè hoa. Miền đất dịu ngọt của những thiên tình sử Tiễn dặn người yêu nhưng cũng đầy tiếng than thở của những thân phận người tiếng hát làm dâu.

Xã hội hiện đại với xu thế hội nhập toàn cầu đang diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới nói chung và ở Việt nam nói riêng. Đây là xu hướng phù hợp với sự phát triển của quy luật tự nhiên. Như vậy đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc không phải là những thực thể xã hội biệt lập và không thể mãi mãi thu hẹp hành vi của mình trong phạm vi luật tục của bản làng. Trong xã hội mới đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc phải cùng 54 dân tộc anh em trong cả nước vận hành trong một hành lang pháp lý chung đó là pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên, luật tục Tây Bắc với những quy định mang tính chất tiến bộ sẽ làm nhiệm vụ hậu thuẫn đắc lực cho pháp luật, làm mềm các quy định vốn cứng nhắc của pháp luật bổ sung, bù đắp những quy định có tính khái quát cao của pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội ở các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số và đặc biệt luật tục Tây Bắc chuyển đổi các ngôn ngữ hiện đại của pháp luật thành các ngôn ngữ dân gian, gần gũi với thiên nhiên đưa pháp luật đi vào đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc một cách tự nhiên và hiệu quả.

Mặt khác, sự tiếp cận pháp luật tuy mới chỉ là ít ỏi của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc trong thời gian qua đã làm cho luật tục Tây Bắc có những thay đổi về chất. Trong xã hội mới sự tiếp cận pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc trên diện rộng sẽ làm cho luật tục Tây Bắc ngày càng được sàng lọc và hoàn thiện trở thành những quy tắc ứng xử tiến bộ.

Hướng hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc vừa đi vào quỹ đạo chung của pháp luật nhà nước vừa không làm trái những tập quán lâu đời của bản làng.

2.1 Thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục trong hoạt động thực hiện pháp luật của các tỉnh Tây Bắc

2.1.1 Những ưu điểm

- Một là, đồng bào các dân tộc thiểu số đã nhận thức được khá rõ ràng và đầy đủ những hành vi bị pháp luật ngăn cấm. Trong một số lĩnh vực quy định của luật tục như những hành vi bị coi là có tội, dân sự, hôn nhân gia đình, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.. Có nhiều nét tương đồng như những quy định của pháp luật hiện hành nên việc thực hiện pháp luật về những lĩnh vực này được họ nhận thức một cách nhanh chóng và tuân thủ thực hiện khá cao.

Trong số 1324 vụ án hình sự sơ thẩm với 1936 bị cáo mà tòa án nhân dân 3 tỉnh Lai Châu, Sơn La và Lào Cai đã xét xử trong năm 2013 chỉ có 93 vụ án hình sự với 118 bị cáo là người dân tộc thiểu số. Trong 93 vụ án hình sự nói trên có 12 vụ án với 20 bị cáo phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết; 41 vụ án với 48 bị cáo vi phạm các quy định về điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ (những tội không có quy định trong luật tục Tây Bắc), chiếm gần một phần hai số bị cáo đã xử. Số bị cáo còn lại nằm rải rác trong các tội có quy định trong luật tục Tây Bắc. Số liệu này chứng minh được hầu hết những quy định của pháp luật phù hợp với luật tục Tây Bắc đều được người Tây Bắc tuân thủ một cách khá nghiêm túc và tự giác.

Khi có mâu thuẫn của các cá nhân trong bản làng gây gổ người này gây thương tích cho người kia, hoặc có vụ việc trộm cắp xảy ra người Tây Bắc thường chọn luật tục để xử lý, ít tố cáo người vi phạm với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước trừ những vụ việc có tính chất quá phức tạp và nghiêm trọng. Vì vậy các vụ vi phạm pháp luật đồng thời vi phạm luật tục của người Tây Bắc rất ít được đưa ra xét xử tại tòa án. Đây là một trong những ưu điểm của mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục Tây Bắc cần được Nhà nước ta quan tâm phát huy trong thời gian tới.

Đối với lĩnh vực dân sự và hôn nhân gia đình, mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục Tây Bắc trong hoạt động tuân thủ pháp luật của người Tây Bắc càng thể hiện rõ nét. Luật tục Tây Bắc bảo vệ sự bền vững của hôn nhân

bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; bảo vệ chế độ trách nhiệm giữa cha mẹ, con cái và ngược lại. Đồng thời luật tục Tây Bắc cấm các thành viên trong cộng đồng lấn chiếm đất đai của nhau, cấm mua bán tài sản, vay mượn tài sản của nhau mà có hành vi chiếm đoạt. Kèm theo các điều cấm là các hình thức phạt đền bằng hiện vật khá nghiêm khắc. Vì vậy trong năm 2013 Tòa án nhân dân 3 tỉnh trên chỉ xét xử 26 vụ án dân sự và hôn nhân gia đình có nguyên đơn và bị đơn là người dân tộc. Trong 26 vụ án dân sự và hôn nhân gia đình nói trên các nguyên đơn và bị đơn đều sống xen kẽ với người Kinh xung quanh khu vực thị trấn, thị xã, thành phố.

Như vậy có thể nói, các quy định của pháp luật gần gũi với luật tục Tây Bắc đều được người dân lựa chọn hình thức xử lý bằng luật tục khi có vi phạm. Điều này cho thấy sự hỗ trợ của luật tục Tây Bắc đối với việc thực hiện pháp luật của người Tây Bắc là khá đắc lực và khá hiệu quả.

- Hai là, Trong hoạt động thi hành pháp luật đồng bào các dân tộc thiểu số đã thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng những hành động tích cực như: tham gia nghĩa vụ quân sự, đóng thuế cho nhà nước.. Mặc dù chưa đồng đều trong dân cư nhưng hiện nay một số đông người Tây Bắc thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Theo số liệu của sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 3 tỉnh Sơn La, Lào Cai và Lai Châu cung cấp trong năm 2013 có trên 85% hộ kinh doanh nhỏ có chủ hộ là người dân tộc tự giác đóng thuế cho nhà nước số còn lại không có hành vi trốn thuế mà do kinh doanh đạt hiệu quả thấp nên ghi nợ thuế và được nhà nước xóa nợ thuế theo chính sách dân tộc của các tỉnh.

Trong hoạt động chấp hành pháp luật, người dân bước đầu nhận thức được vai trò của pháp luật đối với đời sống của họ. Một số thói quen chấp hành pháp luật cũng từ đó được hình thành ở các bản làng như thói quen đóng thuế khi kinh doanh, thói quen đến tuổi trưởng thành tham gia lao động công ích, tham gia nghĩa vụ quân sự ..

- Ba là, hoạt động sử dụng pháp luật để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình là chưa phổ biến nhưng hiện nay, đồng bào người dân tộc thiểu số đã biết cách sử dụng pháp luật kết hợp với luật tục của dân tộc mình để bảo vệ quyền, lợi ích của mình khi bị xâm phạm. Biểu hiện rõ ràng là họ đã đưa những hành vi vi phạm pháp luật ra khởi kiện trước tòa án hoặc báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.

Biểu hiện đầu tiên đó là quyền khởi kiện ra tòa án đối với các cá nhân mà họ cho rằng cá nhân đó vi phạm lợi ích vật chất tinh thần của họ. Trong năm 2013 Tòa án nhân dân 3 tỉnh trên đã xét xử 49 vụ kiện dân sự có nguyên đơn là người dân tộc thiểu số. Hoạt động sử dụng pháp luật của người Tây Bắc còn được thể hiện tích cực trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Theo số liệu của phòng đăng ký kinh doanh - sở kế hoạch đầu tư 3 tỉnh Tây Bắc cung cấp, từ khi luật doanh nghiệp 1999 ban hành, đã có 26 doanh nghiệp tư nhân và 14 công ty trách nhiệm hữu hạn có chủ doanh nghiệp là người dân tộc được thành lập. Trong đó có 19 doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mua bán xăng dầu, cà phê, nông sản và phân bón; 05 doanh nghiệp trồng, bảo vệ rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm; 08 doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông, điện, kim khí, thủ công mỹ nghệ, vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh và nội tỉnh; 04 doanh nghiệp dạy nghề ngắn hạn, mua bán thiết bị văn phòng (máy tính, phần mềm máy tính thiết bị ngoại vi, máy in) và đại lý chi trả ngoại tệ. Số liệu này cho thấy, mặc dù chưa nhiều nhưng bước đầu người Tây Bắc đã biết sử dụng luật doanh nghiệp, luật thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác để thực hiện quyền kinh doanh của mình trong cơ chế thị trường.

2.1.2 Những hạn chế

Những cố gắng trong những năm gần đây của Nhà nước ta về hoàn thiện hệ thống pháp luật bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật dành riêng cho khu vực Tây Bắc. Có những văn bản pháp luật quy định một số chính sách quản lý kinh tế , văn hóa , xã hội dành riêng cho người dân tộc, thay đổi cách thức tuyên truyền pháp luật vào bản làng đã tạo nên những biến chuyển mới trong

nhận thức pháp luật của người Tây Bắc, cải thiện được một phần mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục Tây Bắc . Nhưng đây mới chỉ là kết quả bước đầu mang tính cục bộ, chưa phát triển được ở diện rộng. Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục Tây Bắc trong quá trình thực hiện pháp luật của người Tây Bắc có thể thấy được những điểm hạn chế cụ thể như sau:

- Một là, Pháp luật chưa làm hình thành được những quy định tiến bộ trong luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số trong hoạt động tuân thủ pháp luật. Thực tế cho thấy có những hành vi của người dân tộc thiểu số là vi phạm pháp luật như: hành vi vi phạm quy định về điều khiển các phương tiện giao thông, hay tội phá rối an ninh, chống chính quyền… nhưng trong luật tục lại không có quy định điều chỉnh những hành vi này. Chính vì thế khi vi phạm bản thân những người dân tộc thiểu số cho rằng họ không phạm tội vì trong luật tục của dân tộc họ không quy định những hành vi này là sai trái chỉ khi được đưa ra trước những cơ quan có thẩm quyền giải quyết họ mới nhận thức được hành vi của mình là vi phạm.

- Hai là, trong hoạt động chấp hành pháp luật, đồng bào các dân tộc thiểu số đã có hành động chấp hành những quy định của pháp luật nhưng họ lại không hiểu hết được lý do tại sao phải thực hiện những hành động đó để có ý thức tự giác, tự nguyện thực hiện. Sự chấp hành pháp luật còn dừng lại ở mức thụ động.

Hầu hết người dân tộc Tây Bắc không hiểu được vì sao phải đóng thuế và tham gia nghĩa vụ quân sự. Luật tục Thái, Luật Mường chỉ quy định người Thái, người Mường phải bảo vệ an ninh trong Bản làng của mình. Điều này cho thấy pháp luật Nhà nước ta hiện nay chưa thực sự đi vào đời sống của người Tây Bắc ,chưa làm phát sinh thói quen chấp hành pháp luật trong từng cá nhân của cộng đồng và đặc biệt chưa đóng vai trò làm hình thành các quy định mới, tiến bộ của luật tục Tây Bắc .

2.2 Thực trạng mối quan hệ pháp luật và luật tục trong hoạt động áp dụng luật tục

2.2.1 Những ưu điểm

- Một là, hoạt động áp dụng luật tục có sự tham gia của nhà nước. Hoạt động áp dụng luật tục chưa được nhà nước ta tổ chức áp dụng theo một trình tự, thủ tục có quy định như áp dụng pháp luật nhưng luật tục đã được nhà nước tổ chức áp dụng bước đầu ở một số chủ thể là người dân tộc thiểu số theo ý chí của nhà nước. Đối với một số tội như phá hoại an ninh, tham gia các tổ chức phản động chống chính quyền của đồng bào dân tộc thiểu số, nhà nước ta đưa ra xét xử các đối tượng cầm đầu. Số đông còn lại, đồng bào dân tộc thiểu số bị lôi kéo tham gia nhà nước có chủ trương giao cho chính quyền địa phương đó phối hợp với già làng, trưởng bản nơi có người vi phạm, tổ chức kiểm điểm người vi phạm trước buôn làng. Việc tổ chức áp dụng pháp luật theo thủ tục áp dụng luật tục đã đáp ứng được tâm lý tôn trọng luật tục của người Tây Bắc làm cho cộng đồng nhận thức được tham gia bạo loạn, phá hoại chính sách đoàn kết, truyền đạo trái phép là những hành vi xấu, là xâm phạm lợi ích của nhà nước, và lợi ích của cá nhân họ. Đây là hình thức phối hợp những quy định của pháp luật với luật tục.

Trong lĩnh vực dân sự nhà nước ta cũng có những quy định cho phép các bên sử dụng tập quán nếu pháp luật không có quy định điều chỉnh hoặc hai bên không có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, điều kiện áp dụng phải là những tập quán không được trái pháp luật.

- Hai là, hoạt động áp dụng luật tục không có sự tham gia của Nhà nước. Đây cũng được coi là hoạt động có tính sáng tạo lớn, khi người đứng đầu phải lựa chọn một cách linh hoạt những quy định có trong luật tục để áp dụng làm cho người dân phải tuân thủ, chấp nhận nghiêm túc phán quyết này. Thực tế cho thấy, hầu hết những vụ việc đưa ra bản làng xử lý đều được người vi phạm chấp hành và sửa chữa sai phạm. Như vậy luật tục đã thể hiện tính hợp lý trong việc điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh tại cộng đồng người dân

tộc thiểu số cũng góp phần vào việc ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật của người dân nơi đây.

Nhìn ở góc độ tích cực có thể nói luật tục Tây Bắc hiện nay vẫn giữ vai trò chính trong giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật xảy ra trong cộng đồng người Tây Bắc. Thực tế này cho thấy hoạt động áp dụng luật tục Tây Bắc của các Trưởng bản, Già làng không có sự tham gia của Nhà nước là khá hiệu quả. Hoạt động áp dụng luật tục của các Trưởng bản, Già làng không mang tính tổ chức cao, không tuân thủ một thủ tục pháp lý phức tạp và không thể hiện quyền lực nhà nước như pháp luật. Nhưng luật tục Tây Bắc cũng có tính điều chỉnh cá biệt cụ thể đối với các quan hệ xã hội nhất định và cũng đòi hỏi tính sáng tạo của người áp dụng và đặc biệt là nó có hiệu lực thực hiện cao trong thực tế.

Qua tìm hiểu thực tế tại bản Phương Quang, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được Trưởng bản cho biết: Trong năm 2014 trong Bản có 4 vụ việc đánh nhau gây thương tích do uống rượu say; 3 vụ việc để gia súc phá hoại hoa màu của người khác; 2 vụ việc bỏ nương rẫy đi lang thang đều đã bị đưa ra xử lý theo luật tục Thái. Các việc đã được Trưởng bản xử lý, đều được người vi phạm chấp hành xong hình phạt và sửa chữa khuyết điểm.

Thực tế này thể hiện tính hợp lý của luật tục Tây Bắc trong điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh tại các bản làng Tây Bắc. Như vậy, luật tục Tây Bắc đã góp phần làm cho pháp luật được thực thi trên thực tế, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật của người Tây Bắc. Góp phần tạo nên truyền thống cao đẹp , nhiều nếp sống tốt đẹp cho xã hội và con người Việt Nam . Trong số đó nổi lên những truyền thống, nếp sống sau đây :

- Nuôi dưỡng tinh thần bất khuất, dũng cảm trong đấu tranh ,tinh thần độc lập tự chủ, tự quyết của cộng đồng người Việt Nam mà không có thói quen ỷ lại, dựa dẫm.

- Xây dựng nếp sống dân chủ trong bàn bạc mọi quyết định, mọi công việc của làng xã .

- Vun đắp cho sự đoàn kết keo sơn trong nội bộ gia đình, trong nội bộ làng xóm và cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc nói chung,của quá trình xây dựng áp dụng pháp luật nói riêng.

- Động viên mọi người luôn vươn tới sự hoàn mĩ, hoàn thiện, cái đẹp của nhân cách biết ứng xử, ăn ở một cách thanh lịch cố gắng xa lánh, bài trừ dần những điều thô kệch, hủ lậu trong phong cách sống ,rèn luyện nếp sống thật thà, tuân thủ hiến pháp và pháp luật.(1)

2.2.2 Những hạn chế

Luật tục Tây Bắc không được coi là nguồn của pháp luật nên việc áp dụng luật tục chỉ mang tính tổ chức thể hiện quyền lực nhà nước không được thực hiện sâu rộng trên thực tế. Vấn đề này dẫn đến những hạn chế nhất định trong mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục Tây Bắc.

Cụ thể:

- Một là, Nhà nước chưa chính thức công nhận cho phép áp dụng các quy định tiến bộ của luật tục phù hợp với quy định của pháp luật trong quá trình xét xử các vụ án thuộc một số lĩnh vực như hình sự, dù trong luật tục cũng có những quy định về các tội như: giết người, trộm cắp tài sản… Trong các bản án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu xét xử các bị cáo là người dân tộc, phạm các tội này chỉ nhận định: Bị cáo vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm luật tục mà không được phép viện dẫn điều luật trong luật tục Tây Bắc để xét xử, nên tính thuyết phục của bản án hình sự đối với người Tây Bắc chưa cao. Mặt khác, do không áp dụng luật tục Tây Bắc trong quá trình xét xử vụ án hình sự nên trên thực tế có tình trạng người dân tộc phạm tội vừa phải chấp hành hình phạt theo pháp luật, vừa phải chấp hành hình phạt theo luật tục dân tộc mình. Đối với hoạt động kiểm điểm những người dân tộc thiểu số tham gia các tổ chức bạo loạn, phá rối an ninh phá hoại chính sách đoàn kết trước dân làng theo hình thức xét xử trong luật tục Tây Bắc, là hoạt động mới

1 Tr.23,Phong tục tập quán Việt Nam và sự ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ LUẬT TỤC TRÊN ĐỊA BÀN KHU VỰC TÂY BẮC (Trang 32 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w