Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GỐM CHU ĐẬU TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY - BÀI HỌC VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị mang tính định hướng phát triển trong hoạt động sản xuất và kinh doanh gốm sứ Chu Đậu hiện đại
Năm 2001, nhận thấy vai trò quan trọng trong việc khôi phục làng nghề gốm cổ
Chu Đậu kết hợp với du lịch làng nghề, Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã đầu tư giai đoạn 1 là 24 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, cơ sở vật chất, trang thiết bị với quyết tâm khôi phục lại dòng gốm cổ đã thất truyền. Năm 2003, Công ty gốm sứ Chu Đậu hiện đại đã xuất được contener hàng đầu tiên sang Tây Ban Nha. Năm 2004, Công ty gốm sứ Chu Đậu khánh thành nhà trưng bày với 1000m2 để giới thiệu các sản phẩm phục chế các mẫu mã cổ.
( Xem Phụ lục 1. Hình 66 )
Tuy nhiên để có thể phát triển mạnh và vững chắc hơn nữa, Công ty gốm sứ Chu Đậu cần năng động hơn trong việc tìm kiếm thị trường cả thị trường nội địa và xuất khẩu, nắm bắt nhanh nhạy thị hiếu của khách hàng hiện hữu, khách hàng tiềm năng để tạo ra dòng sản phẩm độc đáo, đặc thù riêng biệt đáp ứng thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nội địa và xuất khẩu. Mạnh dạn thay đổi công nghệ và sử dụng các nguồn lực bên ngoài nhằm tiếp thu và ứng dụng các kiến thức, trình độ kỹ thuật tiên tiến và chủ động tìm kiếm và liên kết với nhà cung cấp nguyên liệu. Khai thác và sử dụng nguồn vốn hiệu quả để đầu tư phát triển và mở rộng quy mô sản xuất một cách khả thi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Luôn luôn quan tâm chăm lo tốt quyền lợi người lao động, bởi đó là yếu tố cốt lõi để duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân và thợ giỏi. Biết trân trọng và duy trì nguồn nhân lực để họ luôn gắn bó và có những ý tưởng đột phá trong sáng tạo với tinh thần trách nhiệm cao.
123
Duy trì thường xuyên và có chính sách khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, thiết kế mẫu mã sản phẩm mới, bảo hộ quyền sở hữu sáng tác, nghiên cứu ứng dụng cải tiến quy trình công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất, chú ý công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường hoạt động marketing, củng cố và nâng cao uy tín thương hiệu tạo kênh phân phối hợp lý, xây dựng và kiểm soát tốt giá thành sản phẩm.
Liên kết hợp tác với nhà cung cấp, nhà đầu tư, các doanh nghiệp gốm sứ trong vùng, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tập trung vốn đầu tư công nghệ - môi trường, xây dựng khu hội chợ triễn lãm và du lịch làng nghề.
Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các đơn vị sản xuất gốm thuộc diện phải di dời để các cơ sở sản xuất gốm sứ yên tâm và có thêm nguồn vốn đầu tư sản xuất.
Hình thành Hiệp hội Làng nghề Thủ công Mỹ nghệ để các làng nghề sản xuất gốm có dịp trao đổi những thông tin về thị trường, về lao động…Trên cơ sở đó, hiệp hội làng nghề sẽ điều tiết, bổ sung lực lượng lao động trong làng nghề với đặc thù chung là tạo ra những sản phẩm với những nguyên liệu sẵn có tại chỗ.
Tổ chức đối thoại giữa chính quyền địa phương và và các nhà sản xuất nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của họ, tuyên dương, khen thưởng các nghệ nhân, doanh nhân, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có sáng tạo trong thiết kế mẫu mã và truyền dạy nghề.
Để hỗ trợ doanh nghiệp Công ty gốm sứ Chu Đậu phát triển ổn định và bền vững, góp phần vào sự phát triển chung ngành gốm sứ Hải Dương nói riêng và toàn quốc nói chung nhằm đảm bảo tăng trưởng đồng đều giữa các vùng, ổn định đời sống, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, phát huy những thế mạnh và tiềm năng hiện có. Tác giả đề xuất một số kiến nghị cụ thể có tính chiến lược cho phát triển dài hạn như sau:
- Kiến nghị với Hiệp hội và Viện nghiên cứu gốm sứ Việt Nam :
124
Thứ nhất: Hiệp hội gốm sứ Việt Nam phối hợp đồng bộ với Tổng cục Hải quan và Bộ Công Thương để kiểm soát nhằm có biện pháp hạn chế hàng gốm sứ nhập khẩu trái phép và trốn thuế bằng đường tiểu ngạch qua biên giới vào Việt Nam.
Thứ hai: Viện nghiên cứu gốm sứ cần phát huy vị thế đầu ngành, tập hợp được đội ngũ chuyên gia trong ngành, đầu tư nghiên cứu sản xuất nguyên liệu như men màu, các phương thức sản xuất mới, công nghệ mới và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Viện phải là nơi tin cậy thực sự cho các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ để cùng hợp tác nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới của ngành nhằm tạo ra những sản phẩm cạnh tranh, vừa đậm nét văn hóa truyền thống xen lẫn nét hiện đại riêng cho ngành gốm sứ Việt Nam trên thị trường thế giới.
Thứ ba: Hiệp hội gốm sứ Việt Nam cần xem xét để trình chính phủ về việc quy hoạch nguồn tài nguyên đất làm gốm trong quá trình khai thác và hạn chế các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ khai thác bừa bãi, không đúng mục đích và sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên đất quý hiếm này với nguy cơ ngày càng khan hiếm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến việc duy trì, phát triển nghề gốm truyền thống của địa phương và cả nước trong tương lai.
- Kiến nghị với chính quyền địa phương:
Thứ nhất: UBND tỉnh Hải Dương cần chỉ đạo các ban, ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp gốm sứ Chu Đậu theo quy hoạch để các doanh nghiệp gốm xây dựng nhà xưởng, đi vào hoạt động sản xuất và kinh doanh trong thời gian sớm nhất.
Thứ hai: Hỗ trợ vay vốn đối với các dự án đầu tư di dời vào Cụm công nghiệp gốm sứ Chu Đậu tập trung theo thông tư 113/2006/TT-BTC, hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ ngành nghề nông thôn của nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006, trong đó quy định: “…Nguồn hỗ trợ từ ngân sách địa phương tối đa là 60% tổng mức vốn đầu tư , nguồn huy động đóng góp của tổ chức cá nhân được hưởng lợi và nguồn huy động hợp pháp khác tối thiểu là 40% tổng mức vốn đầu tư”, và các chính sách ưu đãi trong thông tư này cũng nêu rõ: “… Khi di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch, cơ sở ngành nghề nông thôn được ưu đãi
125
về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời theo quy định tại quyết định số 74/2005/QĐ-TTg ngày 06/04/2005 của Thủ tướng chính phủ”, đồng thời cũng theo quy định tại điều 7 của Thông tư 84/2011/TT-BTC hướng dẫn một số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 về việc: “Miễn giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất”. Nếu được thụ hưởng các nguồn hỗ trợ này, các doanh nghiệp sẽ an tâm và có điều kiện tập trung vốn đầu tư phát triển để sớm đi vào hoạt động sản xuất ổn định.
Thứ ba: Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các đơn vị sản xuất gốm thuộc diện phải di dời để các cơ sở sản xuất gốm yên tâm và có thêm nguồn vốn đầu tư sản xuất.
Thứ tư: Hình thành Hiệp hội Làng nghề Thủ công mỹ nghệ Hải Dương để các làng nghề có dịp trao đổi những thông tin về thị trường, về lao động…Trên cơ sở đó, hiệp hội làng nghề sẽ điều tiết, bổ sung lực lượng lao động trong làng nghề với đặc thù chung là tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ bằng nghệ thuật thủ công với những nguyên liệu sẵn có tại chỗ.
Thứ năm: Tổ chức đối thoại giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; tuyên dương, khen thưởng các nghệ nhân, doanh nhân, doanh nghiệp gốm sứ Hải Dương có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có sáng tạo trong thiết kế mẫu mã và truyền dạy nghề.
Thông qua các định hướng và mục tiêu phát triển cụ thể của ngành gốm địa phương cũng như dự báo chỉ tiêu tăng trưởng của ngành gốm sứ Hải Dương, tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp ngắn hạn để phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh đến năm 2020 cho các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ Chu Đậu hiện đại cụ thể như sau:
a) Nhóm giải pháp tận dụng ưu thế:
- Giải pháp thâm nhập thị trường (gồm 3 giải pháp): Củng cố nội lực; Tăng cường hoạt động marketing ; Hỗ trợ di dời vào cụm công nghiệp gốm sứ Chu Đậu.
126
- Giải pháp đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực (gồm 2 giải pháp): Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Duy trì nguồn nhân lực.
- Giải pháp liên kết (gồm 3 giải pháp): Liên kết giữa các doanh nghiệp gốm sứ vùng Hải Dương; Liên kết với nhà cung cấp, nhà đầu tư, các nghệ nhân và nghệ sỹ giỏi; Liên kết hợp tác với các doanh nghiệp gốm sứ trong vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
b) Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu:
- Giải pháp tài chính cho đầu tư (gồm 3 giải pháp): Sử dụng nguồn vốn đầu tư;
Vốn đầu tư cho công nghệ và môi trường; Đầu tư xây dựng mô hình làng nghề trong Cụm công nghiệp gốm sứ Chu Đậu.
- Giải pháp củng cố và nâng cao uy tín thương hiệu (gồm 3 giải pháp): Phát triển thương hiệu từ nhãn hiệu; Bảo vệ tên miền thương hiệu; Bảo hộ quyền sở hữu sáng tác.
c) Nhóm giải pháp hỗ trợ (gồm 3 giải pháp):
- Hỗ trợ di dời .
- Khuyến khích đầu tư khai thác nguyên liệu đất . - Nâng cao vai trò của Hiệp hội gốm sứ Hải Dương.
127 Tiều kết chương 3
Trên thế giới, thập niên 50 - 70 của thế kỷ XX là khoảng thời gian mà các thợ giỏi, các nghệ nhân, các nghệ sỹ có tên tuổi cùng nhau hợp tác tạo nên nhiều xu hướng, mang lại nhiều nét cách tân mới cho đồ gốm sứ hiện đại. Kỷ nguyên Atomic là tên gọi mới của kỷ nguyên gốm sứhiện đại trên thế giới, bắt đầu hình thành với sự biểu hiện ở những vật dụng kết hợp hài hòa tính trang trí bình dân với tính nghệ thuật, duy trì những kiểu dáng mang nét thiết kế tiêu biểu có màu sắc đậm nét và tươi sáng.
Thực tế hiện nay tại Việt nam, cả hai xu hướng phát triển mang tinh thần đa nguyên trên thế giới đã nói ở trên đang tồn tại với khá nhiều vấn đề hạn chế: vừa thiếu cân bằng, vừa kém phát triển, khiến mặt bằng chung của các hoạt động nghề gốm có sự tụt hậu so với các quốc gia khác trên thế giới. Sản phẩm gốm sứ nước ngoài tràn vào chiếm lĩnh thị trường Việt Nam quá nhiều với giá thành rất rẻ, mẫu mã đa dạng, chất lượng cũng chẳng thua kém hàng Việt cùng loại, tạo sự cạnh tranh hết sức khốc liệt với gốm sứ sản xuất trong nước.
Để có thể phát triển mạnh và vững chắc, các cơ sở sản xuất gốm sứ Chu Đậu hiện đại cần năng động hơn trong việc tìm kiếm thị trường cả thị trường nội địa và xuất khẩu, nắm bắt nhanh nhạy thị hiếu của khách hàng hiện hữu, khách hàng tiềm năng để tạo ra dòng sản phẩm độc đáo, đặc thù riêng biệt đáp ứng thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nội địa và xuất khẩu. Mạnh dạn thay đổi công nghệ và sử dụng các nguồn lực bên ngoài nhằm tiếp thu và ứng dụng các kiến thức, trình độ kỹ thuật tiên tiến và chủ động tìm kiếm và liên kết với nhà cung cấp nguyên liệu. Khai thác và sử dụng nguồn vốn hiệu quả để đầu tư phát triển và mở rộng quy mô sản xuất một cách khả thi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Luôn luôn quan tâm chăm lo tốt quyền lợi người lao động, bởi đó là yếu tố cốt lõi để duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân và thợ giỏi. Biết trân trọng và duy trì nguồn nhân lực để họ luôn gắn bó và có những ý tưởng đột phá trong sáng tạo với tinh thần trách nhiệm cao.
Duy trì thường xuyên và có chính sách khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, thiết kế mẫu mã sản phẩm mới, bảo hộ quyền sở hữu sáng tác, nghiên cứu ứng dụng cải tiến quy trình công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất, chú ý công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường hoạt động marketing, củng cố và nâng cao
128
uy tín thương hiệu tạo kênh phân phối hợp lý, xây dựng và kiểm soát tốt giá thành sản phẩm. Liên kết hợp tác với nhà cung cấp, nhà đầu tư, các doanh nghiệp gốm sứ trong vùng, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tập trung vốn đầu tư công nghệ - môi trường, xây dựng khu hội chợ triễn lãm và du lịch làng nghề. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các đơn vị sản xuất gốm thuộc diện phải di dời để các cơ sở sản xuất gốm yên tâm và có thêm nguồn vốn đầu tư sản xuất.
Hình thành Hiệp hội Làng nghề Thủ công Mỹ nghệ để các làng nghề sản xuất gốm có dịp trao đổi những thông tin về thị trường, về lao động…Tổ chức đối thoại giữa chính quyền địa phương và các nhà sản xuất nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của họ, tuyên dương, khen thưởng các nghệ nhân, doanh nhân, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có sáng tạo trong thiết kế mẫu mã và truyền dạy nghề.
129
PHẦN KẾT LUẬN
Là quốc gia được ghi tên vào danh sách những cái nôi của nghề gốm sứ thế giới, Việt Nam tự hào khi làm chủ nghề gốm sứ gần một vạn năm qua. Trải qua bao dâu bể của thời gian, đồ gốm sứ truyền thống Việt Nam đến nay vẫn luôn mang trong mình vẻ duyên dáng riêng biệt, không thể lẫn khi đặt cạnh đồ gốm sứ của Trung Hoa, Nhật Bản hay Châu Âu. Cũng vẫn là những nguyên liệu thô sơ truyền thống nhưng nhờ tài hoa của người thợ và tâm hồn dân tộc thấm đẫm trong từng sản phẩm nên những nguyên liệu tưởng chừng câm lặng ấy luôn có tiếng nói riêng, dù chúng được làm ở dạng đất nung, sành nâu, sành xốp, sành trắng hay đồ sứ. Sản phẩm của mỗi vùng đều có những nét đẹp rất riêng biệt, không có sự dập khuôn, sao mẫu. Chính sự hoà quyện tuyệt vời giữa đất, nước và lửa với tâm hồn người Việt đã tạo nên một nghề mang đầy tính sáng tạo, được mọi người dân Việt Nam và bạn bè thế giới trân trọng. Không phải vô cớ mà nhiều địa danh sản xuất gốm gắn với những ngôi làng Việt nổi danh đã đi vào ca dao và gắn bó với mỗi người Việt Nam.
Sau nền mỹ thuật đồ gốm rực rỡ thời Lý - Trần, từ cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XVII vào thời Lê Sơ – Mạc, gốm Việt phát triển thêm nhiều loại men, loại hoa văn vô cùng độc đáo, đạt tới một trình độ rất cao, cả về kỹ thuật lẫn mỹ thuật với loại đồ gốm mà ngày nay lừng danh cả trong và ngoài nước, được biết đến dưới tên: “Đồ Gốm Chu Đậu”.
Gốm Chu Đậu ra đời vào khoảng thời gian đầu thế kỷ XV, tức vào thời nhà Minh xâm lăng và thống trị Việt Nam (1400-1427), phát triển đạt nhiều thành tựu suốt hai thế kỷ XV-XVI và tàn lụi dần vào đầu thế kỷ XVII. Đồ gốm Chu Đậu với các thành tựu to lớn và rực rỡ với những điểm nổi bật khẳng định những đặc trưng của dòng gốm này là:
- Biết triệt để áp dụng và khai thác có hiệu quả nhiều giải pháp tiến bộ về kỹ thuật công nghệ vào quá trình sản xuất.
- Khéo léo khài thác và sử dụng các đề tài trang trí mang Bản sắc Văn hóa Việt rõ nét, áp dụng các thủ pháp trang trí độc đáo và khác biệt với các dòng truyền thống gốm khác.
130
- Nhanh nhạy trong khả năng nắm bắt thời cơ để phát triển thị trường, thể hiện tốt năng lực triển khai sản xuất lớn và giao thương quốc tế.
- Có nhiều nghệ nhân giỏi giàu năng lực sáng tạo, sáng tác được nhiều tác phẩm độc đáo mang tính độc bản
Các loại men nổi tiếng của gốm cổ Chu Đậu được từng biết đến nhiều và đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện mang một phong cách gốm thuần chất Việt. Hoa văn trên đồ gốm thời Lý nhiều ảnh hưởng Phật giáo, thường được tạo bằng cách khắc chìm hay khắc nổi, hoa văn trên đồ gốm Chu Ðậu đi sâu phản ảnh đời sống nông thôn Việt Nam và được vẽ bằng bút lông với nhiều loại chất liệu tạo màu. Men trắng chàm và men tam thái của gốm thời Chu Đậu là các dòng gốm đẹp nhất, có chất lượng nhất, được sản xuất với số lượng cao nhất phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Loại đồ sành trắng vẽ chàm gốm Chu Ðậu có nhiều món đẹp tuyệt vời, bứt xa đồ nhà Minh và đẹp không kém gì đồ sứ men lam của nhà Thanh. Loại đồ sành trắng men tam thái thậm chí còn mang vẻ đẹp hấp dẫn hơn nhiều so với dòng đồ gốm thời Nguyên bên Trung Quốc.
Khởi đi suốt mấy ngàn năm lịch sử phát triển, đến thời Lê Sơ – Mạc, đồ gốm Việt trở nên những món hàng được ưa chuộng từ trong nước đến ngoài thị trường quốc tế.
Gốm Chu Đậu xuất khẩu và được nồng nhiệt chào đón từ Nhật Bản, Philíppin, Indonexia, Malaixia, Thái Lan cho đến những nước Ả Rập xa xôi, được ưa chuộng, lưu giữ trong các gia tộc quyền quý Âu châu.
Chính những bằng chứng khảo cổ học ở các viễn xứ như Nhật Bản và những gì tìm thấy trong lòng các con tàu đắm đã minh chứng rõ ràng về con đường hải thương ở biển Đông và tầm nhìn đại dương của người Việt. Chúng góp phần bác bỏ luồng ý kiến cho rằng các triều đại quân chủ nước Việt quay lưng lại với biển và luôn đề phòng kẻ lạ đến từ biển. Những thứ chìm sâu dưới lòng đất đã kể lại con đường hải thương nối liền những quốc gia xa xôi, cũng như chứng minh biển Đông của nước Việt nằm trên hải trình mở rộng từ Âu sang Á từ nhiều thế kỷ trước.