Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và những điểm cần lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC

2.1. Tình hình Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và Tình hình

2.1.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 1988 – 2007 Số dự án Vốn đăng ký

(Triệu đô la Mỹ)

(*)

Tổng số vốn thực hiện (Triệu đô la Mỹ)

Tổng số 10981 163607.2 57045.5

1988 37 341.7

1989 67 525.5

1990 107 735.0

1991 152 1291.5 328.8

1992 196 2208.5 574.9

1993 274 3037.4 1017.5

1994 372 4188.4 2040.6

1995 415 6937.2 2556.0

1996 372 10164.1 2714.0

1997 349 5590.7 3115.0

1998 285 5099.9 2367.4

1999 327 2565.4 2334.9

2000 391 2838.9 2413.5

2001 555 3142.8 2450.5

2002 808 2998.8 2591.0

2003 791 3191.2 2650.0

2004 811 4547.6 2852.5

2005 970 6839.8 3308.8

2006 987 12004.0 4100.1

2007 1544 21347.8 8030.0

Sơ bộ 2008 1171 64011.0 11600.0

(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước.

Trong thời kỳ 1991-1995, vốn ĐTNN đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước.

Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông).

Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn

đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69%

so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.

Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ 1[2], vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm 1988 - 2008 phân theo đối tác đầu tư chủ yếu

Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*)

Tổng số 10981 163607.2

Trong đó:

Ấn Độ 31 190.5

Áo 13 25.4

Bê-li-xê 6 44.1

Bỉ 34 85.0

Bun-ga-ri 5 17.2

Ca-na-đa 100 4892.4

CHLB Đức 132 746.3

CHND Trung Hoa 711 2188.3

Cộng hòa Séc 18 61.9 Đặc khu hành chính

Hồng Công (TQ) 671 7416.7

Đài Loan 2135 20951.9

Đan Mạch 69 280.6

Hà Lan 115 3018.8

Hàn Quốc 2153 16666.3

Hoa Kỳ 493 5029.0

In-đô-nê-xi-a 28 307.0

I-ta-li-a 43 176.7

I-xra-en 8 11.6

Liên bang Nga 105 1935.4

Ma-lai-xi-a 340 18005.6

Ma-ri-ti-us 31 224.4

Nhật Bản 1102 17362.2

Niu-di-lân 26 93.3

Ôx-trây-li-a 236 1811.2

Pháp 296 3216.2

Phi-li-pin 50 395.6

Quần đảo Cay men 33 4352.2

Quần đảo Vigin thuộc

Anh 438 13824.1

Thái Lan 256 6121.6

Thổ Nhĩ Kỳ 7 41.4

Thụy Điển 22 415.6

Thụy Sỹ 71 1693.1

Vương quốc Anh 134 2711.1

Xa-moa 62 1549.1

Xin-ga-po 733 17071.0

(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Qua 20 năm đã có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 83 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, các nước Châu Á chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%. Các nước Châu Mỹ chiếm 5%, riêng

Hoa Kỳ chiếm 3,6%. Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ thì vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đạt con số trên 3 tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, ví dụ Tập đoàn Intel không đầu tư thẳng từ Mỹ vào Việt Nam mà thông qua chi nhánh tại Hồng Kông. Hai nước châu Úc (New Zealand và Australia) chỉ chiếm 1% tổng vốn đăng ký (xem biểu 4).

Hiện đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn đăng ký cam kết trên 1 tỷ USD tại Việt Nam (xem Phụ lục). Đứng đầu là Hàn Quốc vốn đăng ký 13,5 tỷ USD, thứ 2 là Singapore 10,7 tỷ USD, thứ 3 là Đài loan 10,5 tỷ USD (đồng thời cũng đứng thứ 3 trong giải ngân vốn đạt 3,07 tỷ USD), thứ 4 là Nhật Bản 9,03 tỷ USD. Nhưng nếu tính về vốn thực hiện thì Nhật Bản đứng đầu với vốn giải ngân đạt gần 5 tỷ USD, tiếp theo là Singapore đứng thứ 2 đạt 3,8 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ 4 với vốn giải ngân đạt 2,7 tỷ USD.

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tính riêng năm 2010, đến hết tháng 10/2010 Việt Nam đã thu hút 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư. Trong đó, đứng đầu là Hà Lan với 2,2

tỷ USD, tiếp đến là Hàn Quốc với 2,1 tỷ USD, Hoa Kỳ 1,9 tỷ USD, Nhật Bản 1,6 tỷ USD, Đài Loan 1,16 tỷ USD.

Như vậy có thể thấy Hàn Quốc luôn chiếm một vị trí quan trọng trong nguồn vốn FDI chuyển vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và những điểm cần lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w