Công việc ở các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu Giao trinh nhap mon nganh ô tô (Trang 141 - 200)

Chương 6: Công việc sau khi tốt nghiệp

6.6 Công việc ở các lĩnh vực khác

-Dầu khí -Phát điện -Máy công trình -Tàu thủy

CÁC BÀI ĐỌC THÊM Ai là người sáng lập Mercedes?

Mercedes-Benz là nhà sản xuất đặc biệt, bởi sinh nhật trùng đúng với tuổi đời của xe hơi, phương tiện giao thông hiệu quả, an toàn và thuận tiện bậc nhất thế giới.

Mừng sinh nhật 125 năm vào 2011 nhưng trong biên niên sử Mercedes rất khó xác định năm thành lập. Hãng xe Đức lấy thời điểm bằng sáng chế của Karl Benz trình làng, ngày 29/1/1886, và được công nhận 10 tháng sau đó.

Mercedes cũng không gắn với một nhân vật cụ thể, mà là nơi hội tụ của những cá tính huyền thoại trong nền công nghiệp ôtô thế giới. Đó là Karl Benz, Bertha Benz, Gottlieb Daimler, Wilhelm Maybach và Mercedes Jellinek.

Những tên tuổi này được lưu giữ trong hệ thống quản trị. Tập đoàn mẹ mang tên Daimler, sở hữu các thương hiệu con gồm Mercedes-Benz và dòng siêu sang Maybach.

Karl Benz là người sáng tạo nên mẫu xe hơi đầu tiên trên thế giới với 3 bánh và sử dụng động cơ đốt trong, mang tên Patent Motor Car. Một số người cho rằng phát minh của Gottlieb Daimler và Maybach mới xứng đáng là mẫu xe đầu tiên bởi có 4 bánh, đăng ký sau Karl Benz 1 tháng 9 ngày.

Tuy nhiên, thiết kế và phương pháp ứng dụng động cơ đốt trong của Benz mới là điều khiến các nhà lịch sử công nhận. Khác với phần còn lại của thế giới, Benz không đơn thuần gắn động cơ đốt trong lên khung gầm xe ngựa mà tạo cho nó khả năng chuyển động tự do - nguồn gốc của từ

"Automobile" (gồm "tự động - auto" và "chuyển động - mobile").

Có công sáng chế, nhưng Karl Benz phải biết ơn Bertha Benz, người vợ luôn đứng sau ủng hộ chồng khi khó khăn. Vào một buổi sáng tháng 8/1888, tức hai năm sau khi Benz nhận bằng sáng chế, Bertha lái xe của chồng đưa hai cậu con trai đi từ Mannheim tới Pforzheim, cách nhau 100 km.

Đến đêm, bộ ba dũng cảm tới nơi an toàn. Họ gửi một bức điện cho Karl thông báo thành công trong cuộc hành trình dài đầu tiên với xe của ông. Sự kiện nóng bỏng này lan nhanh như gió. Hai bé trai và một phụ nữ trên chiếc xe không có ngựa kéo? Đó phải là việc làm của ma quỷ?

Bertha đã đạt được mục tiêu. Những người nghi ngờ tính hiện thực của dự án có câu trả lời quá rõ ràng. Nếu không có hành trình của người phụ nữ can đảm, con đường của ngành ôtô thế giới hẳn còn nhiều chông gai.

Karl Benz cùng công ty Benz&Cie thành công vang đội khi tung ra chiếc Velo năm 1894 trang bị đèn pha và thành hãng xe lớn nhất thế giới lúc đó.

Đối thủ đáng gờm của Benz trên nước Đức, không ai khác, chính là bộ đôi Daimler-Maybach, những người điều hành công ty Daimler Motoren. Dù không nhận được bằng sáng chế "xe hơi đầu tiên" nhưng Daimler và Maybach là những người tiên phong trong công nghệ với kiểu đánh lửa tối ưu, động cơ 4 xi-lanh đầu tiên...

Gottlieb Daimler (trái) và Karl Benz, những người sáng tạo ra xe hơi.

Mercedes Jellinek.

Những chiếc Mercedes đầu tiên.

Daimler và Maybach vượt qua rất nhiều âm mưu của giới đầu tư. Có lúc, cả hai bị ép rời khỏi Daimler Motoren. Thế nhưng, thiếu tính quyết đoán, tài kinh doanh của Daimler và sức sáng tạo đặc biệt của Maybach, kết quả bán hàng ngày càng kém. Cuối những năm 1890, các nhà đầu tư đành phải mời cả hai trở lại.

Đôi bạn thân rất đam mê kỹ thuật và luôn hướng tới công nghệ mới. Ở Pháp, Maybach mệnh danh là "Ông vua thiết kế" với những giải pháp mang tính cách mạng cho bộ chế hòa khí, động cơ Phoenix hay hệ thống lái dây cua-roa. Daimler thì tham vọng chế tạo loại động cơ đốt trong dùng cả trên bộ, trên không và dưới nước. Đó là lý do ông vẽ ngôi sao 3 cánh trên tấm bưu thiếp gửi về cho vợ, cảm hứng cho logo Mercedes sau này.

Maybach cũng là người kết duyên thương hiệu Mercedes, tên của cô gái được người bố giàu có Emil Jellinek gắn trên động cơ những chiếc xe đặt hàng ở Daimler Motoren.

Năm 1900, Emil Jellinek yêu cầu Maybach sản xuất 36 xe thể thao với tổng giá trị 550.000 đồng tiền vàng Đức (tương đương 3 triệu euro ngày nay). Điều kiện là xe mang tên con gái ông.

Những chiếc Mercedes 35hp đầu tiên giao năm 1901.

Công nghệ tiên tiến giúp Mercedes 35hp liên tiếp giành chiến thắng ở giải đua Tour de Nice. Nó dễ dàng vượt qua đối thủ khi đạt tốc độ tối đa 60 km/h. Câu nói "Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên Mercedes" của giám đốc câu lạc bộ xe hơi Pháp, Paul Meyan được cả thế giới biết đến.

Sang 1902, Daimler Motoren chính thức đăng ký thương hiệu Mercedes cho các dòng xe của mình. Còn Mercedes Jellinek chưa bao giờ mê xe, có năng khiếu chơi đàn và giọng nữ cao. Theo tiếng Tây Ban Nha, Mercedes có nghĩa "yêu kiều và duyên dáng".

Hai công ty Benz&Cie cùng Daimler Motoren vẫn cạnh tranh gay gắt cho đến khi bị cuốn vào Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914.

Để chống lại cuộc khủng hoảng hậu chiến, Daimler và Benz&Cie đồng ý sáp nhập vào 1926, lấy tên Daimler-Benz và sở hữu thương hiệu Mercedes-Benz với logo 3 cánh.

Như vậy, 40 năm sau thời điểm Karl Benz phát minh ra xe hơi, Mercedes mới được thành lập.

Nhưng để tưởng nhớ người dành cả sự nghiệp cho việc nghiên cứu, biến ước mơ thành hiện thực, hãng xe Đức vẫn lấy sinh nhật là 1886.

Thiết kế khí động học trên xe hơi

Ngày nay, ai cũng biết xe có chỉ số cản gió càng nhỏ thì càng tiết kiệm nhiên liệu, càng vận hành trơn tru và êm. Tuy nhiên, trong thời kỳ sơ khai của ngành công nghiệp ôtô, kiểu dáng khí động học chỉ đóng vai trò thứ yếu so với những vấn đề kỹ thuật, kinh tế.

Người đầu tiên khởi xướng mô hình khí động học trên xe hơi là nhà thiết kế nổi tiếng Eduard Rumpler, cha đẻ của ngành hàng không Đức. Những kinh nghiệm quý báu thu lượm từ ngành công nghiệp ôtô trong chiến tranh thế giới lần I giúp ông thuyết phục được toàn bộ giới công nghiệp ôtô tin vào những ưu điểm vượt bậc của khí động lực học. Năm 1921, chiếc xe đầu tiên do ông thiết kế mang hình giọt nước đang rơi đã làm toàn bộ triển lãm ôtô năm 1921 sửng sốt do hệ số cản gió của nó chỉ là 0,27 trong khi hệ số cản gió trung bình của các loại xe tới tận năm 1984 vẫn ở mức 0,4. Nhưng thật không may, những khó khăn trong việc phát triển động cơ đã khiến dự án không bao giờ trở thành hiện thực.

Chiếc xe của Rumpler có hệ số cản gió chỉ là 0,27

Một năm sau khi chiếc xe của Rumpler trình làng, Paul Jaray nhận được bằng sáng chế cho phát minh “xe của tương lai” lúc mới tròn 33 tuổi. Kỹ sư trẻ người Hungary đã bỏ phần lớn thời gian và sức lực cho công việc nghiên cứu sức cản không khí, tính toán các thành phần khí động lực học để thiết kế nên chassis của chiếc xe mà ông tin nó sẽ là hình mẫu thiết kế trong tương lai. Sự khác biệt lớn nhất trong bản vẽ của Jaray là phần đầu và phần đuôi xe. Bỏ qua thiết kế lưới tản nhiệt kiểu “cửa lò” trên những chiếc xe đương đại, Jaray uốn cong phần đầu xe, giúp nó tiếp nhận dòng khí chuyển động ngược chiều một cách êm ái và ít gây lực cản hơn.

Paul Jaray cho rằng thiết kế đuôi xe vuông vức là phản khoa học

Đứng trên quan điểm vật lý, Jaray cho rằng kiểu thiết kế phần đuôi vuông vức như những chiếc xe ngựa hoàn toàn “phản khoa học”. Khi chiếc xe di chuyển, phần đuôi hình vuông sẽ tạo nên một vùng chân không do hình thành dòng không khí chuyển động hỗn loạn và xoáy. Áp suất lớn phía đầu, cộng với áp suất chân không phía đuôi xe sẽ tăng cường đáng kể lực cản không khí, làm chiếc xe phải sinh nhiều công hơn. Để khắc phục trở ngại đó, Paul Jaray “túm” phần đuôi lại bằng những nét vuốt thon theo quỹ đạo chuyển động, khiến dòng khí tuần tự thoát ra phía sau xe mà không hình thành bất cứ điểm xoáy cục bộ nào.

Tatra là nhà sản xuất đầu tiên mô phỏng theo bản thiết kế của Jaray với hai mẫu Tatra Dynamic và Tatra 77 năm 1934, đặc biệt mẫu 1938 có chỉ số gió 0,212. Nhưng thời kỳ đó, vận tốc của xe không đủ cao, và do quá chú tâm đến đặc tính khí động học mà Tatra 77 mất đi vẻ đẹp vốn có của một chiếc xe hơi, sự thất bại của mẫu xe này là hoàn toàn dễ hiểu.

Ngành công nghiệp ôtô bỏ rơi bản phát minh của Paul Jaray suốt 10 năm sau đó, và nó sẽ mãi bị lãng quên nếu không có một sự

kiện chưa từng xuất hiện trong tư tưởng của các kỹ sư ôtô. Những năm 1930-1940, đua ôtô bỗng nhiên trở thành “mốt”, là trào lưu và là thứ để khoe tài của các ông lớn sống sót sau đại khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929. Chịu sức ép thành tích từ phía các ông chủ nên các kỹ sư, vốn chỉ quen với những khái niệm kỹ thuật, cố gắng sản xuất những chiếc xe càng khoẻ càng tốt. Tuy nhiên, tại đường đua Le Mans năm 1937, chiếc Adler Trumpf Rennsport Coupe dung tích 1,7 lít đã gây sốc với hai chiến thắng trước những động cơ 2 lít. Bí quyết được Alder công bố: Trumpf Rennsport Coupe mang tính công nghệ và khí động học rất cao. Thân xe được sản xuất nhờ sự cộng tác với nhà khí động học nổi tiếng B.R.von Koenig-Fachsenfeld.

Thành công của Alder bên nước Đức và sự xuất hiện của mẫu Chrysler Airflow năm 1934 là những minh chứng đầu tiên cho sự đúng đắn của Paul Jaray. Các nhà sản xuất bắt đầu quan tâm đến vai trò của khí động học, nhưng tất cả mới dừng lại ở đường đua và người ta phải thừa nhận những thiết kế của Paul Jaray chưa được công chúng chấp nhận.

Mẫu Con bọ đầu tiên, ra đời năm 1938

Đến cuối những năm 1930, bước ngoặt trong số phận bản thiết kế của Jaray mới được tìm thấy.

Bắt đầu từ nước Đức năm 1932 khi Adolf Hitler và đảng Quốc xã của ông ta giành chiến thắng.

Một trong số những tham vọng của Hitler là sản xuất một mẫu xe hơi phổ biến như Model T của Ford những năm đầu thế kỷ. Ferdinand Porsche cùng người đồng nghiệp Erwin Komenda lúc đó đang cộng tác với Volkswagen được triệu tập để phác thảo chiếc xe theo ý Hitler. Tuy nhiên, khi nhìn bản thiết kế gốc của Komada, do không thích phần đầu xe và ảnh hưởng từ trào lưu thiết kế khí động học, Hitler đã “tự mãn” sửa cho nó cong hơn. “Con bọ” Beetle nổi tiếng của

Volkswagen ra đời và là một trong những mẫu xe thành công nhất từ trước đến nay.

Nhờ mẫu “con bọ”, bản thiết kế của Paul Jaray tiến một bước dài từ lý thuyết sang thực tế.

Nhưng chiến tranh thế giới lần II đã chấm dứt mọi ý tưởng phát triển khí động học ở châu Âu.

Thay thế vào đó là trào lưu thiết kế “ăn theo” của ngành ôtô nước Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Chỉ số cản gió là đại lượng dùng để đánh giá mức độ cản trở hình học của dòng khí tới động tử chuyển động trong đó. Chỉ số cản gió là hằng số không đơn vị và không phụ thuộc vào tốc độ của vật, nó chỉ phụ thuộc vào hình dạng của chúng mà thôi.

lạnh. Mỗi năm một lần, từ 1949 đến 1961, General Motors lại cho trình làng một tác phẩm trong bộ sưu tập mang tên “Dream Cars”, tập hợp tất cả những mẫu concept có hình dáng chân thực nhất của tên lửa, máy bay, phi thuyền và loài cá dưới nước… Các nhà chuyên môn gọi “Dream Cars” là “nỗi ám ảnh khí động học” trong tư duy thiết kế Mỹ.

Chiếc xe Buick Riviera đời 1963

Nhưng bên cạnh những mẫu concept “kỳ quặc”, 1945-1970 cũng là thời kỳ hoàn tất những đường nét cấu trúc thân xe theo triết lý hiện đại. Nhà thiết kế Harley J.Earl nổi tiếng của GM là người đầu tiên kết hợp thành công kết cấu khí động học với vẻ đẹp cần có của một chiếc xe. Ông hạ thấp thân xe xuống, biến nó từ “hình lập phương” thành “cục gạch” với hai mục đích: giảm lực cản và tăng vẻ quyến rũ. Những đường cong sắc nhọn phía cụm đèn pha, những gờ nổi chạy dài trên cụm đèn sau, thân xe mảnh mai, uyển chuyển là vóc dáng đặc trưng nhất cho những thế hệ xe hơi “khai sinh” trong giai đoạn này.

Biển số xe và những giá trị lịch sử

Gần như ngay từ khi những chiếc xe hơi đầu tiên xuất hiện, các nhà hoạch định giao thông đã nghĩ ra phương thức để quản lý nó. Một trong những cách hiệu quả nhất là quản lý thông qua biển số, có tuổi đời còn cao hơn rất nhiều các hãng xe danh tiếng ngày nay.

Chiếc biển số đầu tiên được gắn trên ôtô tại thành phố New York, Mỹ năm 1901, tiếp đến là bang Massachusetts năm 1903. Trong khi nước Mỹ sớm hình thành luật về quyền tư hữu xe hơi thì ở Anh, biển số đầu tiên được đăng ký cho ngài Earl Russell năm 1904 với một lý do hết sức cá nhân: Không chịu nổi sau những đêm phải “cắm trại” chầu chực bên chiếc ôtô thân yêu vì sợ mất trộm, Earl Russell đã đến “cầu cứu” chính quyền cấp cho một tấm biển có giá trị pháp lý để chứng nhận quyền sở hữu của ông với chiếc xe. Kể từ ngày đó, điều khoản về biển số mới được đưa vào luật pháp Anh và người ta vẫn gọi là “ngày Russell”. Chiếc biển số cấp cho Russell mang mã số “A1” miễn phí nhưng hơn 100 năm sau, những người sưu tập biển số cổ và các bảo tàng sẵn sàng mua nó với giá 1 triệu bảng.

Biển số đặc biệt dùng cho các xe chở nguyên thủ tại hội nghị ASEM 5

Ôtô trở nên phổ biến thì biển số cũng đương nhiên phải biến đổi theo. Nhưng có một quy định có giá trị ở mọi nước là ôtô phải có hai biển phía trước và phía sau, trong khi xe máy chỉ cần một.

Nguyên nhân dẫn đến quy định trên bắt nguồn từ khả năng đi lùi của ôtô khi xảy ra tai nạn. Với những tình huống cụ thể, nếu chỉ có biển phía trước, tài xế sẽ phóng qua nhân chứng còn nếu chỉ có biển phía sau họ sẽ cài số lùi và biến mất. Vì vậy với hai biển phía trước và phía sau, dù có đi theo cách nào thì chiếc xe cũng vẫn phải “vạch áo cho người xem lưng”.

Biển số bang Pennsylvania - Mỹ từ năm 1971 tới nay

Bên cạnh đó, ở mỗi nước lại có những quy đinh riêng và thực sự, chiếc biển số không vô vị như chúng ta vẫn nghĩ. Bắt đầu từ Mỹ, nơi có lượng ôtô lớn nhất thế giới, biển số được chính quyền các bang quản lý và mỗi nơi lại có cách thiết kế riêng. Khi muốn bán, chủ xe có thể giữ lại biển số của mình để lắp trên chiếc xe khác nhưng khi thay đổi chỗ ở, họ sẽ phải đến bang sở tại để đăng ký một chiếc biển mới. Thông thường biển số được dùng trong suốt thời gian sử dụng của xe, nhưng ở những nơi có lượng xe quá lớn, các nhà chức trách sẽ gắn lên biển số hai thông tin về tháng và năm làm đăng ký. Căn cứ theo đó, chủ xe có trách nhiệm sau khoảng thời gian nhất định (thường là 6 năm) đến trình diện cơ quan hữu quan để thay biển số mới. Ngoài những thông tin về chủ sở hữu, các bang còn “thêm nếm” cả những thông tin mang tính văn hóa như dòng chữ California rất mềm mại ở California, địa chỉ website của chính quyền Pennsylvania hay hình ảnh những gã cao bồi trên biển số bang Wyoming.

Quy định đăng ký biển số ở Anh

Khác với nước Mỹ, biển số ở Anh do một cơ quan chính phủ quản lý. Sau rất nhiều lần thay đổi, quy định mới về kết cấu các ký tự trên biển số được thông qua năm 2001. Theo đó, hai chữ cái đầu tiên dùng để xác định vùng lãnh thổ, hai chữ số tiếp theo dùng để xác định thời gian chiếc xe được đăng ký với quy luật: số thứ nhất là 0 (đăng ký trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 9) hoặc 5 (đăng ký từ tháng 9 năm trước tới tháng 3 năm sau); số thứ hai là chữ số cuối cùng của năm, ví dụ như số 51 thể hiện chiếc xe đăng ký trong khoảng thời gian từ tháng 9/2001 tới tháng 3/2002.

Ba chữ số còn lại là những dãy số ngẫu nhiên lấy từ phép tính ngẫu nhiên của máy vi tính (ngoại trừ chữ I và Q). Lý do mà các nhà chức trách Anh đưa ra loại biển số này vì họ cho rằng khi gặp tai nạn, đa số các nhân chứng không thể nhớ hết toàn bộ biển số mà chỉ nhớ được một hay hai cụm ký tự nào đó mà thôi.

Biển số xe của Đức

Sau khi tham gia liên minh châu Âu, biển số nước Đức thêm vòng tròn 12 ngôi sao và chữ D phía bên trái. Ngoài những thông tin về vùng miền thì thông tin đăng kiểm về độ an toàn và khí thải được đưa lên hàng đầu. Luật pháp Đức quy định biển số xe phải có hai tấm dán nằm giữa mã vùng và cụm số ngẫu nhiên. Năm và tháng hết hạn được ghi trên các tấm dán đó theo quy luật như kim giờ và kim phút trên đồng hồ để cảnh sát có thể “bắn” một chiếc xe từ xa một cách dễ dàng. Số lượng các ký tự trên biển số xe Đức không bao giờ được vượt qua con số 8.

Sự sôi động của mỗi kỳ đại hội Olympic lan cả sang những chiếc biển số vốn đơn điệu và buồn tẻ. Hầu hết các kỳ Olympic mùa hè và 3 kỳ Olympic mùa đông kể từ năm 1956, nước chủ nhà có trách nhiệm đăng ký một loạt các biển số xe phục vụ cho các hoạt động đưa đón mà không cần

Một phần của tài liệu Giao trinh nhap mon nganh ô tô (Trang 141 - 200)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(288 trang)
w