1.Phương pháp ghi điện tim 1.1 Nguyên tắc
Ghi điện tim là phương pháp ghi lại sự thay đổi điện thế hoạt động của tim khi nó làm việc,sự thay đổi đó được máy ghi lại dưới dạng một đồ thị gọi là đồ thị điện tim( điện tim đồ, ECG), nó có dạng đặc trưng đối với cơ thể ở trạng thái bình thường. Khi cơ thể biểu hiện bệnh lý dạng đặc trưng đó sẽ thay đổi. Căn cứ vào sự thay đổi đó, người ta chuẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó chỉ dịnh các phương pháp điều trị thích hợp.
Phương pháp ghi điện tim cũng giống như cách ghi các đường cong biến thiên tuần hoàn khác: người ta cho dòng điện tim tác động lên một bút ghi làm bút này dao động quay lại và vẽ lên mặt một băng giấy, cho ta được một đường cong tuần hoàn gồm các sóng biến thiên theo thời gian: Đó là điện tim đồ. Như vậy điện tim đồ có thể coi là một đồ thị có hoành độ là thời gian và tung độ là điện thế của dòng điện tim.Tuỳ thuộc điện thế này cao hay thấp, bút ghi sẽ vạch lên giấy một làn sóng có biên độ cao hay thấp.
1.2. Cơ chế của hiện tượng điện tim
Dòng điện do tim phát ra là do sự biến đổi hiệu thế giữa mặt trong và mặt
các ion(K+,Na+…) từngoài vào trong tế bào và từ trong tế bào ra ngoài khi tế bào cơ tim hoạt động, lúc này tính thẩm thấu của màng tế bào đối với các loại ion luôn luôn biến đổi.
Khi tế bào bắt đầu hoạt động ( bị kích thích), điện thế mặt ngoài màng tế bào sẽ trở thành âm tính tương đối ( bị khử mất cực dương ) so với mặt trong: người ta gọi đó là hiện tượng khử cực (dépolarisation).
Sau đó , tế bào dần dần lập thế thăng bằng ion lúc nghỉ,điện thế mặt ngoài trở lại dương tính tương đối (tái lập cực dương); người ta gọi đó là hiện tượng tái cực (repolarisation).
1.3. Điện tâm đồ và ý nghĩa các sóng.
Mỗi nhịp co bóp của tim, bút ghi của máy điện tim vẽ lên băng giấy một đường cong đặc trưng có dạng như hình vẽ được gọi là đồ thị điện tim hay điện tâm đồ.
Độ lớn ( hay biên độ) của sóng được tính từ đường đẳng điện và đo bằng đơn vị milivôn (mV). Thời gian kéo dài của sóng đo bằng giây (s).
Sóng P: Biểu thị thời gian khử cực tâm nhĩ, có biên độ từ 0,05 đến 0,30 mV. Nếu sóng P có biên độ cao hơn 0,30 mV ta có thể nghĩ đến một sự kích thích bị rối loạn của tâm nhĩ. Thời gian của sóng P xác định sự kéo dài của kích thích, vào quãng nhỏ hơn 0,1s .Nếu lớn hơn 0,1s là có rối loạn trong sự đẫn truyền điện của tâm nhĩ. Nếu sóng P có dạng nhiều răng cưa, đó là biểu hiện của sự nhiễm trùng trong bệnh thấp khớp cấp hoặc do tổn thương thực thể của tim ở lớp giữa các cơ tim.
Phức bộ sóng QRS: Biểu hiện sự kích thích của tâm thất( khử cực thất ).
Biên độ của sóng R bình thường từ 0,6 đến 1,6mV, thời gian của phức bộ sóng QRS thường từ 0,06 đến 0,09s.
Sóng T : Biểu thị quá trình tái cực thất có biên độ khoảng từ 0,25mV đến 0,5mV và thời gian khoảng 0,25s.
Khoảng S-T: Tương ứng với thời kỳ kích thích bao trùm tất cả các cơ tim.
Thời gian PQ: Thời gian dẫn truyền nhĩ thất, bình thường từ 0,12-0,20s.
Với tần số tim bình thường, khoảng 75 lần/phút thì sau sóng T ( hoặc sóng U), tim sẽ nghỉ đập khoảng 0,28s thể hiện bằng một khoảng đồng điện rồi lại tiếp sang nhát bóp sau với một loạt sóng P,Q,R,S,T,U khác và cứ như thế tiếp diễn mãi. Thời gian nghỉ trên gọi là thời kỳ tâm trương toàn thể của tim.
2.Ứng dụng của điện tâm đồ trong chẩn đoán.
Điện tâm đồ ( ECG) là phương pháp thăm dò chức năng tim không gây chảy máu, an toàn cho người bệnh, được ứng dụng phổ biến trong chuẩn đoán nhờ các chức năng sau:
- ECG có thể đánh giá được tất cả các rối loạn về nhịp tim mà trên lâm sàng có thể phát hiện hoặc không phát hiện được.
Ví dụ : Người bệnh có nhịp tim rất nhanh, có 3 khả năng chỉ có thể phân biệt được bằng ECG:
Cơn nhịp nhanh xoang
Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất.
Nhịp nhanh thất.
+ Block nhĩ thất cấp I trên lâm sàng không phát hiện được. Trên ECG: PQ kéo dài trên 20%s.
- ECG đánh giá được tình trạng của cơ tim có dầy không, có bị thiêú máu không ?
RV1 + SV5 =14mm
RV5 + SV1 =40mm Dầy cơ tim
Đánh giá tình trạng thiếu máu của cơ tim dựa vào sự biến đổi của nhịp ST, sóng T.
- ECG đánh giá được tình trạng mạch vành.
+ Trường hợp thiểu năng mạch vành:
LS: Đau ngực.
ECG: ST chênh cao, T nhọn , ngoại tâm thu.
- Đánh giá được tình trạng của hệ thần kinh nội tim có bị tắt nghẽn không và ở vị trí nào.
3. Phương pháp âm trong chẩn đoán bệnh 3.1 Chẩn đoán gõ
Khi gõ vào các vị trí khác nhau trên cơ thể tương ứng với các mô, tạng (tim, phổi, gan v.v.) ở dưới đó, các phần tử của mô, tạng này sẽ dao động và phát ra âm.
Dựa vào đặc điểm của âm phát ra về độ cao, âm sắc, cường độ và sự lan truyền âm ta có thể xác định được đặc điểm và những thay đổi của mô, tạng đó. Từ đó ta cũng xác định được vị trí, kích thước của chúng. Các thông tin đó giúp ta xác định bệnh.
Có nhiều cách gõ để tạo ra sóng âm thích hợp tuỳ bệnh, người bệnh và mô tạng dịch khám. Việc thực hành ở bệnh viện sẽ giúp chúng ta công việc đó.
3.2 Chẩn đoán nghe
Trong cơ thể người có những hoạt động chức năng bình thường hoặc bệnh lý luôn tạo ra những âm có thể nghe được. Đó là tiếng tim co bóp, luồng không khí ra vào phổi, tiếng động do khí hoặc dịch di chuyển trong ruột, tim hoặc động mạch bị phồng…
Những âm phát ra từ phổi (từ phế nang, phế quản, khí quản) và từ sự co bóp của tim có thể thay đổi tính chất và tần số xuất hiện do các thay đổi trong các tạng đó. Có những âm lúc bình thường không có mà chỉ xuất hiện khi các phủ tạng đó bị bệnh như các tiếng thổi ở tim, ở mạch …
Căn cứ vào những sự thay đổi nghe được đó người ta có thể xác định được những thay đổi bệnh lý của chúng. Đó là phương pháp chẩn đoán nghe.
Có nhiều cách nghe: nghe trực tiếp, nghe qua ống nghe bằng gỗ (nghe tim thai nhi trong bụng mẹ) hoặc nghe qua ống nghe y tế. Người ta cũng có thể có những thiết bị riêng để ghi nhận các âm thanh của tim người bệnh gọi là tâm thanh đồ.