III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
- Dặn HS về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- HS nhìn tranh, đọc lời thuyết minh dưới ảnh.
- HS đọc yêu cầu của bài 1.
- HS lần l;ượt, luân phiên kể từng đoạn của câu chuyện.
- HS còn lại nhận xét.
- Cùng GV bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS nêu câu hỏi, các bạn trả lời.
- Chuẩn bị tiết sau : Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
...
...
...
...
...
...
Ngày dạy : Thứ ..., ngày ... tháng ... năm 201...
Địa Lý tuần 4 SÔNG NGÒI
(MT + NL) I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi VN: Mạng lưới sông ngòi dày đặc; Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mua:mùa mưa thường có lũ lớn và có nhiều phù sa; Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: Bồi đắp phù sa, cung cấp nươc, tôm cá, nguồn thuỷ điện.
2. Kỹ năng : Xác lập được mối qua hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi : nước sông lên xuống theo mùa: mùa mưa thươìng có lũ lớn; mủa khô nước sông hạ thấp. Chỉ được vị trí một số con sông : Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ (lược đồ).
3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.
* Biết những ảnh hưởng do nước sông lên xuống theo mùa tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta:
mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên cung cấp nhiều nước song thường có lũ lụt gây thiệt hại.
* MT : Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống con người (toàn phần ).
* NL : Sông ngòi nước ta là nguồn thuỷ điện lớn và giới thiệu công suất sản xuất điện của một số nhà máy thuỷ điện ở nước ta như : nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y- a- ly, Trị An. Sử dụng điện và nước tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. Phiếu học tập.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên KTBC.
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. (7 phút)
- 1 em lên trình bày.
* Mục tiêu : HS biết được nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
* Cách tiến hành : Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu Hs quan sát hình 1 trong SGK và trả lời câu hỏi :
+ Nước ta có nhiều hay ít sông so với các nước mà em biết?
+ Kể tên và chỉ trên hình 1 vị trí một số sông ở Việt Nam?
+ Ở miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào?
+ Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung?
- GV nhận xét và chốt ý chính, viết bảng.
b. Hoạt động 2 : Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa. (7 phút)
* Mục tiêu : HS biết sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa.
* Cách tiến hành : Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình 2, hình 3 rồi hoàn thành phiếu giao việc.
- GV nhận xét và ghi ý chính lên bảng.
c. Hoạt động 3 : Vai trò của sông ngòi nước ta. (7 phút).
* Mục tiêu :HS nhận biết được vai trò của sông ngòi nước ta tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
* Cách tiến hành : làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS kể về vai trò của sông ngòi.
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ :
+ Vị trí 2 đồng bằng lớn và các con sông bồi đắp nên chúng.
+ Vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly và Trị An.
* NL : Sông ngòi nước ta là nguồn thuỷ điện lớn và giới thiệu công suất sản xuất điện của một số nhà máy thuỷ điện ở nước ta như : nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y- a- ly, Trị An. Sử dụng điện và nước tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
3. Hoạt động nối tiếp : ( 3 phút )
* MT : Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống con người.
- HS quan sát hình 1 và SGK rồi trả lời câu hỏi :
+ Nhiều sông nhưng ít sông lớn.
+ 1 em lên vừa kể, vừa chỉ trên Bản đồ, lớp nhận xét.
+ HS, 1 em lên vừa kể, vừa chỉ trên Bản đồ, lớp nhận xét.
+ Ngắn và dốc.
- Các nhóm quan sát và trả lời vào phiếu học tập của nhóm, sau đó đại diện của nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung.
- HS phát biểu :
+ Bồi đắp nên nhiều đồng bằng.
+ Cung cấp nước cho đồng ruộng và sinh hoạt.
+ Là nguồn thủy điện và là đường giao thông.
+ Cung cấp nhiều tôm cá,…
- 2 HS lần lượt lên bảng chỉ, lớp nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
...
...
...
...
...
Ngày dạy : Thứ ..., ngày ... tháng ... năm 201...
Đạo đức tuần 4
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (tiết 2) (KNS)
I. MỤC TIÊU : Sau khi học xong tiết này, học sinh biết :
1. Kiến thức : Biết thế nào là có trách nhiện về việc làm của mình.
2. Kỹ năng : Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
3. Thái độ : Có thái độ không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
* KNS :
- Rèn các kĩ năng : Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động;
khi làm điều gì sai, biết nhận và sửa chữa). Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân. Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác).
- Phương pháp : Thảo luận nhóm. Tranh luận. Xử lí tình huống. Đóng vai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên : Vài mẫu chuyện về những người dũng cảm nhận lỗi. Bài tập 1 trên giấy to. Thẻ màu.
2. Học sinh : Giấy, bút màu. Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh