CHƯƠNG 2 LẬP TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT XÂY DỰNG
3.5. Các hình thức tổ chức thi công dây chuyền
3.5.1. Phương pháp Phân đoạn dây chuyền.
Là phân chia công trình hoặc bộ phận kết cấu công trình thành các đoạn thi công có khối lượng công tác bằng nhau hoặc gần bằng nhau. Toàn bộ khối lượng công tác do các quá trình thi công có liên quan mật thiết với nhau về công nghệ hợp thành và được đội thi công tiến hành lần lượt trên các đoạn thi công.
Hình. Sơ đồ tổ chức phương pháp dây chuyền của quá trình thi công 5 trụ pin a) Biểu đồ đường thẳng; b) Biểu đồ chu trình
A- Đội công nhân buộc cốt thép; B - Đội công nhân dựng ván khuôn; c - Đội công nhân đổ bêtông; D - Đội công nhân dưỡng hộ bêtông.
Thời gian thi công chung T sẽ là: T = T1 + (N -l)tb = mtn + (N -1)tb Ở đây: m - số quá trình thi công trên một đoạn thi công;
N - số đoạn thi công.
Vì nhịp dây chuyền bằng bước dây chuyền nên công thức trên có thể biến đổi thành:
T = (N + m - l)tb
Khi nhịp dây chuyền thay đổi nhưng có ƣớc số chung là bước dây chuyền và có thời gian cách quãng, gối đầu do quy định về điều kiện kỹ thuật hoặc tổ chức, có nghĩa là tn ≠ const, nhƣng tn = ctb (c là số nguyên bất kỳ 1, 2, 3...), tb = const và tc ≠ 0, tg ≠ 0 thì ở mỗi quá trình thi công khác nhau phải tổ chức số lượng đội thi công cũng khác nhau (hình 2-8). Như vậy mới bảo đảm được tính nhịp nhàng của dây chuyền, tránh được các hiện tượng làm việc không liên tục đối với các đội thi công và đảo lộn trình tự về quy trình công nghệ trong thi công. Muốn thế thì số lượng đội thi công cho mỗi quá trình thi công khác nhau có thể tính toán theo công thức sau:
Trong đó: Ai - số đội xây dựng của quá trình thi công thứ i bất kỳ.
Biểu đồ chu trình của dây chuyền thi công có tn≠const, tn=c.tb, tb=const, tc≠0, tg≠0, I, II, ..., N- Số hiệu các đội thi công
Thời gian thi công chung T ở trường hợp này được xác định theo quan hệ:
Trong đó: m - số quá trình thi công trên mỗi đoạn thi công.
∑tc - tổng thời gian cách quãng giữa các nhịp dây chuyền trên mỗi đoạn thi công.
tg - tổng thời gian gối đầu giữa các nhịp dây chuyền trên mỗi đoạn thi công.
3.5.2. Phương pháp tuyến dây chuyền.
Đối với một số công trình có chiều dài rất lớn như kênh dẫn, đường ống v.v.. các đoạn thi công được phân bố nối tiếp nhau theo hướng dọc của công trình.
Khi tổ chức thi công công trình theo phương pháp tuyến dây chuyền thì đầu tiên cần phân tích các quá trình thi công độc lập với nhau, ví dụ công trình kênh dẫn gồm có các quá trình đào, gọt sửa và xây lát để tìm ra quá trình thi công có tác dụng chủ đạo (ở đây là quá trình đào). Sau đó xác định tốc độ dây chuyền cho quá trình chủ đạo, cuối cùng tiến hành tính toán đối với các quá trình thi công khác (gọt sửa, xây lát) làm cho chúng thích ứng với quá trình thi công chủ đạo.
Biểu đồ chu trình của dây chuyền có V = const (1, 2, 3…
là số liệu dây
chuyền bộ
phận)
Hình vẽ là biểu đồ chu trình của dây chuyền có tốc độ dây chuyền V không đổi ở mọi dây chuyền bộ phận (quá trình tc) tức là V=const, như vậy nó mang đặc tính của trường hợp phương pháp đoạn dây chuyền có nhịp dây chuyền tn cố định (tn = const).
Lúc này cần tổ chức một số đội thi công có quan hệ mật thiết với nhau về quy trình công nghệ, dựa vào tuần tự quy trình công nghệ và khoảng cách thời gian nhất định mà bố trí các đội thi công lần lƣợt tiến hành làm việc theo một tốc độ V không đổi tiến triển dọc tuyến công trình để hoàn thành một phần công trình có chiều dài nhất định trong đơn vị thời gian. Thời gian thi công chung T ở trường hợp này sẽ là:
do t’ = t" = t - 1 cho nên:
Trong đó:
+ t' - khoảng cách về thời gian khởi công giữa đội t/c đầu tiên và đội t/c cuối cùng;
+ t" - khoảng cách về thời gian kết thúc giữa đội t/c đầu tiên và đội t/c cuối cùng;
+ t - đơn vị dây chuyền;
+ L - chiều dài công trình.
Khi tốc độ dây chuyền V không phải là trị số cố định, tức là V ≠ const và giữa chúng có một ước số chung thì tương ứng với trường hợp phương pháp đoạn dây chuyền có nhịp dây chuyền tn mà bước dây chuyền tb là ước số chung (tn = ctb).
Ở trường hợp này để đảm bảo yêu cầu về tính nhịp nhàng của thi công, thông thường người ta dùng biện pháp điều chỉnh chế độ ca làm việc để hoàn thành các quá trình thi công tương ứng.
Biểu đồ của chu trình có V ≠ const, V1<V2<V3; 1,2,3 số hiệu của dây chuyền bộ phận.
Khi tốc độ dây chuyền V lần lƣợt là 1, 2, 3 thì dùng chế độ làm việc 3 ca liên tục trong một ngày đêm đối với dây chuyền bộ phận có V1 = 1, chế độ làm việc cách ca (1 ca làm, 1 ca nghỉ ) đối với dây chuyền bộ phận có V2 = 2 và chế độ làm việc 1 ca trong một ngày đêm đối với dây chuyền bộ phận có V3
= 3. Do tổ chức chế độ làm việc nhƣ vậy nên thời gian thi công chung sẽ là:
V1- tốc độ bình quân của dây chuyền bộ phận thứ nhất.
V3-tốc độ bình quân của d/c bộ phận cuối cùng.
L - chiều dài công trình.