D. LIÊN HỆ ĐỐI VỚI BẢN THÂN
I. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Di chúc thiêng liêng của chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết sâu sắc những bài học đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng vạch ra như định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước và dân tộc khi thống nhất mà ngày nay chúng ta vẫn tiếp tục làm theo.
2. TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN
I. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh đã khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân phải được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn thì mới trở thành lực lượng to lớn, như nhiều chiếc đũa bó thànhmột bó, chứ không phải "mỗi chiếc một nơi”, như con thuyền phải có người cầm lái vững vàng theo một phương hướng đúng đắn thì thuyền mới vượt qua được gió to sóng cả để đi đến bờ đến bến. Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề: "Cách mạng trước hết phải có cái gì?
Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy".
Trước khi Đảng Cộng sản việt Nam ra đời, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều phong trào yêu nước, nhiều tổ chức chính trị đấu tranh chống thực dân Pháp: Văn Thân, Cần Vương, Nghĩa quân Yên Thế, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục Việt Nam Quang phục hội, Tâm tâm xã, Việt Nam quốc dân Đảng… Các phong trào, các tổ chức ấy đã để lại nhiều trang sử vẻ vang, nhiều tấm gương oanh liệt thôi thúc tinh thần đấu tranh của nhân dân cả nước. Nhưng vì bị hạn chế trong khuôn khổ của ý thức hệ phong kiến hay tư sản, tiểu tư sản mà thời đại đã vượt qua, tất cả đã không đưa ra được một sự phân tích đúng đắn về kinh tế - xã hội, về giai cấp, đặc biệt là về giai cấp công nhân và giai cấp nông dân trong cách mạng Việt Nam, về mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới… Do đó đã không đề ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, làm cho cách mạng vẫn như đi trong đêm tối mà chưa biết đường ra,
không tập hợp và phát huy được lực lượng to lớn của cả dân tộc, không gắn được cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, khiến cho mọi cuộc đấu tranh đều bị thất bại.
Trực tiếp tham gia phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin phân tích đúng đắn tình hình kinh tế - xã hội và giai cấp ở Việt Nam, thấy rõ được vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, từ đó rút ra những kết luận rất mới mẻ, đặc biệt là về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng Việt Nam. Đây chính là cơ sở tư tưởng và lý luận để đi tới xác định được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn.
Như Hồ Chí Minh đã khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, có khả năng đoàn kết,"tập hợp", "lôi kéo" các tầng lớp nhân dân khác đứng lên làm cách mạng. Đây "là đội tiền phong, là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Hơn nữa, nó còn phải là
"đội tiên phong dũng cảm và đội tham mưu sáng suốt", để xứng đáng với vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ lịch sử mới. Bao giờ Đảng cũng "tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân", "trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác. Đó là độc lập cho dân tộc tự do cho nhân dân, ấm no hạnh phúc cho mỗi con người, xây dựng đất nước giàu mạnh đi lên chủ nghĩa xã hội, sống hoà bình hữu nghị với tất cả các dân tộc khác.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Xuất phát từ tình hình ở các nước tư bản, trước kia Lênin đã nêu ra luận điểm Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Trong tác phẩm Những người bạn dân là thế nào?(1894) Lênin đã đi tới kết luận: “Khi những đại biểu tiên tiến của giai cấp đó (giai cấp công nhân) đã thấm nhuần được những tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng về vai trò lịch sử của công nhân Nga, khi các tư tưởng đó đã được phổ biến rộng rãi và khi mà trong hàng ngũ công nhân đã lập ra được các tổ chức vững chắc có thể biến cuộc chiến tranh kinh tế phân tán hiện nay của công nhân thành một cuộc đấu tranh giai cấp tự giác, thì lúc đó NGƯỜI CÔNG NHÂN Nga, đứng đầu tất cả các phần tử dân chủ, sẽ đạp đổ được chế độ chuyên chế và đưa GIAI CẤP VÔ SẢN NGA (sát cánh với giai cấp vô sản trong TẤT CẢ CÁC NƯỚC), thông qua con đường trực tiếp đấu tranh chính trị công khai tiến tới CÁCH MẠNG CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA THẮNG LỢI”.
Xuất phát từ tình hình Việt Nam đang là một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Hồ Chí Minh thấy rằng việc ra đời của Đảng Cộng sản ở đây nếu chỉ kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân thì chưa đủ, vì giai cấp công nhân còn nhỏ bé, phong trào công nhân còn non yếu. Do đó phải kết hợp cả với phong trào yêu nước rộng lớn của các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân; phong trào này đã diễn ra liên
tiếp, từ rất lâu trước khi có giai cấp công nhân và phong trào công nhân. Khái quát về quy luật đặc thù của việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã viết: chủ nghĩa Mác- Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930. Điều này thể hiện hai mặt gắn bó với nhau rất chặt chẽ ở Hồ Chí Minh: một là, phải nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin; hai là, phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, hiểu rõ phong trào cách mạng Việt Nam để vận dụng sáng tạo, hơn nữa còn bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin. Nếu không nắm được cái kim chỉ nam do một học thuyết cách mạng và khoa học đem lại hoặc bị cầm tù bởi một thứ chủ nghĩa giáo điều xơ cứng thì không thể làm được việc đó.
Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam đã có từ lâu đời. Mỗi khi đất nước bị ngoại xâm, phong trào yêu nước đều nâng cao, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân, toàn thể dân tộc đứng lên chống kẻ thù chung để giành lại và bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời sau khi thực dân Pháp thiết lập nền thống trị của chúng trên đất nước ta, nhất là qua hai lần khai thác thuộc địa. Phong trào công nhân mới phát triển từ những năm 20 của thế kỷ XX. Trong một nước thuộc địa, kinh tế lạc hậu như Việt Nam, phong trào yêu nước vẫn là phong trào rộng lớn nhất, lôi cuốn giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số. Tham gia phong trào yêu nước còn có những giai cấp và tầng lớp khác: giai cấp tiểu tư sản, tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc, những nhân sĩ yêu nước, một bộ phận quan lại phong kiến có tinh thần dân tộc chống đế quốc thực dân. Đây là điều khác biệt, không giống với các nước phương Tây. Ở đây phong trào công nhân dù có tiên tiến nhất, nhưng nếu không gắn bó với phong trào yêu nước, trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước, thì cũng không mở rộng được cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi.
Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội, từ giác ngộ dân tộc đi đến giác ngộ giai cấp, kết hợp giác ngộ dân tộc với giác ngộ giai cấp trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, đó là con đường Hồ Chí Minh đã đi. Đó cũng là con đường những người cộng sản Việt Nam đã đi. Đây cũng là điểm khác biệt so với những người cộng sản ở các nước đã có Chế độ tư bản chủ nghĩa.
Từ luận điểm trên đây của Hồ Chí Minh còn thấy rõ sự gắn bó vấn đề giai cấp và dân tộc mà Người đặt ra ngay trong việc thành lập Đảng, trong việc định hướng đúng đắn và thúc đẩy phong trào cách mạng. Ở một nước thuộc địa, chủ nghĩa Mác-Lênin phải được truyền bá vào phong trào công nhân, đồng thời vào phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân đông đảo, có như vậy nó mới có thể cắm rễ vào mảnh đất hiện thực, mới có được sức sống mạnh mẽ và bền vững.
Từ đó dẫn tới hệ luận sau đây: không phải mọi người yêu nước đều là cộng sản, nhưng việc tiếp nhận đường lối của Đảng Cộng sản lại là điều kiện cần thiết để xác định được mục tiêu yêu nước đúng đắn; còn mỗi người cộng sản trước hết phải là người yêu nước, hơn nữa phải là
người yêu nước tiêu biểu, phải thường xuyên truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm đường lối của Đảng trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước, lãnh đạo công nhân và quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng.
Ngay đối với cách mạng ở các nước tư bản phát triển, như Mác và Ăngghen đã nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân cũng không thể xa rời dân tộc mà "phải tự vươn lên trở thành giai cấp dân tộc”, "tự mình trở thành dân tộc" thì mới đưa cách mạng đến thắng lợi ngay trên Tổ quốc mình. Hồ Chí Minh càng hiểu ý nghĩa quan trọng của luận điểm đó đối với cách mạng ở các nước thuộc địa. Vì vậy, ngay từ đầu, Người đã thấy phải gắn bó chặt chẽ phong trào công nhân với phong trào yêu nước, phải nắm lấy vũ khí sắc bén là chủ nghĩa Mác- Lênin và ngọn cờ dân tộc. Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc, để cả dân tộc thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng, biến đường lối của Đảng thành những thắng lợi ngày càng to lớn của cách mạng.
Chính với tinh thần ấy, Nguyễn Ái Quốc đã xác định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam khi thành lập, ngày 3 - 2 - 1930. Nhưng sau đó, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, tên Đảng lại được đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương. Qua nhiều bước quanh co của lịch sử, đến năm 1951, Đảng ra công khai nhưng không còn cái tên chung là Đảng Cộng sản Đông Dương nữa. Ở Việt Nam, đó là Đảng Lao động Việt Nam; sau đó ở Lào thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Lào và ở Campuchia thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia. Đến năm 1976, Đảng Lao động Việt Nam mới trở lại cái tên lúc đầu đã được Nguyễn Ái Quốc xác định.
Dù cho đã có lúc Nguyễn Ái Quốc bị hiểu lầm, bị đánh giá là nặng về dân tộc, nhẹ về giai cấp, là người dân tộc chủ nghĩa, nhưng thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam cũng như phong trào cách mạng thế giới đã kiểm nghiệm và chứng minh luận điểm của Người về việc gắn Đảng với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, gắn giai cấp với dân tộc là hoàn toàn đúng đắn. Sự gắn bó ấy không phải chỉ là vấn đề của các nước thuộc địa đang phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, mà còn là vấn đề của tất cả các nước đi vào cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, những nước mà nhiều người cho rằng ở đấy vấn đề dân tộc không còn là vấn đề nữa. Thực tiễn cho thấy, đối với mỗi quốc gia, vấn đề dân tộc là vấn đề vô cùng phức tạp, không phải giải quyết một lần, hay chỉ trong một thời gian ngắn là xong.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam - "Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam"
Từ luận điểm phải kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước để hình thành Đảng Cộng sản, Hồ Chí Minh còn đi đến kết luận: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là luận điểm mới của Hồ Chí Minh, bổ sung vào học thuyết về Đảng Cộng sản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951), khi đất nước đang tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Người đã khẳng định:
"Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam".
Khi Miền Bắc đã chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa một số năm, năm 1961, luận điểm đó vẫn được Người nhắc lại: "Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị"
Luận điểm đó đã định hướng cho việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thành một Đảng có sự gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam. Tuyệt đại đa số những người dân Việt Nam, dù là đảng viên hay không phải đảng viên, dù thuộc giai tầng nào, đều cảm thấy Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của Bác Hồ, là Đảng của mình, tự hào với niềm tự hào của Đảng và thấy mình có trách nhiệm trong việc xây dựng Đảng. Và đó cũng chính là niềm vinh dự, tự hào lớn nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, là một cội nguồn tạo nên sức mạnh của Đảng, điều mà không phải Đảng Cộng sản nào cũng có được. Phải có một lãnh tụ vĩ đại là Hồ Chí Minh, một Đảng gắn bó máu thịt với nhân dân, lấy việc phụng sự cho quyền lợi của giai cấp, của nhân dân, của toàn thể dân tộc làm mục tiêu cao nhất mới đem lại được niềm vinh dự, tự hào to lớn đó.
Khi nói Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời là Đảng của dân tộc hoàn toàn không có nghĩa là không thấy rõ bản chất giai cấp của Đảng. Đó là bản chất giai cấp công nhân, giai cấp duy nhất gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, giai cấp không những chỉ đại điện cho hiện tại mà còn cho cả tương lai của đất nước. Giai cấp nông dân, tuy chiếm số đông nhất trong dân cư và có tinh thần cách mạng rất cao, nhưng do tính phân tán, tư hữu của những người sản xuất nhỏ, do hệ tư tưởng nông dân chỉ tiêu biểu cho những gì đã qua chứ không phải những gì sẽ đến, nên không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng. Chỉ có chịu sự lãnh đạo và đi theo đường lối của Đảng, của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân mới trở thành đồng minh tin cậy của giai cấp công nhân, trở thành lực lượng to lớn nhất của cách mạng, mới giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh để giải phóng cho mình và cho toàn thể dân tộc.
Đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác càng không thể đảm đương được vai trò lãnh đạo cách mạng. Điều này đã được Hồ Chí Minh phát hiện từ rất sớm, đây không còn là vấn đề tranh cãi về mặt lý thuyết, mà đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm. Ngay từ những bước đầu tiếp thu học thuyết cách mạng và khoa học của Mác- Lênin, Người đã nêu rõ vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân, đồng thời phê phán những quan điểm sai trái như không thấy rõ vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, hoặc chỉ thiên về công nông mà không thấy rõ vai trò của các tầng lớp giai cấp khác, cùng với công nông tạo thành sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân.