ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nacl đến sinh trưởng và hàm lượng prolin của một số giống rau cải ngọt trong môi trường thủy canh (Trang 24 - 28)

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là 2 giống cải ngọt được lựa chọn là giống triển vọng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Bố trí thí nghiệm

Trước đây Kim Thị Duyên và cộng sự cũng đã nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ NaCl tới sự nảy mầm của đậu tương [5], kết quả này cũng được chúng tôi tham khảo để tiến hành nghiên cứu này trên cây cải ngọt.

Chúng tôi chọn hạt giống đều, mẩy, có khả năng nảy mầm trên 85% rồi đưa vào làm thí nghiệm thăm dò nồng độ từ 0,1%; 0,3%; 0,6%; 0,9%; 1,2%;

1,5%, 1,8% và đối chứng để xác định khoảng nồng độ NaCl nghiên cứu. Qua thăm dò tôi quyết định chọn các nồng độ sau để nghiên cứu: 0,1%; 0,3%;

Tên giống Đặc điểm

Cao sản SV-100

- Có nguồn gốc từ New Zealand được nhập khẩu bởi công ty TNHH hạt giống Sen Vàng.

- Trồng được quanh năm, cây sinh trưởng nhanh, khỏe và đồng đều, phẩm chất ngon và năng suất cao, kháng bệnh tốt.

- Độ sạch ≥ 98%, độ ẩm ≤ 10%, tỷ lệ nảy mầm

≥ 85%.

TLP-198

- Do công ty TNHH hạt giống Đồng tiền vàng cung cấp.

- Có thể trồng quanh năm.

- Độ sạch ≥ 99%, độ ẩm ≤ 10%, tỷ lệ nảy mầm

≥ 85%.

0,6%; 0,9%; 1,2% ; 1,5% do từ nồng độ 1,8% trở lên hạt không nảy mầm được ở giống TLP-198.

2.2.1.1 Giai đoạn nảy mầm

Hạt được gieo trên các khay nhựa trên nền giấy thấm: chọn hạt giống mẩy, không sâu mọt. Khử trùng khay đựng, bình tưới, tay… bằng cồn; hạt được khử trùng bằng nước nóng (2 sôi, 3 lạnh) trong thời gian 10 phút. Sau đó cho hạt vào các khay thí nghiệm dung dịch NaCl với các nồng độ 0,1%; 0,3%;

0,6%; 0,9%; 1,2%; 1,5%; trải đều mặt khay. Khay đối chứng cho nước cất.

Mỗi khay gieo 200 hạt với 3 lần nhắc lại. Các khay được để trong phòng thí nghiệm, đảm bảo nhiệt độ ổn định ở 260C±1.

Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng: tỷ lệ nảy mầm, chiều dài mầm, thời gian sinh trưởng mầm, khối lượng tươi của mầm và hàm lượng prolin của mầm ở các công thức thí nghiệm và đối chứng.

2.2.1.2 Giai đoạn cây con

Hạt được gieo trên nền đất cát pha, sau 10 ngày được sử dụng làm thí nghiệm.

Cây con sẽ được chuyển vào trồng trong dung dịch dinh dưỡng Knop thích hợp cho rau:

Công thức pha dung dịch Knop (g/l)

Ca(NO3)2 0,572

KNO3 0,143

K2SO4 0,071

KH2PO4 0,143

MgSO4 0,143

FeCl3.6H2O(dd 5%) 1 giọt Nồng độ 1,072 o/oo PH =5,72

Cây sẽ được trồng trong dung dịch Knop (không thêm NaCl hay 0%)

làm đối chứng và trồng trong dung dịch Knop có bổ sung NaCl với các nồng độ khác nhau (0,1 %; 0,3 %; 0,6%; 0,9 %;1,2%;1,5% ) với 3 lần nhắc lại.

Khi pha dung dịch Knop, phải pha riêng từng hợp chất với nồng độ gấp nhiều lần tùy thuộc vào lượng dung dịch cần sử dụng. Đó chính là dung dịch gốc. Khi pha thành dung dịch Knop để dùng ta lấy một phần của dung dịch gốc và pha loãng bằng nước cất một số lần tương ứng.

Khi pha dung dịch để trồng cây ta cần phải tuân thủ thứ tự các chất như bảng trên để tránh kết tủa.

Theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng và hàm lượng prolin của cây ở các mẫu có nồng độ như trên.

2.2.2. Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh lí Sinh trưởng của mầm cải và của cây con:

* Tỷ lệ nảy mầm của hạt: Tỷ lệ nảy mầm của hạt được xác định theo công thức sau: P = 𝑎

𝑏x100(%).

Trong đó: P là tỷ lệ nảy mầm của hạt, a là số hạt nảy mầm trong mỗi khay, b là số hạt đem gieo.

*Thời gian sinh trưởng mầm cải ngọt (ngày): Thời gian sinh trưởng được tính từ ngày bắt đầu gieo hạt cải đến khi mầm 2 cm.

*Chiều dài mầm: Chiều dài mầm xác định bằng phương pháp đo trực tiếp từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng mầm của mỗi giống ở cùng một thời điểm.

*Khối lượng tươi của mầm(mg) và cây con(g/cây): Cân khối lượng tươi bằng cân phân tích.

*Chiều cao cây: Chiều cao cây xác định bằng phương pháp đo trực tiếp từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng của mỗi giống.

*Diện tích lá: Lấy lá cùng tầng lá thứ 2 để đo. Diện tích lá được xác định bằng phương pháp cân khối lượng theo công thức: 𝑆1

𝑆2 = 𝑚1

𝑚2 Trong đó: S1 là diện tích giấy 1 dm2, m1 là khối lượng của S1

S2 là diện tích cần xác định của lá, m2 là khối lượng giấy vẽ theo hình lá thật cần xác định diện tích.

Xác định hàm lượng prolin: Hàm lượng prolin được xác định theo phương pháp của Bates và cộng sự (1993) [11].

Cách tiến hành:

Cân 0,5g mẫu nghiền kỹ, thêm 10ml axit sulfosacylic 3%, ly tâm 7000 vòng/phút trong thời gian 20 phút, lọc lấy dịch trong. Lấy 2 ml dịch chiết cho vào bình, thêm 2 ml axit axetic và 2 ml dung dịch ninhydrin (dung dịch này gồm 30ml dung dịch axit axetic + 1,25g ninhydrin), đậy kín, ủ trong nước nóng 1000 C trong thời gian 1 giờ. Sau đó ủ nước đá 5 phút. Bổ sung vào bình phản ứng 4ml toluen, lắc đều. Lấy phần dịch màu hồng ở trên đem đo mật độ quang học ở bước sóng 520nm trên máy UV – 2505/24RS

Hàm lượng prolin được xác định dựa vào đường chuẩn proline và tính toán theo công thức sau: prolin (μg/g)=𝑋.𝑉.𝑑𝑓

𝑤

Trong đó: X là giá trị mật độ quang học đo ở bước sóng 520nm df: hệ số pha loãng

w: khối lượng mẫu (g)

V: thể tích dịch prolin chiết được (ml) 2.2.3. Phương pháp xử lí số liệu thống kê

Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên chương trình Excel 2010, xác định ảnh hưởng của NaCl đến chỉ tiêu nghiên cứu bằng phân tích ANOVA một nhân tố, kiểm tra sự sai khác giữa các giá trị trung bình bằng phương pháp giới hạn sai khác nhỏ nhất LSD với mức ý nghĩa α =0,05 theo phương pháp LSD của Fisher. Các giá trị được biểu diễn X ±  , X: giá trị trung bình, : độ lệch chuẩn, sai số trung bình (m).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nacl đến sinh trưởng và hàm lượng prolin của một số giống rau cải ngọt trong môi trường thủy canh (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)