1.3.1 Cơ cấu tổ chức và ban lãnh đạo của công ty:
Công ty cổ phần nhựa và bao bì An Phát được thành lập và hoạt động theo mô hình của công ty cổ phần tại Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, theo đó công ty có mô hình tổ chức như sau:
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CP NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT
Mối quan hệ kiểm soát
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN
DỰ ÁN
BAN KSNB BAN THƯ
KÝ
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.HC- PHÓ TGĐ THƯỜNG TC
PHÓ TGĐ SẢN TRỰC XUẤT
BP.Hải Phòng P.Kỹ thuât
NM.1 P.QC
TT KD NM.2
Tổ lái xe NM.3
Ban KH-SX P. AN AT
P. kế toán P.QL HT-TT
Mối quan hệ chỉ đạo Mối quan hệ phối hợp
Công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát được thành lập và hoạt động theo mô hình của công ty cổ phần tại Luật doanh nghiệp 2005, theo đó công ty có mô hình tổ chức:
a) Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có vốn góp tại công ty. Là cơ quan có quyền lực cao nhất công ty, đại hội đồng cổ đông sẽ bao gồm cáo cổ đông có thẩm quyền tham dự theo quy định của điều lệ công ty.
Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 80% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận.
Đại hội đồng cổ đông cũng tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua điều lệ tổ chức hoạt động của công ty và định hướng phát triển của công ty. Bên cạnh đó kiểm soát hoạt động của Hội đồng thành viên và Ban kiểm soát.
b) Hội đồng quản trị công ty bao gồm 5 thành viên gồm:
1. Ông Phạm Ánh Dương Chủ tịch Hội đồng Quản trị 2. Ông Phạm Hoàng Việt Ủy viên Hội đồng Quản trị 3. Ông Nguyễn Lê Trung Ủy viên Hội đồng Quản trị
4. Ông Nguyễn Đức Dũng Ủy viên Hội đồng Quản trị (miễn nhiệm ngày 11/6/2012)
5. Ông Phạm Đình Ngư Ủy viên Hội đồng Quản trị (bổ nhiệm ngày 11/6/2012)
6. Bà Hòa Thị Thu Hà Ủy viên Hội đồng Quản trị
*Ban Giám đốc
1. Ông Nguyễn Lê Trung Tổng Giám đốc
2. Ông Phạm Hoàng Việt Phó Tổng Giám đốc (bổ nhiệm ngày 17/12/2012) 3. Ông Trần Hoàng Hoan Phó Tổng Giám đốc
*Ban kiểm soát
Ông Lê Thái Hưng Trưởng BKS
Bà Vũ Thị Thúy Nguyên Thành viên BKS Bà Văn Thị Lan Anh Thành viên BKS
Hội đồng quản trị công ty là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Chủ tịch Hội đồng quản trị: ông Phạm Ánh Dương. Là người có quyền lực cao nhất trong hội đồng quản trị.
Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Lê Trung. Là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
c) Trung tâm kinh doanh: bao gồm Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Kinh doanh nội địa chịu trách nhiệm về tiêu thụ hàng hóa của công ty và Ban Thu mua chịu trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất.
Ngoài ra, trung tâm kinh doanh còn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh, tính giá bán thành phẩm, soạn thảo các hợp đồng kinh tế, tổng hợp báo cáo tiêu thụ hàng; tham gia đề xuất với giám đốc kinh doanh các quy chế quản lý nội bộ, tham mưu cho giám đốc về các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh.
- Phó tổng giám đốc thường trực kiêm Giám đốc Trung Tâm kinh doanh: Phạm Hoàng Việt chịu trách nhiệm điều hành trung tâm kinh doanh, soạn thảo một số quy định về hoạt động của trung tâm kinh doanh.
d) Phòng Hành chính – Tổng hợp: bao gồm Phòng hành chính – Tổng hợp tại Nhà máy số 1, Phòng hành chính – tổng hợp tại nhà máy số 2, Phòng hành chính tổng hợp tại nhà máy thứ 3 và Phòng hành chính – tổng hợp tại Văn phòng Hà Nội chịu trách công việc hành chính – tổng hợp của công ty. Chịu trách nhiệm về quản lý nhiệm về các các thủ tục, quy trình theo điều lệ của công ty.
- Trưởng phòng hành chính – tổng hợp: Bà Nguyễn Thị Tiện
e) Phòng kế toán: bao gồm phòng kế toán của nhà máy số 1, phòng kế toán của nhà máy số 2, phòng kế toán nhà máy số 3 và phòng kế toán của Văn phòng đại diện.
Chức năng, nhiệm cụ của phòng kế toán:
- Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác. Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khác nhau, việc phân loại này có tác dụng giảm được khối lượng lớn các chi tiết thành dạng cô đọng và hữu dụng
- Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp ứng yêu cầu của người ra các quyết định, cung cấp và giải thích các thông tin kinh tế cần thiết cho việc ra các quyết định.
Kế toán trưởng: Bà Hoà Thị Thu Hà , chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của công ty, phản ánh giám sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên, từ đó lập các báo cáo tài chính kế toán, các bảng thống kê hàng tháng và hàng quý, đưa ra kế hoạch tài chính cho công ty.
f) Nhà máy sản xuất số 1: tại Lô 8 Khu công nghiệp Nam sách, Ái Quốc, Hải Dương
- Diện tích: khoảng 10.000 m2 với các nhà nhà máy và các tổ sản xuất bao gồm:
Các tổ sản xuất
+ Bộ phận tạo: Gồm 2 nhà máy tạo hạt tái chế
+ Bộ phận thổi: Thổi Năng suất, Thổi chất lượng, Thổi hiệu quả + Bộ phận cắt: Cắt năng suất, Cắt chất lượng, Cắt hiệu quả
- Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất, về trang thiết bị máy móc của công ty.
- Phòng KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty từ khâu nhập nguyên vật liệu đến khi sản phẩm được xuất xưởng.
- Số lượng cán bộ công nhân viên của nhà máy số 1 khoảng: 400 cán bộ, công nhân viên.
- Sản lượng của nhà máy số 1 tính đến tháng 6/2008 đạt khoảng: 500 tấn sản phẩm/ tháng
- Ban lãnh đạo nhà máy số 1 bao gồm:
+ Ông Chu Thái Sơn: Giám đốc nhà máy + Ông Nguyễn Kim Dương: Phó Giám đốc + Ông: Nguyễn Văn Cường Phó giám đốc
g) Nhà máy sản xuất số 2 tại Cụm công nghiệp An Đồng, Nam Sách, Hải Dương
- Diện tích: 20.000m2 được xây dựng với cơ cấu tổ chức tương tự như nhà máy số 1. Hiện nhà máy số 2 bắt đầu được đưa và hoạt động thử nghiệm từ 1/4/2008, công suất thiết kế của nhà máy số 2 khoảng 900 tấn sản phẩm/ tháng
- Ban lãnh đạo nhà máy số 2 bao gồm:
+ Ông Phạm Thành Quang: Giám đốc nhà máy + Ông Phạm Thanh Bình: Phó Giám đốc + Ông Bùi Minh Hải: Phó Giám đốc
h) Nhà máy sản xuất số 3 tại Cụm công nghiệp An Đồng được khởi công xây dựng vào tháng 12 năm 2008 và hoàn thành vào tháng 9 năm 2009. Nhà máy chuyên sản xuất phụ gia Ca Co3 và bạt Taphulin.
- Diện tích: 25.000 m2 Nhà máy 3 sẽ tập trung cho ra đời chủng loại túi cuộn, túi zipper cao cấp, phục vụ ngành thực phẩm, y tế hay điện tử tại 2 thị trường chính là Châu Âu và Mỹ. Đồng thời, cũng tại đây, An Phát đã và đang tiến hành nghiên cứu, sản xuất loại túi nylon tự hủy – một sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Ban lãnh đạo nhà máy số 3 bao gồm:
+ Ông Cao Văn Cường: Giám đốc nhà máy
+ Ông Trần Quang Khải: Phó Giám đốc + Ông Bùi Minh Hải: Phó Giám đốc
1.3.2Cơ cấu lao động và trình độ lao động của công ty:
Là một doanh nghiệp cổ phần mới được thành lập cơ cấu lao động của công ty tương đối trẻ. Với trên 1000 công nhân viên, trong năm 2009, công ty hiện đang có một nguồn nhân lực mạnh mẽ.
Bảng 3: Cơ cấu lao động và trình độ lao động của công ty tại thời điểm cuối năm 2012:
Nội dung năm 2012 năm 2011
Số lượng lao
động 1068 1072
Trên đại học 3 3
Đại học 61 66
Cao đẳng 74 75
Trung cấp
nghề 64 102
Trung học
phổ thông 866 826
Nam 775 794
Nữ 293 278
Tại văn phòng hà nội: vào ngày 31/12/2012 có 34 công nhân viên trong đó ở trình độ đại học, cao đẳng là những nhân viên làm trong các phòng ban như
phòng hành chính, phòng kế toán, phòng kinh doanh tổng hợp, phòng xuất nhập khẩu và lãnh đạo; ở trình độ trung cấp là phòng bảo vệ và ban lễ tân.
Tại nhà điều hành: 45 nhân viên trong đó các nhân viên làm việc tại các phòng ban đều được tuyển với trình độ đại học và cao đẳng còn nhân viên bảo vệ, tiếp tân, nhà ăn là trình độ trung cấp và phổ thông.
Các nhà máy : lao động trình độ trung cấp và phổ thông là những công nhân làm việc trong nhà máy, lao động ở trình độ cao đẳng và đại học là các nhân viên quản lý tại nhà máy bao gồm giám đốc nhà máy, ban kế toán, ban kiểm soát chất lượng, kỹ thuật viên. Do đặc điểm ở mỗi nhà máy là khác nhau nên cơ cấu lao động và trình độ cũng có phần sai khác. Nhà máy 1 tuy có diện tích nhỏ nhất nhưng do đặc điểm là nhà máy được xây dựng và đi vào hoạt động lâu năm nhất nên trình độ lao động ở nhà máy này tương đối thấp hơn các nhà máy khác nhưng phần lớn là những lao động làm việc lâu năm trong công ty. Nhà máy 3 vì mới đi vào hoạt động lại là nhà máy được xây dựng với dây chuyền công nghệ sản xuất bao bì nhựa tân tiến nhất nên số lượng công nhân viên tại nhà máy là ít nhất nhưng trình độ thì tốt hơn.