2.3.1.Tạo môi trường kinh tế minh bạch, năng động ; tạo dựng hình ảnh tốt về đô thị trong mắt các nhà đầu tư.
Điều này giúp các doanh nghiệp giảm được các chi phí không đáng có cũng như yên tâm đầu tư. Qua đó đô thị cũng xây dựng được hình ảnh tốt trong mắt không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà còn có các nhà đầu tư quốc tế, từ đó không chỉ giới hạn cạnh tranh với các đô thị trong nước mà còn với các đô thị nước ngoài để thu hút vốn FDI.
Ví dụ, TP Hồ Chí Minh được biết đến như thành phố năng động, đầu tàu kinh tế trong cả nước, là nơi tập trung của hầu hết các ngân hàng lớn. Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cũng là một trong những thành phố thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước nhiều nhất cả nước nhờ những cố gắng đầu tư cơ sở hạ tầng, hay các chính sách đi đầu cả nước về cắt giảm thủ tục hành chính để tạo điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp.
2.3.2.Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI:
Bảng Tổng quan về tình hình FDI vào Việt Nam
Năm 2016 ghi nhận tổng số dự án và tổng vốn thực hiện dự án đặt mức cao nhất. Năm 2016, với việc hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực nguồn vốn đầu tư FDI đã bắt đầu tăng lên. Tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong năm 2016 đạt hơn 24,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015. Điểm đáng lưu ý là vốn FDI thực hiện năm 2016 ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, năm 2017, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ 2016 và tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Cùng với đó, vốn FDI giải ngân đạt 17,5 tỷ USD, tăng cao nhất từ trước đó đến năm 2017.
Một số đô thị thu hút nhiều vốn FDI nhiều nhất hiện nay có thể kể đến như: Tp. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bình Dương,…
*Vai trò của cạnh tranh đô thị trong việc thu hút vốn FDI
Rõ ràng, để cải thiện tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký, đòi hỏi phải có chính sách thu hút vốn đầu tư ổn định, quản lý và sử dụng FDI một cách có hiệu quả hơn qua các năm từ cả nước nói chung, và từ các đô thị thu hút được phần nhiều FDI nói riêng.
Cạnh tranh đô thị giúp cho các doanh nghiệp giảm các chi phí thời gian hay các chi phí không chính thức, ngoài ra các đô thị để cạnh tranh với nhau để thu hút vốn FDI, sẽ có những ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và mang công nghệ vào đô thị của mình.
Bên cạnh đó, để có lợi thế cạnh tranh, ngoài việc cắt giảm các thủ tục hành chính, các đô thị buộc phải chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông để tạo các điều kiện tốt nhất khi gọi vốn FDI. Xây dựng thương hiệu và hình ảnh đô thị chính là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh đô thị.
Ví dụ như việc Samsung lý giải nguyên nhân chọn Bắc Ninh để đầu tư:
Trước hết, Bắc Ninh thừa hưởng nền chính trị ổn định của Việt Nam. Đặc biệt hơn, vị trí địa lý của Bắc Ninh vô cùng thích hợp với các dự án lớn, Bắc Ninh rất gần Hà Nội, gần sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng, gần Trung Quốc, là nơi có các nhà máy khác của Samsung nên việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm của Samsung Việt Nam đi thị trường toàn cầu là điều rất dễ dàng. Điều quan trọng nhất mà chúng tôi nhận thấy là chính quyền Bắc Ninh đã và đang có rất nhiều các hoạt động tích cực để cải thiện cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của doanh nghiệp và của toàn bộ người dân", đại diện Samsung Việt Nam cho biết.
*Tại sao các đô thị lại cạnh tranh nhau để thu hút vốn FDI?
Nguồn vốn FDI khi vào các đô thị giúp các đô thị chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh hơn, giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp ở các đô thị. Bảng dưới đây thể hiện cơ cấu phân bổ vốn FDI vào các ngành.
Có thể thấy tính đến cuối năm 2016, 3 nhóm ngành thu hút vốn FDI nhất là : Công nghiệp và xây dựng (68.02%); công nghiệp chế biến, chế tạo(58.81%); và dịch vụ(30.76%). Trong khi nhóm ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vốn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong nền kinh tế nước ta chỉ thu hút được 1.22% trong cơ cấu nguồn vốn FDI. Có thể thấy, các đô thị khi thu hút được nhiều nguồn vốn FDI sẽ chuyển đổi cơ cấu ngành khá nhanh chóng, và thường theo hướng hiện đại hơn và thường với quy mô lớn mà các đô thị trước đó không đủ điều kiện tài chính và kinh nghiệm cũng như kiến thức để thực hiện. Nhờ vậy, đô thị cũng phát triển và năng động hơn trước.
Tuy nhiên, cạnh tranh đô thị để thu hút nguồn vốn FDI nếu qua loa trong quá trình tiếp nhận và chỉ để ý đến nguồn vốn đầu tư kinh phí lớn mà lướt qua những yếu tố quan trọng khác dù làm cho kinh tế đô thị có sự tăng trưởng nhưng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực, mất rất nhiều kinh phí và công sức để khắc phục hậu quả. VD điển hình như sự kiện ô nhiễm môi trường của Formosa. Qua đó, đòi hỏi các đô thị cạnh tranh để thu hút FDI nhưng cần thu hút một cách có chọn lọc.
2.3.3. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước phát triển:
Như đã nói ở trên, cạnh tranh đô thị giúp giảm chi phí thời gian và chi phí không chính thức, điều này không chỉ có lợi với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn có rất có lợi cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội phát triển và mở rộng quy mô.
Rõ ràng, thủ tục hành chính trước giờ vẫn gây ra rất nhiều phiền hà cho các doanh nghiệp. Vì vậy, một đô thị giảm thiểu hoặc tinh gọn được thủ tục hành chính đã có sức thu hút và là điểm cộng lớn với các doanh nghiệp trong nước đang có ý định đầu tư
Theo tổng cục thống kê, doanh nghiệp là khu vực dẫn đầu về mức tăng cả về số lượng và thu hút lao động. Tính đến ngày 1-7-2017, cả nước có 518.000 doanh nghiệp thực tế đang tồn tại, tăng 176.000 doanh nghiệp và gấp 1,5 lần so với năm 2012, trong đó có 505.000 doanh nghiệp đang thực tế hoạt động.
Các đô thị có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất cả nước: TPHCM đứng đầu, bốn địa phương còn lại trong tốp 5 là Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An và Đồng Nai. Hoạt động của các doanh nghiệp ( trong nước hay doanh nghiệp FDI) đều thu hút rất nhiều lao động có trình độ cao, tay nghề vững về làm việc. Điều đó lại tạo ra thêm một điểm mạnh rất quan trọng cho các đô thị khi tập trung nguồn lao động có trình độ, chất xám để tiếp tục thu hút thêm các doanh nghiệp công nghệ cao vào đầu tư. Qua đó, ngân sách của các đô thị gia tăng đáng kể nhờ đóng góp của các doanh nghiệp.
Nhận xét chung:
Từ những phân tích trên, có thể tựu chung lại vai trò lớn nhất của cạnh tranh đô thị với nền kinh tế Việt Nam là giúp nền kinh tế tăng trưởng.
Qua bảng trên, có thể thấy, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ đều là những đô thị có tính cạnh tranh cao nhất cả nước. Cả 5 đô thị đều có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2011-2015 cao hơn tỷ lệ tăng trưởng trung bình cả nước là 5.8% từ 2,87% đến 6,4%. Chính các đô thị có tính cạnh tranh cao như trên đã đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà nước, cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Tóm lại cạnh tranh đô thị có vai trò vô cùng quan trọng với nền kinh tế Việt Nam.