Giải pháp đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Kinh tế đô thị: Vai trò của cạnh tranh đô thị trong nền kinh tế (1) (Trang 28 - 31)

Để cạnh tranh đô thị đạt được mục tiêu phát triển phát triển kinh tế đô thị phồn vinh, nâng cao chất lượng sống của cư dân đô thị, tăng ngân sách địa phương,... cơ quan chính phủ cần xây dựng sách lược cạnh tranh tổng hợp kết hợp với sự đồng lòng của người dân đô thị để bồi dưỡng năng lực cạnh tranh với các nhóm giải pháp sau:

3.1. Dựa vào truyền thông để quảng bá, tiếp thị đô thị

Đây là nhóm giải pháp phải được ưu tiên thực hiện đầu tiên để hình thành đô thị được các nhà đầu tư doanh nghiệp và dân chúng biết đến nhiều hơn. Quảng bá hình ảnh đô thị là quảng bá về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân tạo, con người, tri thức và văn hóa xã hội của đô thị. Đây là những tài nguyên hữu hình và vô hình của đô thị.

Chính quyền đô thị Việt Nam một mặt phải tận dụng hợp lý giá trị sử dụng của các tài nguyên đó để xây dựng đô thị, mặt khác xem các tài nguyên này là nhưng tài sản có giá trị quy được thành tiền để thông qua sự vân hành của cơ chế thị trường chuyển hóa chúng thành nguồn vốn kinh doanh nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho đô thị, thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển và tăng thu ngân sách .Các hoạt

3.2. Các cấp chính quyền tạo hình ảnh mới mẻ đặc sắc cho đô thị

Tạo hình ảnh mới mẻ, đặc sắc cho đô thị chính là việc xây dựng hình tượng đô thị.

Đây là giải pháp rất cần thiết cho cạnh tranh đô thị. Hình tượng đô thị là nhận thức và đánh giá tổng hợp của công chúng trong và ngoài đô thị đối với những nét nổi bật về cảnh quan thiên nhiên truyền thống lịch sử, bề dày văn hóa, tố chất cư dân đô thị. Xây dựng hình tượng đô thị góp phần tạo ra thương hiệu đô thị, tạo khả năng hấp dẫn các nhà kinh doanh đến đầu tư nhiều nhân tài đến làm việc và sinh sống, các tập đoàn kinh tế lớn và đa quốc gia đến đặt văn phòng ,nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm. Ví dụ như thành phố Đà Nẵng đã gây dựng được thương hiệu là thành phố du lịch và đáng sống nhất tại Việt Nam.

3.3. Tạo lập bản sắc đô thị

Bản sắc đô thị là sự biểu hiện ra bên ngoài của các tố chất tinh thần đô thị thông qua các di tích lịch sử và văn hóa phong tục tập quán, kiến trúc đô thị, hoạt động cộng đồng tác phong người dân trong cuộc sống và giao tiếp bao hàm cả cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện đại hóa rất khó có thể duy trì được bản sắc đô thị, những tác động tiêu cực của đô thị hóa toàn cầu và hiện đại hóa làm cho bản sắc đô thị bị mai một dần.Vì vậy, vấn đề bản sắc đô thị ngày càng trở lên hết sức quan trọng. Đô thị nào giữ gìn và phát huy được bản sắc của mình sẽ tạo được sự gắn bó cộng đồng và sự hấp dẫn mạnh mẽ đối với người dân trong và ngoài đô thị.

Một điển hình đó là Hà Nội những năm gần đây đã mở ra phố đi bộ vào cuối tuần trên Hồ Gươm, cùng với việc tổ chức các hoạt động vui chơi dân gian như kéo co, ô ăn quan,.. đã thu hút dân bản địa cũng như khách du lịch, từ đó duy trì gìn giữ được nét văn hóa của thủ đô, tạo lập bản sắc của vùng đất ngàn năm văn hiến.

3.4. Làm mới đô thị hay cách tân đô thị

Làm mới đô thị là việc làm cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính vì vậy trong các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh có nhiều chỉ tiêu liên quan đến cách tân như: tỷ lệ người tốt nghiệp đại học ,số lượng nghiên cứu viên khoa học công nghệ, vốn đầu tư của doanh nghiệp và chính phủ cho nghiên cứu phát triển và công nghệ thông tin,… Cách tân kĩ thuật để nâng cao năng lực cạnh tranh đô thị được xem là một nội dung quan trọng đã được nhiều đô thị áp dụng thử nghiệm.

Cách tân dựa vào tri thức nên các mô hình đô thị thông minh đô thị sáng tạo đều là kết quả của việc làm đổi mới để tạo thêm sức cạnh tranh cho đô thị

3.5. Phát triển đô thị theo mô hình đô thị bền vững (đô thị sinh thái)

Đây là giải pháp tạo cho đô thị duy trì được khả năng cạnh tranh một cách ổn định và lâu dài. Đô thị sinh thái có sức hấp dẫn cao cho mọi người đến sinh sống, làm việc hoặc nghỉ dưỡng nhất là trong bối cảnh đô thị hóa toàn cầu những tác động của đô thị hóa làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai - Hạ tầng - Giao thông và Du lịch Nhật Bản đang khẩn trương triển khai việc chọn địa điểm xây dựng Dự án Phát triển đô thị sinh thái “ECO City” tại Vùng thủ đô Hà Nội và Vùng TP.HCM. Đây sẽ là một dấu hiệu tốt cho sự thúc đẩy năng lực cạnh tranh đô thị của Việt Nam trong thế kỷ mới.

Ngân hàng thế giới WB đã đưa ra 4 tiêu chí của một đô thị phát triển bền vững trong cơ chế thị trường đó là: cạnh tranh tốt, cuộc sống tốt ,tài chính lành mạnh và quản lý

lành mạnh có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển ổn định và bền vững , quản lý tốt là hoạt động điều hành đô thị hiệu quả với đội ngũ cán bộ có tâm và có tầm.

Để phát triển đô thị theo mô hình đô thị bền vững đáp ứng các tiêu chí trên chính quyền đô thị các cấp cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau :

Thứ nhất, không ngừng đẩy mạnh vai trò công tác lập quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch. Công tác quy hoạch phải được ưu tiên đầu tư đi trước để định hướng và đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình xây dựng phát triển cũng như cải tạo chỉnh trang đô thị. Đồng thời với việc áp dụng các tiến bộ trong phát triển đô thị quy hoạch không những phải đáp ứng yêu cầu cao về tạo dựng chất lượng không gian đô thị mà còn phải đáp ứng tốt yêu cầu về dự báo gần sát với thực tiễn và xu hướng phát triển của xã hội thật sự trở thành nền tảng cho việc tạo dựng nguồn lực phát triển cho đô thị.

Thứ hai, tạo dựng nguồn lực phát triển đô thị từ chính nội lực của đô thị. Cùng với nguồn hỗ trợ phát triển mà đô thị có được cần đặc biệt chú trọng việc đổi mới cơ chế, chính sách phát triển đô thị trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý quy hoạch, quản lý nhà đất, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý khai thác sử dụng công trình đô thị.

Thông qua các giải pháp về quy hoạch đô thị kết hợp với các chính sách phù hợp để huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư cho phát triển đô thị đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư đẩy nhanh tiến trình nâng cấp chất lượng đô thị.

Thứ ba, cần đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới tư duy trong quản lý nhà nước về đô thị đi đôi với việc nâng cao phẩm chất năng lực và trình độ cán bộ quản lý đô thị các cấp.

Tăng cường phân cấp quản lý đô thị, nâng cao quyền hạn trách nhiệm của chính quyền đô thị các cấp, tổ chức bộ máy tinh giản gọn nhẹ nâng cao tính hiệu quả hiệu lực quản lý đồng thời chú trọng hơn nữa công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức phù hợp với thực tế trình độ kinh nghiệm và kiến thức.

Thứ tư, cần chú trọng phát huy vai trò và trách nhiệm làm chủ của cộng đồng, của người dân đô thị. Việc xây dựng và duy trì chất lượng đô thị phụ thuộc một phần quan trọng trong ý thức của người dân thực hiện nếp sông văn minh đô thị. Do đó cần có giải pháp tích cực để cộng đồng nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm sống hàng ngày của mỗi cá nhân cộng đồng của đô thị.

Một phần của tài liệu Kinh tế đô thị: Vai trò của cạnh tranh đô thị trong nền kinh tế (1) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w