Sau khoảng thời gian hơn 3 tháng tiến hành thí nghiệm, nhằm so sánh hiệu quả các phương pháp phòng tiêu chảy ở heo con sau cai sữa qua sự ảnh hưởng của các loại thuốc: Bootstar, Lactose C, TD.COLI-AMOXY. Chúng tôi đã thu thập được các kết quả sau:
4.1.1. Xác định ảnh hưởng của các loại thuốc phòng đến tỷ lệ tiêu chảy của các heo con cai sữa
Ngoài việc thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh chăm sóc, cung cấp thuốc phòng cho heo cai sữa ở cả ba nghiệm thức phòng, chúng tôi còn theo dõi tỷ mỉ tình hình sức khỏe của heo thí nghiệm, ghi nhận được một cách cụ thể tình hình bệnh tiêu chảy và xác định được đuợc tỷ lệ tiêu chảy của heo ở các nghiệm thức. Kết quả của thí nghiệm này được chúng tôi thể hiện qua bảng và biểu đồ dưới đây.
Bảng 4.1. Tỷ lệ heo cai sữa bị tiêu chảy ở các nghiệm thức phòng bệnh NT Loại thuốc Số heo TN Số heo con
tiêu chảy Tỷ lệ tiêu chảy (%)
`I BoostStart 36 3 8,33 a
II Lactobac C 33 9 27,27 ab
III TD.COLI-AMOXY 30 11 36,67 b
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê Chú thích: NT: nghiệm thức; TN: thí nghiệm
8.33 27.27
36.67
0 5 10 15 20 25 30 35 40
BoostStar Lactobac C TD.COLO-AMOXY
Hình 4.1:Biểu đồ so sánh tỷ lệ tiêu chảy giữa các loại thuốc phòng Qua bảng và hình trên ta nhận thấy:
Tỷ lệ heo cai sữa bị tiêu chảy ở nghiệm thức 1 là thấp nhất (8,33%), kế đến là nghiệm thức 2 (27,27%) song những sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ
tiêu chảy ở nghiệm thức 3 (36,36%) là cao nhất, sai khác của nghiệm thức này có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ tiêu chảy của nghiệm thức 1.
Sở dĩ nghiệm thức BoostStart có tỷ lệ tiêu chảy thấp nhất theo chúng tôi là do trong thành phần của thuốc này có chứa nhiều loại kháng thể đặc hiệu (IgY), kháng lại nhiều loại mầm bệnh là virus và đặc biệt còn có kháng thể kháng lại các chủng E.coli gây ra chứng tiêu chảy ở heo cai sữa. Nhận xét trên của chúng tôi phù hợp với những nghiên cứu và kết luận của Nguyễn Dương Bảo (2005) cho rằng do nhiều tác động bất lợi của các thủ tục cai sữa như cắt sữa đột ngột, chuyển chuồng đột ngột, thay thức ăn đột ngột… đã gây stress cho heo và tạo cơ hội gia tăng đột biến nhiều dòng mầm bệnh gây tiêu chảy trong đó đáng kể nhất là các dòng E. coli độc.
Nghiệm thức sử dụng TD.COLI-AMOXY có tác dụng phòng tiêu chảy ở heo con cai sữa kém hơn nhiều so với BoostStart theo tôi trước hết là do các kháng sinh colistin và amoxycillin có trong thành phần của TD.COLI-AMOXY không có tác dụng với các mầm bệnh gây tiêu chảy cho heo cai sữa là virus. Còn với các dòng vi khuẩn gây bệnh, nhất là với các chủng E.coliđộc thì các kháng sinh trên cũng không thể có tính đặc hiệu cao như các IgY đặc hiệu có trong thành phần của BoostStart.
Nghiệm thức Lactobac C cũng có tỷ lệ tiêu chảy khá thấp (không sai khác so với nghiệm thức BoostStart). Theo tôi mặc dù trong thành phần không có các kháng thể đặc hiệu song trước hết do trong thành phần Lactobac C có các vi khuẩn có lợi Lactobacillus có khả năng ức chế sự sự gia tăng đột biến của các dòng E.coli gây bệnh. Thêm vào đó trong Lactobac C còn có các men tiêu hóa giúp cho heo tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn nên có sức đề kháng tốt để chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra trong Lactobac C còn có Vitamin C là thành phần rất quan trọng giúp cơ thể chống lại các stress lúc cai sữa.
4.2. Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức
Dựa vào giá thuốc mà trại mua vào, liều lượng thuốc và thời gian dùng thuốc chúng tôi đã tính được chi phí tiền thuốc của mỗi nghiệm thức và được trình bày ở bảng sau đây:
Bảng 4.2: Chi phí thuốc của các nghiệm thức phòng bệnh tiêu chảy ở heo con cai sữa
NT Thuốc phòng
Lượng thuốc/ con
(g)
Đơn giá (đ/g)
Giá thành/con (đ)
I BoostStart 6 677 4062
II Lactobac C 6 260 1560
III TD.COLI-AMOXY 9,0 480 4320
Chú thích: NT: nghiệm thức, g: gram, đ: đồng.
Từ các số liệu ở bảng trên cho thấy nghiệm thức BoostStart có chi phí thuốc cao nhất (4062đ/con), kế đến là chi phí thuốc của nghiệm thức 3 (2160đ/con) và thấp nhất là chi phí thuốc ở nghiệm thức 2 (1560đ/con)
Từ những kết quả ở hai bảng 4.1và 4.2 ta có thể thấy trong 3 loại thuốc phòng bệnh thì phòng bệnh bằng men Lactobac C có hiệu quả kinh tế nhất bởi vì đây là loại thuốc có có chi phí thấp nhất, trong khi tỷ lệ tiêu chảy của nghiệm thức này là tương đương với hai loại thuốc còn lại.
4.3. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy ơ heo con cai sữa
Trong suốt thời gian thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành chẩn đoán lâm sàng, phát hiện heo cai sữa bị bệnh tiêu chảy và điều trị kịp thời cho những heo này bằng 3 loại thuốc (3 nghiệm thức). Kết quả điều trị của mỗi nghiệm thức được chúng tôi ghi nhận và thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 4.3. Tỷ lệ khỏi bệnh tiêu chảy ở heo con cai sữa của các nghiệm thức điều trị
NT Thuốc điều trị Số ca điều trị Số ca khỏi Tỷ lệ (%)
I Baytril 2.5% 30 30 100a
II Vimetril 5 40 39 97,50a
III TD.CO-AMOXY 34 34 100a
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê Chú thích: NT: nghiệm thức
Qua bảng trên ta thấy:
Tỷ lệ khỏi bệnh của cả ba nghiệm thức điều trị đều rất cao, các nghiệm thức 1 và 3 đều có tỷ lệ khỏi bệnh là 100%, tỷ lệ khỏi bệnh ở nghiệm thức 2 có phần thấp hơn (97,50%). Kết quả phân tích thống kê cho thấy sai khác của các nghiệm thức là không có ý nghĩa.
Sở dĩ cả ba nghiệm thức đều có kết quả điều trị rất tốt, theo chúng tôi là do hoạt chất chính của Baytril 2,5% và Vimetryl 5 là Enrofloxacin, một kháng sinh có hoạt lực mạnh với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nhất là với vi khuẩn đường ruột E.coli . Nghiệm thức TD.CO-AMOXY cũng có kết quả điều trị rất tốt là do có tổng dụng hợp đồng của hai loại kháng sinh khá mạnh là colisstin và amoxycillin
4.3.1. Kết quả điều trị khỏi qua từng ngày.
Bảng 4.4. Tỷ lệ heo được điều trị khỏi qua các ngày
Kết quả điều trị khỏi qua các ngày (ca)
NT Thuốc điều trị
Số ca điều trị
khỏi
(ca) Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3
Số ngày khỏi trung
bình (ngày)
I Baytril 2,5% 30 15 13 2 1,56
II Vimetryl 5 39 16 16 7 1,77
III TD.COLI-AMOXY 34 7 15 12 2,15
Chú thích: NT: nghiệm thức
Qua bảng 4.6 ta nhận thấy ở Baytril 2,5% và Vimetryl 5 điều tập trung nhiều vào 2 ngày 1 và 2, trong khi đó ở nghiệm thức thứ 3 số ca khỏi tập trung nhiều vào ngày thứ 2 và thứ 3.
Tỷ lệ khỏi trung bình ở nghiệm thức sử dụng Baytril 2,5 % là ngắn nhất và dài nhất là nghiệm thức sử dụng TD.COLI-AMOXY.
Sở dĩ theo chúng tôi kết quả trên là do: Cả Baytril 2,5% và Vimetryl 5 đều có trong thành phần hoạt chất chính là Enrofloxacin là một quinolon thế hệ thứ hai, có tác dụng phổ kháng khuẩn rộng, khả năng sát khuẩn mạnh nhất là đối với vi khuẩn E.coli. Nên có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh nhanh và hiệu quả hơn. Còn TD.COLI- AMOXY mặc dù trong thành phần có 2 loại kháng sinh là Amoxycillin và Colistin, song do Amoxycillin là một kháng sinh thuộc họ họ -Lactamin nên rất dễ bị các vi khuẩn đường ruột sản sinh -Lactamase phá hủy, còn lại là trong thành phần là Colistin là loại kháng sinh không hấp thu được ở ruột (Bùi Thị Tho, 2003) sẽ nhanh chống bị thải ra ngoài nhất là trong điều kiện heo đang tiêu chảy, do đó không duy trì được nồng độ cao của thuốc trong máu nên ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
4.4. Giá thành các loại thuốc điều trị
Cũng dựa vào giá mua các loại thuốc, lượng thuốc đã sử dụng và thời gian điều trị khỏi trung bình, chúng tôi đã tính được chi phí tiền thuốc trung bình để điều trị khỏi cho một ca bệnh ở mỗi nghiệm thức và được trình bày ở bảng sau đây:
Bảng 4.5. Chi phí tiền thuốc trung bình cho mỗi ca điều trị khỏi ở các nghiệm thức NT
Thuốc điều trị
Số heo thí nghiệm
(con) Đơn giá
Giá thành con/lần
(đ)
Giá thành con/liệu trình (đ)
Giá thành từng nghiệm thức (đ)
I Baytril 2,5% 30 2160đ/ml 2160 6480 194400
II Vimetryl 5 40 260đ/ml 260 780 31200
III TD.COLI-AMOXY 34 480đ/g 960 2880 97920
Chú thích: NT: nghiệm thức; đ: đồng; ml: mililit; g: gram.
Từ bảng 4.5 ta thấy
Chi phí điều trị cao nhất là Baytril 2,5% với giá 2160đ/con, Vimetryl 5 với chi phí điều trị cho liệu trình một con là 1780đ, đây là chi phí thấp nhất so với 3 nghiệm thức điều trị, còn lại TD.COLI-AMOXY với 2160đ cho một liệu trình điều trị của một con.
Từ bảng 4.3 và 4.5 ta thấy sử dụng Vimetryl 5 trong điều trị là loại thuốc mang lại hiệu quả kinh tế nhất, do giá thành thấp nhất và kết quả điều trị so với hai nghiệm thức còn lại thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
4.5. Xác định tỷ lệ heo cai sữa bị bệnh phù ở các nghiệm thức phòng bệnh
Với 3 nghiệm thức (hai nghiệm thức thí nghiệm và một nghiệm thức đối chứng ), chúng tôi đã tiến hành phòng bệnh phù cho 149 heo con cai sữa. Hiệu quả phòng bệnh của mỗi nghiệm thức được thể hiện qua việc xác định tỷ lệ heo bị bệnh và được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau đây:
Bảng 4.6. Tỷ lệ heo cai sữa bị bệnh phù các nghiệm thức phòng bệnh
Số heo bị phù NT Thuốc phòng Số heo theo dõi
Ca %
I Lactobac C 38 8 21.05a
II BoostStart 43 7 16.27a
III Đối chứng 68 30 44.11b
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê Chú thích: NT: nghiệm thức
16.27 21.05
44.11
0 10 20 30 40 50
BoostStart Lactobac C Đối chứng
Hình 4.2. Biểu đồ so sánh tỷ lệ phù thũng của heo con ở các nghiệm thức
Từ các bảng 4.6và hình 4.5 chúng tôi thấy:
Tỷ lệ heo con cai sữa bị bệnh phù ở nghiệm thức 2 là thấp nhất (16,27%), Kế đến là tỷ lệ bệnh ở nghiệm thức 1 (21,05%). Song những sai khác này không đáng kể nên không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bệnh ở nghiệm thức đối chứng là cao nhất (41,11%), và chỉ có sai khác về tỷ lệ bệnh của nghiệm thức này với nghiệm thức một là rõ ràng nên mới có ý nghĩa thống kê.
Những kết quả trên một lần nữa cho thấy nhờ có các kháng thể đặc hiệu trong thành phần mà BoostStar không chỉ có tác dụng tiêu diệt các chủng E.coli độc gây tiêu chảy mà còn có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt các chủng E.coli gây bệnh phù.
Phòng bệnh bằng BoostStar và Lactobac C thì tỷ lệ heo con cai sữa bị phù giảm rõ rệt.
Theo chúng tôi, Lactoacillus và Enterococcus có trong thành phần của Lactobac C hoạt động cạnh tranh thức ăn và nơi bám dính của các vi khuẩn có hại đặc biệt là chủng E.coli làm cho chúng không phát triển được nhiều và không đủ mạnh để gây bệnh phù ở heo con. Ngoài ra Vitamin C cũng góp phần rất lớn trong việc giúp cơ thể heo con chống lại strees khi cai sữa là một trong những nguyên nhân làm cho sự tăng vọt các chủng E. coli là nguyên nhân chính gây bệnh phù đầu.
Ở nghiệm thức đối chứng tỷ lệ heo bị nhiễm bệnh cao theo tôi là do cơ thể heo con không đủ khả năng chống lại được các biến động trong quá trình cai sữa, cũng như những thai đôi của môi trường đã tác động đến cơ thể heo con, làm cho heo con giảm sức đề kháng, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các dòng vi khuẩn E. coli gia tăng đột biến và gây bệnh trên cơ thể heo con.