GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Trong bài học này sinh viên sẽ được khảo sát mạch điện, nguyên lý hoạt động, đấu dây, vận hành hệ thống đảm bảo chạy đúng, an toàn.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Thành thạo phương pháp kiểm tra các thiết bị trong tủ điện điều khiển.
-Đọc được bản vẽ mạch điện.
-Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo.
-Giải thích được nguyên lý làm việc của mạch điện.
-Thiết kế được tủ điện điều khiển.
-Lắp đặt được mạch điện điều khiển và mạch động lực.
NỘI DUNG BÀI HỌC
4.1.Sơ đồ nguyên lý mạch điện.
Hình 4.1.Sơ đồ nguyên lý mạch điện hệ thống điều hòa trung tâm water chiller 4.2.Nguyên lý làm việc
Bật CB3P cấp nguồn cho hệ thống, bật công tắc chuyển mạch đo volt ta có thể kiểm tra điện áp giữa các pha (các nấc RS, ST, TR điện áp 3 pha. các nấc RN, SN, TN điện áp 1 pha).
Bật CB1P, đèn Đ1 được cấp nguồn sẽ sáng báo đã có nguồn cho mạch điện điều khiển và thermostat B1cũng được cấp nguồn hiển thị nhiệt độ hiện tại.
Bậc công tắc S1 sang vị trí ON, lúc này cuộn dây contactor K1 có điện dẫn đến thermostat của 2 FCU đã được cấp điện đèn Đ7 sáng; rơle trung gian R1 được cấp điện dẫn đến các tiếp điểm thường mở của R1 đóng lại, làm cho contactor K2, K3 và K4 có điện, đồng thời van điện từ SV cũng được cấp điện và mở ra cấp dịch cho hệ thống. Nên bơm nước lạnh hoạt động đèn Đ3 sáng (Nếu không có đủ lưu lượng nước thì tiếp điểm WP1 vẫn đóng thì timer RT1 có điện sau một thời gian tiếp điểm thường đóng mở chậm của RT1 mở ra để bảo vệ bơm, đủ lưu lượng nước thì tiếp điểm WP1 mở ra timer RT1 mất điện bơm hoạt động bình thường); quạt tháp giải nhiệt hoạt động đèn Đ4 sáng; bơm nước nóng hoạt động đèn Đ5 sáng (Nếu không có đủ lưu lượng nước thì tiếp điểm WP2 vẫn đóng thì timer RT2 có điện sau một thời gian tiếp điểm thường đóng mở chậm của RT2 mở ra để bảo vệ bơm, đủ lưu lượng nước thì tiếp điểm WP2 mở ra timer RT2 mất điện bơm hoạt động bình thường). Do K4 có điện nên các tiếp điểm thường mở của K4 đóng lại dẫn đến contactor K5 có điện máy nén hoạt động, đèn Đ6 sáng .
Khi đạt được nhiệt độ cài đặt trên thermostat thì tiếp điểm của thermostat B1 trước van điện từ SV sẽ mở ra, van điện từ mất điện sẽ đóng lại ngừng cấp dịch cho hệ thống - hệ thống tiến hành hút kiệt làm cho áp suất giảm, đến giá trị cài đặt LP sẽ tác động dẫn đến contactor K5 sẽ mất điện máy nén sẽ dừng (đèn Đ6 sẽ tắt). Khi nhiệt độ tăng lên, tiếp điểm B1 sẽ đóng lại cấp điện cho van điện từ mở ra cấp dịch cho hệ thống, áp suất tăng lên đến giá trị cài đặt, LP tác động máy nén làm việc trở lại.
Khi có sự cố quá dòng (OL) xảy ra thì tiếp điểm OL sẽ chuyển sang thường mở lúc này rơle trung gian R2 sẽ có điện dẫn đến các tiếp điểm thường đóng của R2 mở ra hệ thống dừng hoạt động, các tiếp điểm thường mở của R2 sẽ đóng lại chuông H1 sẽ kêu và đèn Đ2 sẽ sáng báo sự cố, để tắt chuông ta nhấn nút N2.
Chúng ta tiến hành khắc phục sự cố rồi ấn nút N1 để hệ thống hoạt động trở lại.
Tương tự, khi có sự cố áp suất cao (HP) thì chuông sẽ kêu và đèn Đ2 sẽ sáng.
Khi dừng máy: tắt công tắc S1, rơle trung gian R1 mất điện dẫn đến các tiếp điểm thường mở của R1 mở ra, làm cho van điện từ mất điện sẽ đóng lại
ngừng cấp dịch cho hệ thống nhưng hệ thống vẫn còn hoạt động do tiếp điểm của K5 vẫn còn duy trì, lúc này áp suất giảm đến giá trị cài đặt LP sẽ tác động dẫn đến contactor K5 sẽ mất điện làm cho tiếp điểm K5 mở ra hệ thống ngừng hoạt động.
Khi hệ thống bị sự cố chúng ta muốn dừng máy ngay lập tức thì chúng ta nhấn vào nút K/C.
Khi nhiệt độ phòng đạt được giá trị cài đặt thì thermostat phòng sẽ tác động chuyển tiếp điểm cấp nguồn cho van điện từ 3 ngã để bypass nước không cho vào FCU.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch hệ thống AHU điều hòa không khí trung tâm Chiller-Giải nhiệt nước?
Câu 2. Trình bày nguyên lý làm việc hệ thống điều hòa không khí trung tâm Chiller-Giải nhiệt nước?