PHẠM VI CÔNG VIỆC SỬ DỤNG NHÀ THẦU PHỤ (1)
Phần 2. YÊU VẦU VỀ XÂY LẮP
III. Yêu cầu về kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật
2. Yêu cầu về tổ chức kỹ thuật thi công, giám sát;
2.1 Hỗn hợp bê tông
- Đơn vị thi công phải trình cán bộ giám sát bản thiết kế thành phần cấp phối cho 1 m3 bê tông được sử dụng trong công trình để xem xét trước khi sử dụng, bản thiết kế thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông này bao gồm những chi tiết sau:
- Loại xi măng
+ Xi măng được sử dụng vào công trình phải thỏa mãn tiêu chuẩn 1 TCVN 66-88 và tiêu chuẩn TCVN 2682:2009 “Xi măng Pooclăng. Yêu cầu kỹ thuật” và đáp ứng theo quy định sau:
+ Trên vỏ bao ngoài nhãn hiệu đăng ký phải có tên mác xi măng theo TCVN 2682:2009 “Xi măng Pooclăng. Yêu cầu kỹ thuật” trọng lượng và số lượng lô.
+ Không được phép sử dụng loại xi măng đã sản xuất quá 12 tháng.
+ Tỷ lệ nước, xi măng theo trọng lượng.
+ Độ sụt quy định cho hỗn hợp bê tông khi thi công.
+ Chủng loại bê tông ( bê tông trộn máy thủ công đổ tại chỗ, bê tông thương phẩm) để sử dụng thi công các hạng mục kết cấu của công trình được căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật được phê duyệt, căn cứ vào hồ sơ đề xuất của nhà thầu.
* Cốt liệu:
- Cốt liệu sử dụng trong công trình phải thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng.
Cốt liệu phải có đủ chứng chỉ thí nghiệm trước khi đưa vào sử dụng. Cốt liệu sử dụng phải không có phản ứng kiềm.
* Cát
- Phải thoả mãn những yêu cầu kỹ thuật trong đồ án thiết kế quy định, thoả mãn Tiêu chuẩn 14 TCVN 68-88, TCVN 7570:2006 “Cát xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật” và quy phạm QPTL – 78 đồng thời theo các quy định sau:
- Cát có lượng hạt nhỏ hơn 5mm tính bằng % khối lượng không lớn hơn 10%.
- Trong cát không cho phép có đất sét cục hoặc màng đất bao xung quanh hạt cát.
- Hàm lượng bùn, bụi, sét xác định bằng phương pháp rửa không được lớn hơn 1% khối lượng mẫu cát.
- Cát phải có đường biểu diễn đường thành phần hạt nằm trong vùng cho phép của tiêu chuẩn 14 TCVN 68-88.
* Đá dăm
- Đá sỏi dùng trong công trình phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, phải có đường biểu diễn thành phần hạt (trong đường bao cấp phối) nằm trong vùng cho phép của tiêu chuẩn 14TCVN 70 – 88 và phải thỏa mãn tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 “Cốt liệu cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật”
- Hàm lượng thoi dẹt trong đá dăm, sỏi không vượt quá 35% theo khối lượng - Hàm lượng hạt mềm yếu phong hóa trong đá dăm, sỏi không được >10%
theo khối lượng.
- Hàm lượng bùn, bụi sét không >1% theo khối lượng.
* Nước
- Nước dùng trong thi công nói chung phải đảm bảo chất lượng đáp ứng TCVN 4506:2012, TCVN 4506:2012 “Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật” và 14 TCVN 72-88, đồng thời đáp ứng QPLT D6-78 và đáp ứng các quy định:
- Nước không được chứa váng hoặc dầu mỡ - Lượng chất hữu cơ không vượt quá 25mg/L - Nước có độ PH không<4 và không >1.25 - Tổng lượng muối hoà tan không >5000mg/L 2.2 Công tác thi công bê tông:
- Những điểm cần phải thực hiện trước khi đổ bê tông:
- Kiểm tra ván khuôn, cốt thép, hệ thống sàn thao tác, ghi nhận xét về công tác chuẩn bị.
- Khi đổ bê tông mái dốc phải làm các thang chuyên dụng để làm chỗ đứng cho công nhân thao tác.
- Làm sạch ván khuôn, cốt thép dọn rác rưởi, sửa chữa các khuyết tật.
- Tưới nước vào ván khuôn để ván khuôn không hút mất nước xi măng (đối với ván khuôn gỗ)
- Khi đổ vữa bê tông ở mạch ngừng cần làm sạch mặt, đục sờn mặt bê tông tưới nước xi măng rồi mới đổ tiếp.
- Lên kế hoạch cung ứng vật liệu để đảm bảo đổ bê tông liên tục. Công tác đổ bê tông được tiến hành theo các công đoạn sau:
- Chuẩn bị vật liệu gồm xi măng, cát vàng, đá, nước
- Căn cứ theo cấp phối bê tông xác định lượng xi măng cho mỗi cối trộn. Cát trước khi đổ bê tông được kiểm tra kỹ, loại các tạp chất bằng cách sàng hoặc rửa.
Đá đổ bê tông là loại đá dăm 1x2 và là đá xay, trước khi đổ bêtông phải kiểm tra kỹ loại đá, cường độ đá và rửa sạch hết chất bẩn. Nước đổ bê tông dùng nguồn nước sạch.
- Không được ngừng quá trình đổ bêtông liền khối theo phân đoạn thiết kế đã quy định. Nếu bị ngừng do nguyên nhân bất khả kháng, không xác định trước thì phải có báo cáo lập tại hiện trường chỉ rõ vị trí, ngày giờ để có biện pháp sử lý.
- Việc thi công đổ bê tông các kết cấu phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4453
“Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu”
- Chế độ bảo dưỡng bê tông: Bê tông phải được bảo dưỡng theo đúng quy trình được quy định tại tiêu chuẩn TCXDVN 8828:2011 "Bê tông - Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên"
2.3 Công tác trát.
- Lớp trát (các lớp trát của công trình chủ yếu là vữa Xi măng mác 75) để bao bọc các lớp kết cấu gạch đá, kết cấu bê tông và Bê tông cốt thép, kết cấu thép
(khi cần) cần phải tuân thủ quy trình cụ thể cho mỗi loại kết cấu. Trước khi trát bề mặt thi công phải được làm sạch, cọ rửa hết bụi bẩn, các vết dầu mỡ và tưới ẩm, những vết lồi lõm và gồ nghề.
- Nếu bề mặt kết cấu không đủ độ nhám cho lớp vữa bám dính như bề mặt bê tông đúc trong ván khuôn gỗ ép, kim loại, gỗ dán, gỗ bào nhẵn mặt, trước khi trát phải gia công tạo nhám bằng cách phun cát và gia công vữa xi măng lên bề mặt kết cấu hoặc khía ô quả trám. Phải trát thử một vài chỗ để xác định độ dính kết cần thiết rồi mới tiến hành đại trà.
- Chiều dày lớp trát theo quy định của thiết kế và các quy định, tiêu chuẩn liên quan.
- Đối với những tường có tiếp xúc với nước (tường bao ngoài, tường tiếp giáp các khu có nước ) phải kiểm tra xử lý triệt để hiện tượng thấm mới được trát.
Chỉ tiến hành trát khi đã xử lý xong hiện tượng thấm và được cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư đồng ý.
- Ở những phòng thường xuyên ẩm ướt như khu vệ sinh, phòng tắm rửa lớp trát phải dùng vữa xi măng có phụ gia chống thấm và tăng độ dính kết giữa các lớp trát. Độ sụt của vữa lúc bắt đầu trát lên kết cấu phụ thuộc vào điều kiện và phương tiện thi công được quy định trong tiêu chuẩn :
+ TCVN 9377-1: 2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu. Phần 1. Công tác láng và lát trong xây dựng
+ TCVN 9377-2 :2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu. Phần II. Công tác trát trong xây dựng ; Phần 2. Công tác ốp trong xây dựng.
- Trước khi trát phải trát các điểm mốc định vị để khống chế chiều dày lớp vữa trát.
- Khi lớp vữa chưa cứng không được va chạm hay rung động, bảo vệ mặt trát không có nước chảy qua hay chịu nóng, lạnh đột ngột và cục bộ.
- Sau khi xây xong, phải bảo dưỡng khối xây không ít hơn 7 ngày, giữ chế độ nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, tuyệt đối tránh khối xây bị va chạm, rung động.
- Đối với trát bề mặt trong nhà, không cho phép sử dụng phụ gia có clo.
- Khi nghiệm thu, công tác trát phải thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Lớp vữa trát phải bám dính chắc với kết cấu, không bị long, bộp ( kiểm tra độ bám dính thực hiện bằng cách gõ nhẹ lên mặt trát ) tất cả những chỗ bị bộp phải phát ra làm lại.
+ Bề mặt trát xong không có vết rạn chân chim, không có vết vữa chảy, vết hàn của dụng cụ trát, vết lồi lõm gồ ghề cục bộ cũng như các khuyết tật khác ở góc, cạnh, gờ chận tường, gờ chân cửa, chỗ tiếp giáp với các vị trí đặt thiết bị điện, vệ sinh, cấp thoát nước…
+ Các đường gờ, cạnh của tường phải thẳng và phẳng, sắc nét. Các đường vuông góc phải kiểm tra bằng thước kể vuông, các cạnh của cửa sổ, cửa đi phải
song song với nhau, mặt trên của bệ cửa có độ dốc theo thiết kế. lớp vữa trát phải chèn sâu vào lớp nẹp khuôn cửa.
+ Độ sai số cho phép của bề mặt kiểm tra theo các trị số của tiêu chuẩn TCVN 9377-1: 2012 & TCVN 9377-2 :2012 .
2.4. Công tác sơn bả.
- Vệ sinh bề mặt:
+ Với tường mới:
- Dùng đá mài để mài tường Tưởng phẳng, không lẫn tạp chất, tạo độ bám dính
- Dùng giấy ráp : Ráp thô lại bề mặt tường bằng - Dùng rẻ sạch thấm nước hoặc máy nén khí để vệ sinh bụi Lưu ý: Trước khi bả nếu tường quá khô nên lăn ẩm một lớp nước thật mỏng
- Công tác sơn, bả:
+ Bả lớp 1:
- Dùng bay thép hoặc dao trét để trét bột dẻo lên tường
- Sau khi trét lớp 1, để khô tự nhiên từ 1-2 giờ trước khi trét lớp 2 Bả 2 lớp:
- Dùng bay thép hoặc dao trét để trét bột dẻo lên tường.
- Dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường đã bả
- Sau khi trét lớp 2 khoảng 1-2 ngày thì tiến hành xả nhám bằng giấy ráp mịn - Sau khi xả nhám, dùng chổi quét nhẹ bề mặt cho hết lớp bột áo bám ngoài rồi dùng giẻ ướt hoặc con lăn thấm nước lăn qua sau đó chờ khoảng nửa ngày cho tường khô trở lại.
- Để khô bề mặt tường đã bả sau 24 giờ và tiến hành sơn các bước sơn phủ
* Bảo quản:
- Bột trét phải được tồn trữ bên trong nhà hoặc nơi có mái che, tại các khu vực khô ráo và thông thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn và phải được đặt trên kệ gỗ cách mặt sàn từ 10cm, tránh ánh nắng trực tiếp, bao bì phải được đóng kín trong quá trình lưu trữ và sau mỗi lần sử dụng. Dùng ngay sau khi mở bao bì.
BƯỚC 3: SƠN LÓT
BƯỚC 4: SƠN PHỦ HOÀN THIỆN BƯỚC 5: BẢO VỆ SƠN VÀ VỆ SINH
- Đảm bảo các công việc đang triển khai khác cần tránh làm hỏng lớp sơn đang ướt
- Dựng lan can có cảnh báo
- Đến khi hoàn thành, di dời toàn bộ lớp che phủ, vệ sinh kính và bề mặt khác - Giữ khu vực thi công luôn sạch sẽ, không có bụi, vật tư thiêt bị gọn gạn, khu vực tập kết rác định rõ
- Vệ sinh thiết bị, dụng cụ bằng nước mỗi khi hoàn thành công việc.
2.5. Lắp đặt hệ thống kỹ thuật.
* Lắp đặt hệ thống điện:
- Quá trình thi công, lắp đặt phải tuân theo tiêu chuẩn :
TCXD 9207 :2012 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn TK.
TCXD 9206 :2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng.
Tiêu chuẩn TK.
TCXD 215:1998 Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Phát hiện cháy và báo động cháy.
QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
TCXD 216:1998 Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Thiết bị chữa cháy.
- Và theo các yêu cầu của hồ sơ thiết kế công trình. Việc lắp đặt hệ thống điện, phòng cháy và chữa cháy trong nhà phải đảm bảo an toàn cho con người, không bị nguy hiểm do tiếp xúc với những bộ phận mang điện của thiết bị dùng điện trong khi vận hành bình thường. Bảo đảm trang bị điện làm việc an toàn trong môi trường đã định, không sinh ra tia lửa điện trong môi trường có nguy cơ cháy nổ. Bảo đảm khả năng tách rời về điện với hệ thống điện. Tại đầu vào phải có thiết bị cắt điện chung để bảo vệ cho hệ thống điện bên ngoài khi có sự cố. Các thiết bị bảo vệ phải được chọn sao cho chúng có tác động theo phân cấp có chọn lọc.
- Yêu cầu hợp tác trong quá trình thi công: Nhà thầu phải hợp tác và phối hợp với chủ đầu tư và các đơn vị cung cấp thiết bị, dịch vụ liên quan khác, đáp ứng khớp với các công việc theo yêu cầu. Nhà thầu phải cung cấp mọi thông tin cần thiết về những yêu cầu này cho chủ đầu tư để cho các yêu cầu này được đáp ứng.
Nhà thầu cũng tiến hành mọi kiểm tra cần thiết để đảm bảo các yêu cầu này được đáp ứng và không bị chậm trễ. Mọi sai sót như kết quả của sự cung cấp thông tin hay kiểm tra không đầy đủ của nhà thầu sẽ do nhà thầu chịu trách nhiệm.
- Quá trình thi công:
+ Quá trình thi công vị trí của các thiết bị, dịch vụ khác nhau phải theo sát thể hiện trên bản vẽ thiết kế, trừ khi có sự điều chỉnh được yêu cầu cho các thiết bị đặc biệt. Nhà thầu có trách nhiệm bố trí các thiết bị đáp ứng yêu cầu của điều kiện kỹ thuật, bản vẽ và các điều kiện liên quan khác.
+ Quá trình lắp đặt phải theo các tiêu chuẩn hiện hành, bảo đảm cho hoạt động, an toàn, dễ dàng sửa chữa và bảo trì. Các tuyến dây phải được cố định chắc chắn, đủ khoảng cách đối với nhau để dễ sửa chữa và thay thế, không được gắn đè lên nhau trên suốt chiều dài. Những nơi gặp khó khăn sẽ do Chủ đầu tư và tư vấn Thiết kế quyết định.
+ Trước khi thi công nhà thầu phải chuẩn bị, đệ trình các bản vẽ và biện pháp thi công chi tiết các công tác thi công, lắp đặt.
+ Mọi thiết bị, vật liệu phải phù hợp với các yêu cầu trong hồ sơ thiết kế và các tiêu chuẩn hiện hành. Được chấp thuận bởi các cơ quan điện lực địa phương.