Thực trạng và hướng hoàn thiện quy định pháp luật về giải pháp mua bán nợ xấu của DATC và AMC nhằm tiến hành xây dựng thị trường mua bán nợ

Một phần của tài liệu pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 60 - 63)

3.5.1 Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về giải pháp mua bán nợ xấu của DATC và AMC nhằm tiến hành xây dựng thị trường mua bán nợ.

Hoạt động mua bán nợ xấu chung có vai trò tương đối cần thiết đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và tổng thể nền kinh tế. Mua bán nợ xấu sẽ nhanh chóng làm giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, cải thiện thanh khoản, qua đó góp phần củng cố sự an toàn đối với hệ thống NHTM. Đồng thời, mua bán nợ xấu cũng chuyển các khoản nợ này đến các nhà xử lý nợ xấu chuyên nghiệp, các nhà đầu tư mạo hiểm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nợ xấu có cơ hội phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh hay ít nhất giúp các tài sản nằm ở những khoản nợ xấu nhanh chóng được giải phóng và đưa vào sử dụng từ đó giúp cải thiện hiệu quả nền kinh tế.

Trên thị trường đã có Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) trực thuộc Bộ tài chính và khoảng 20 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) trực thuộc các NHTM với chức năng mua bán nợ. Tuy nhiên, do thuộc Bộ tài chính nên DATC chủ yếu là mua bán nợ tại các doanh nghiệp nhà nước và hầu hết theo sự chỉ định của chính phủ để xử lý nợ xấu. Còn AMC do trực thuộc các NHTM nên việc mua bán nợ xấu cũng giới hạn tiếp nhận và xử lý nợ xấu cho các ngân hàng mẹ. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp này hầu như không tham gia mua bán nợ trên thị trường và do đó các khoản nợ xấu về bản chất chỉ chạy lòng vòng trong các NHTM hoặc các doanh nghiệp nhà nước chứ không thực sự được đưa ra thị trường để tiến hành xử lý. Chính vì thế nên hình thức xử lý đơn thuần là thanh lý tài sản để thu hồi nợ với thời gian xử lý kéo dài hơn so với việc chuyển giao nợ xấu cho các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp. Đồng thời điều này sẽ làm cho các nhà đầu tư mạo hiểm không tiếp cận được các khoản đầu tư từ mua lại nợ xấu, sau đó áp dụng các biện pháp xử lý tiên tiến, hiệu quả như chuyển nợ

thành vốn góp, tái cơ cấu doanh nghiệp.. tại các doanh nghiệp có nợ xấu nhưng cũng có tiềm năng phát triển.

Thêm vào đó, hiện nay, hầu như vai trò của AMC là dùng để thanh lý các khoản nợ xấu với mục đích của ngân hàng là nhằm trốn tránh trích lập dự phòng rủi ro. Bởi vì, nếu như ngân hàng tồn tại các khoản nợ xấu thì theo quy định, bắt buộc ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu đó, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, ngân hàng thường tìm cách trốn tránh việc trích lập dự phòng rủi ro bằng cách chuyển nợ xấu qua AMC. Và nếu như, cứ có nợ xấu thì lại chuyển qua cho AMC xử lý, điều này về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng, AMC bị ứ đọng các khoản nợ xấu, xử lý không kịp và như thế thì nợ xấu cứ ngày càng bị tồn đọng nhiều hơn trong AMC.

3.5.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải pháp mua bán nợ của DATC và AMC nhằm tiến hành xây dựng thị trường mua bán nợ.

Trong các giải pháp xử lý nợ xấu thì DATC và AMC là một trong những giải pháp xử lý không thể thiếu. Tuy nhiên, vấn đề về khung pháp lý để DATC và AMC phát huy hết khả năng xử lý nợ vẫn còn đang còn đang bỏ ngỏ, đây cũng là nguyên nhân khiến cho hoạt động của những chủ thể này kém hiệu quả trong thời gian qua. Do đó, để góp phần vào việc giải quyết nợ xấu, bên cạnh việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động mua bán nợ việc xây dựng thị trường mua bán nợ ở Việt Nam cũng hết sức cần thiết. Vì vậy, cần hoàn thiện pháp luật cho DATC và AMC theo những hướng sau:

Thứ nhất, bổ sung quy định cho phép DATC và AMC cho vay tín chấp đối với các cá nhân và doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ xấu để tạo điều kiện cho các cá nhân và doanh nghiệp này phục hồi năng lực tài chính, trả các khoản nợ xấu.

Thực tế, đã có nhiều ngân hàng triển khai hình thức cho vay này, chủ yếu với những doanh nghiệp lớn, đáp ưng đủ điều kiện cho vay của ngân hàng và chỉ gặp khó khăn tạm thời. Các doanh nghiệp xuất khẩu có đơn hàng, có lượng hàng ổn định sẽ dễ dàng cho vay vốn tín chấp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn vay vốn tín chấp thì phải có báo cáo tài

chính với lợi nhuận ròng tối thiểu 2 năm, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản năm gần nhất dưới 70%; không phát sinh nợ quá hạn (từ nhóm 2 trở lên) trong 12 tuần gần nhất.44

Vậy nếu như, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có các khoản nợ quá hạn (nhóm 2)45 và các khoản nợ xấu (Nhóm 3,4,5) thì sẽ không được vay tín chấp. Điều này phòng ngừa được nợ xấu phát sinh cao hơn khi doanh nghiệp đang vướng phải nợ xấu và không có khả năng chi trả các khoản vay tín chấp. Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp có thể đem uy tín và thương hiệu ra để thỏa thuận với DATC, AMC và được DATC, AMC tiến hành kiểm soát chặt chẽ từ khi lập kế hoạch kinh doanh, đường đi của dòng tiền để doanh nghiệp có thể trả nợ đúng hạn thì việc cho vay tín chấp cũng được xem là một trong những giải pháp hữu ích cho DATC và AMC tiến hành xử lý nợ xấu. Vậy, pháp luật cần có những quy định bổ sung cụ thể hơn về điều kiện để doanh nghiệp được DATC và AMC cho vay tín chấp, qua đó góp phần nâng cao được khả năng xử lý nợ xấu của DATC và AMC.

Thứ hai, cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm của NHTM trong công khai, minh bạch hóa các khoản nợ. Đồng thời nên quy định các NHTM phải có “nghĩa vụ” bán các khoản nợ khó đòi, xác định việc bán nợ xấu cho các công ty giải quyết nợ xấu chuyên nghiệp là nghĩa vụ chứ không phải là quyền của các NHTM… Chỉ khi nợ xấu được công khai, NHTM có trách nhiệm bán nợ thì hoạt động mua bán nợ mới được diễn ra, từ đó nợ xấu mới đước xử lý.

Thứ ba, cần đưa ra những quy định, những chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường mua bán nợ, ví dụ như đưa ra các ưu đãi về thuế, cho phép các nhà đầu tư chủ nợ được quyền tham gia vào quản trị kiểm soát doanh nghiệp phải xử lý nợ…, đơn giản hóa thủ tục xử lý tài sản đảm bảo nợ hay thanh lý tài sản doanh nghiệp và có cơ chế để thực hiện nhanh chóng trong trường hợp phải phá sản doanh nghiệp. Những yếu tố đó rất cần thiết để giúp các nhà đầu tư hiểu rằng họ được khuyến khích và sẽ thu

44 Vay tín chấp, Doanh nghiệp phải tự nâng hạng”, http://nld.com.vn/2012082909033836p0c1014/vay-tin-chap- doanh-nghiep-phai-tu-nang-hang.htm, ngày 29/08/2012

45 Tham khảo mục lục 1

được lợi ích khi tham gia mua bán, xử lý nợ xấu. Có như vậy mới có thể kích thích DATC, AMC và thị trường mua bán nợ ở Việt Nam đi vào hoạt động hiệu quả được.

Đối với thị trường mua bán nợ. Về môi trường pháp lý: Nhà nước cần đưa ra các cơ chế chính sách rõ ràng, cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt chi phí xử lý nợ giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, khuyến khích thị trường mua bán nợ diễn ra sôi nổi hơn.

Một phần của tài liệu pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)