Đảo nợ là việc khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) được NHTM cho vay một khoản vay mới để trả một khoản nợ cũ (đã đến này đáo hạn) cho chính NHTM đó hoặc NHTM khác. Nếu xét về bản chất thì đảo nợ tương tự như việc NHTM cho khách hàng cơ cấu lại khoản vay (theo thỏa thuận giữa NHTM và khách hàng). Tuy nhiên, thật chất thì việc đảo nợ không xử lý được nợ xấu, vì cơ bản khách hàng chỉ là dùng các khoản vay mới để đắp vào các khoản nợ xấu cũ mà thôi, còn khả năng trả nợ của khách hàng thì vẫn trong tình trạng nghi ngờ. Điều này có thể dẫn đến rủi ro từ việc nợ xấu có thể tăng lên và rất khó kiểm soát.
Dưới góc độ pháp lý, đảo nợ được nhắc đến trong nhiều văn bản liên quan đến chính sách về cho vay của nhà nước:
o Tại Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 quy định: “Tổ chức tín dụng được miễn, giảm lãi suất, phí; gia hạn nợ; mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Việc đảo nợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ”. Tuy nhiên, hiện nay Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 đã được thay bằng Luật các TCTD 2010 và không còn quy định về đảo nợ.
o Văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), quy định “Việc đảo nợ, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.46
o Tại Nghị định số 202/2004/NĐ-CP 10/12/2004 có quy định “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: ....c) Miễn giảm lãi suất; gia hạn nợ gốc hoặc lãi, điều chỉnh kỳ hạn tra nợ gốc và lãi;
đảo nợ không theo quy định của pháp luật”.47
o Tại văn bản số 3142/VPCP-KTTH, ngày 11/6/2002, Văn phòng chính phủ (VPCP) có văn bản trả lời NHNN, Bộ tư pháp, Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện đảo nợ. Theo đó VPCP có ý kiến “Trước mắt Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện tốt đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại; đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý nợ theo quy định hiện hành; tạm thời chưa hướng dẫn việc đảo nợ cho khách hàng” và “Trong quá trình nghiên cứu dự thảo sửa đổi Luật Các Tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ động cùng với các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất xử lý vấn đề nêu trên cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.”
Như vậy, hiện tại chưa có bất cứ định nghĩa hay quy định cụ thể nào về vấn đề "đảo nợ" ngoại trừ một số văn bản có đề cập đến đảo nợ tuy nhiên cũng không nói rõ đảo nợ là gì, có nghiêm cấm hay không và theo quan điểm của Chính phủ cũng như NHNN thì hiện tại không cho phép các NHTM đảo nợ, việc đảo nợ chỉ được thực hiện trong một số trường hợp Chính phủ cho phép, ví dụ trong việc cho vay và trả nợ nước ngoài, cụ thể là:
“Thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ, đảo nợ, vay mới trả cũ ... và các biện pháp quản lý nợ hiện đại trên cơ sở phân tích danh mục nợ, nắm bắt điều kiện thị trường nhằm giảm
46Khoản 2 Điều 9 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN
47Điểm c khoản 4 Điều 14 (vi phạm về cho vay) Nghị định số 202/2004/NĐ-CP 10/12/2004
thiểu rủi ro tín dụng, hối đoái và chi phí đối với ngân sách nhà nước trong công tác vay và trả nợ nước ngoài”.48
Tuy nhiên, trong vấn đề áp dụng thì thực tế đã xảy ra một số trường hợp cán bộ ngân hàng đã cấu kết với khách hàng để khách hàng được vay một khoản vay mới, bù đắp vào khoản vay cũ (đảo nợ), điều này hoàn toàn trái với quy định pháp luật.
Thực chất đảo nợ tốt hay không là do năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đạo đức của người vay quyết định. Một khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện vay vốn: Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp và khách hàng phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật thì việc khách hàng đảo nợ chỉ là tạm thời kéo dài thời gian trả nợ, việc khoản nợ mới được dùng để trả nợ cũ thì không thể tạo ra thu nhập để trả nợ cho chính nó.
Khách hàng sẽ không có tiền để trả khoản nợ mới và kết quả nợ xấu vẫn không được giải quyết.
Ngược lại nếu khách hàng chỉ tạm thời gặp khó khăn trong kinh doanh và thực sự có khả năng phục hồi tốt khả năng trả nợ thì việc đảo nợ sẽ giúp khách hàng giải quyết được các vấn đề khó khăn trước mắt, đồng thời ngân hàng cũng tránh được những hậu quả có thể có của nợ xấu nếu khách hàng không trả hết nợ và vẫn tiếp tục huy động vốn để cho vay mới. Vì vậy, NHNN nên xem xét việc cho phép đảo nợ và việc đảo nợ phải được thực hiện trên cơ sở sau:
NHNN có những quy định cụ thể, rõ ràng về việc đảo nợ về đối tượng, phạm vi đảo nợ…
Số tiền cho vay mới chỉ đủ để thanh toán tiền trả gốc và lãi trước mắt.
Khách hàng phải có đơn yêu cầu xin đảo nợ, chứng minh được nguyên nhân khó khăn trong việc trả khoản nợ cũ là khách quan và chỉ tạm thời, tình hình tài chính
48 Theo Khoản 5 Điều 9 của Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005.
vẫn vững mạnh và được cán bộ tính dụng thẩm định kỹ càng trình hội đồng thẩm định xét duyệt.
NHNN nên có quy định kiểm tra, giám sát thật chặt chẽ đối với việc thực hiện việc đảo nợ của các ngân hàng và có biện pháp trừng phạt thật nghiêm nếu phát hiện sai phạm. VD: phạt tiền bằng 50% giá trị khoản vay mới.
Tuy nhiên, do đang trong giai đoạn Chính phủ đang ra sức khuyến khích tăng trưởng tín dụng, đảm bảo chất lượng tín dụng được đặt lên hàng đầu, vì thế việc đảo nợ lúc này sẽ tạo ra một tiền lệ không tốt, làm xấu đi tính lành mạnh của hệ thống tín trong tương lai.
Vì vậy, NHNN nên xem xét ra những quy định cho phép đảo nợ thử nghiệm trong một thời gian và trước mắt chỉ nên cho đảo nợ với các khoản nợ xấu có giá trị nhỏ hoặc trung bình và mỗi khách hàng chỉ có thể vay mới để trả nợ cũ một lần. Nếu trong thời gian thử nghiệm mà các NHTM làm tốt theo quy định pháp luật, làm giảm tỷ lệ nợ xấu thì việc cho phép đảo nợ sẽ được tiến hành nghiên cứu và quy định rõ ràng, kĩ càng hơn.