Tình hình thực tế về quan hệ đồng giới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu hôn nhân đồng giới nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THỰC TIỄN VÀ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ

2.2 Tình hình thực tế về quan hệ đồng giới ở Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu về hôn nhân như đã trình bày không chỉ tồn tại trên mặt lý thuyết, những người đồng tính đã mạnh dạn đưa nhu cầu đó vào thực tiễn đời sống. Từng bước biến những khát vọng của bản thân thành hiện thực. Bất chấp dư luận xã hội và pháp luật chưa cho phép kết hôn đồng giới, những cặp đồng tính nam hoặc nữ vẫn tổ chức lễ cưới một cách công khai và đúng với phong tục cưới hỏi truyền thống.

Một vài trường hợp điển hình được báo chí đưa tin, có thể kể đến như: đám cưới của cặp đôi Nguyễn Thái N. và Đinh Công K. được tổ chức vào ngày 30/12/2006 tại Canada – thường được đề cập như một ví dụ tiêu biểu khi nói đến hôn nhân đồng giới; đám cưới đồng tính nữ của Quang M. Và Thùy L. diễn ra ở Hà Nội vào cuối năm 2010; đám cưới của cặp đồng tính nam N. và P. diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào đầu năm 2012;

đám cưới giữa hai chàng trai Quốc B. và Văn H. được tổ chức ở Hà Tiên, Kiên Giang vào tháng 5/2012...18

Song song với việc tổ chức đám cưới, tình trạng những cặp đồng tính chung sống với nhau tiếp diễn ngày càng nhiều. Mặc dù pháp luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân đồng giới, nhưng chuyện tình yêu và nhu cầu chung sống vẫn tồn tại như một điều không thể tránh khỏi. Nhiều cặp đôi cùng là nam hoặc cùng là nữ đã sinh hoạt với nhau như gia đình dưới một mái nhà. Thực tế cho thấy nhiều cặp đồng tính sống bên nhau rất bền bỉ.

Có thể kể đến trường hợp cặp đồng tính nữ Hồng L. và Thị C. được hãng Thông tấn A.P đăng loạt ảnh để ca ngợi về tình cảm chân thành và chung thủy trong suốt hơn 2 năm

18 Bảo Nam (tổng hợp), Những đám cưới đồng tính gây xôn xao ở Việt Nam, Cổng thông tin Zing.vn http://news.zing.vn/xa-hoi/nhung-dam-cuoi-dong-tinh-gay-xon-xao-o-viet-nam/a264844.html [truy cập ngày 5/12/2012].

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 24 SVTH: Lâm Thanh Trường sống chung...19 Một số cặp đã dũng cảm vượt ra rào cản từ gia đình để sống cùng nhau, và việc duy trì mối quan hệ một cách lâu dài với lối sống lành mạnh đã thuyết phục gia đình hai bên thừa nhận quan hệ đồng giới của con mình.

Nhu cầu ngày càng lớn mạnh về hôn nhân đồng giới cũng như tình hình thực tế về mối quan hệ của những người đồng tính trong xã hội đã đưa quan hệ đồng giới ngoài việc là đề tài của các công trình nghiên cứu nghiên cứu khoa học; còn được quan tâm ở nhiều lĩnh vực khác như: báo chí, văn học, phim ảnh... Đứng trên lập trường của những con người trong xã hội hiện đại, các tác giả nhìn vào chính nhu cầu về hôn nhân đồng giới với thái độ đồng cảm, ủng hộ; giá trị nhân văn đó vượt lên trên hết các lợi ích từ thương mại.

Trong lĩnh vực báo chí: Trước đây những bài viết, phóng sự báo chí thường tập trung tìm hiểu về các hành vi tội phạm phản ánh lối sống trụy lạc của người đồng tính như: mại dâm đồng tính, những vụ giết người từ quan hệ đồng tính; từ đó quy chụp hình ảnh người đồng tính và quan hệ đồng tính như là một biểu hiện sai lệch, một sự suy đồi đạo đức. Hiện tại đã xuất hiện rất nhiều những bài báo có nghiên cứu sâu về đời sống của người đồng tính với sự cảm thông, chia sẻ. Có thể kể đến một vài tác phẩm báo chí tiêu biểu liên quan đến vấn đề này như: phóng sự tìm hiểu về đồng tính phát sóng trong chương trình Trang Địa Phương trên kênh VTV1 vào ngày 23/06/2012; chương trình Toạ đàm “Điểm nóng VTV6 - Đồng tính có khác biệt” phát trên kênh VTV6 vào 15h ngày 17/9/2012… Đặc biệt, vào tháng 02/2013 vừa qua bộ ảnh “The Pink choice – Yêu là yêu” chụp hơn 70 cặp đôi đồng tính trên khắp mọi miền đất nước của tác giả Maika Elen vinh dự nhận được Giải Nhất hạng mục “Vấn đề đương đại” cuộc thi Ảnh báo chí thế giới – World Press Photo 2013; đã cho thấy tiếng nói đồng cảm và cổ vũ của báo chí dành cho người đồng tính và nhu cầu hôn nhân đồng giới là vô cùng to lớn.

Hình 1: Ảnh chụp một cặp đồng tính nữ

trích từ bộ ảnh “The Pink Choice-Yêu là Yêu” - Tác giả Maika Elen.

19 Cặp đồng tính Việt thắm thiết trên báo nước ngoài, Báo điện tử Vietnamnet http://vietnamnet.vn/vn/doi- song/83140/cap-dong-tinh-vn--tham-thiet--tren-bao-nuoc-ngoai.html [truy cập ngày 7/01/2013]

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 25 SVTH: Lâm Thanh Trường Trong lĩnh vực văn học: Ở Việt Nam, đề tài đồng tính không phải là đối tượng của sự cấm túc; nhưng trước đây các tác giả thường hay né tránh. Vì thiếu những thông tin chính xác, nên hiểu biết của mọi người đối với đề tài này thường sa đà vào khía cạnh tiêu cực hơn là những giá trị nhân văn. Những năm gần đây xuất hiện nhiều hình thức thể hiện mới với góc nhìn chân thật hơn về đời sống, mối quan hệ của người đồng tính; có thể kể đến như: Những đóm lửa trên vịnh Tây tử (Trang Hạ), Song song (Vũ Đình Giang), 1981 (Nguyễn Quỳnh Trang), Sông (Nguyễn Ngọc Tư)...

Hình 2: Bìa Tiểu thuyết “Sông” - Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb. Trẻ, Tháng 9/2012.

Trong lĩnh vực điện ảnh: Trên thế giới nhiều bộ phim khai thác về đề tài đồng tính dưới góc nhìn sâu sắc và đầy tính nhân văn, tái hiện sinh động và chân thật nhất mọi góc cạnh trong đời sống nội tâm của người đồng tính; tạo nên sự đồng cảm từ xã hội và nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn. Cùng nhịp đập với xu hướng đó, cái nhìn của những nhà làm phim Việt Nam với đề tài đồng tính cũng đã có mức phát triển cao hơn;

không còn đem đồng tính vào phim ảnh như là một yếu tố câu khách, mà muốn thông qua những thước phim giúp thể hiện tiếng nói bình đẳng của người đồng tính, mong muốn xã hội cho họ một chổ đứng ổn định. Những bộ phim như: Chơi vơi (2009), Lạc lối (2013)…đã phản ánh chân thật vấn đề này.

Hình 3: Poster phim “Chơi Vơi” - đạo diễn Bùi Thạc Chuyên Hãng Phim Truyện 1 và Acrobates Film năm 2009.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 26 SVTH: Lâm Thanh Trường Ngoài ra đã và đang có nhiều tổ chức xã hội được thành lập để đại diện cho tiếng nói của người đồng tính trong phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng, có thể kể đến một số đơn vị uy tín như: Tổ chức của chính những người LGBT (những người đồng tính, song tính và chuyển giới) tại Việt Nam (ICS) có sứ mệnh liên kết và xây dựng cộng đồng LGBT sống tích cực, vận động và bảo vệ quyền của cộng đồng LGBT; Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì quyền của các nhóm thiểu số (trong đó có nhóm người đồng tính) trong xã hội, nhằm hướng đến một xã hội văn minh, thịnh vượng, tự do, bình đẳng, nơi mọi người được đối xử công bằng và những giá trị nhân bản được tôn trọng; Trung tâm sáng kiến sức kh e và dân số (CCIHP). Gần đây, một số câu lạc bộ dành cho người đồng tính được thành lập như câu lạc bộ Bầu Trời Xanh (Thành phố Hồ Chí Minh) và Đồng Xanh (Cần Thơ)...

Các câu lạc bộ này cung cấp cho những đồng tính kiến thức cơ bản về giới tính, cũng như giúp các thành viên có cơ hội chia sẻ khó khăn trở ngại để cùng tìm cách giải quyết.

Hình 4: Biểu tượng của tổ chức ICS (hình trên) Biểu tượng của Trung tâm CCIHP (hình dưới).

2.3 Quan điểm xã hội về hôn nhân đồng giới

Để phản ánh nhìn nhận của xã hội về người đồng tính và quan hệ hôn nhân đồng giới, đã có nhiều cuộc khảo cứu được tổ chức. Đề tài nghiên cứu khoa học “Nhận thức, thái độ và ứng xử của học sinh trung học với bạn b có biểu hiện đồng tính” do Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn thực hiện năm 2007 trên 300 học sinh tại 3 trường trung học cho thấy: Khoảng 2,5% học sinh thừa nhận mình có xu hướng đồng tính, trong khi 70% cho rằng cha mẹ sẽ kiên quyết không chấp nhận xu hướng tính dục của mình, một số bạn bị kì thị bởi mọi người xung quanh, 95% không dám công khai với cha mẹ. Khi được hỏi rằng: Người đồng tính có xấu hay không? Hơn 80% học sinh trả lời là không, 15% trả lời rằng tốt hay xấu còn do cách sống của bản thân người đồng tính, và 5% cho rằng rất xấu.

Khi được hỏi về: Thái độ nếu phát hiện trong lớp có bạn đồng tính? 66% cho biết không quan trọng chuyện giới tính, 48% thông cảm, 18% quan tâm, 13% cảm thấy sợ, 2%

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 27 SVTH: Lâm Thanh Trường khinh bỉ20. Điều này chứng minh tín hiệu khả quan trong nhìn nhận về người đồng tính và quan hệ đồng giới. Tuy nhiên bên cạnh quan điểm ủng hộ thì xã hội vẫn còn tồn tại những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí có phần kì thị dành cho người đồng tính. Thực tế từ các nghiên cứu được iSEE thực hiện trong những năm gần đây; đã chỉ ra những con số rất đáng lưu tâm: 95% người đồng tính được hỏi đã từng nghe người khác nói người đồng tính là không bình thường. Bên cạnh đó, khi bị phát hiện là người đồng tính 20%

mất bạn; 15% bị gia đình chửi mắng hoặc đánh đập; nghiêm trọng hơn 4,5% đã từng bị tấn công vì là người đồng tính; 1,5% nói bị đuổi học; 4,1% đã từng bị đuổi ra khỏi chỗ ở và 6,5% bị mất việc vì là người đồng tính. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc hình thành những suy nghĩ tiêu cực, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là kiến thức về người đồng tính và xu hướng tính dục đồng giới ở Việt Nam hiện nay vẫn còn hạn chế, không tránh khỏi những cái nhìn sai lệch thiếu thiện cảm thậm chí là tiêu cực dành cho người đồng tính và mối quan hệ giữa họ. Sự khác biệt giới, tính dục đồng giới không được giảng dạy thường xuyên trong trường phổ thông và thậm chí, cả đại học. Kết quả nghiên cứu của iSEE thực hiện năm 2011 tại Hà Nội, Hà Nam, Thành phố Hồ Chính Minh và An Giang đã cho thấy: 48% số người được hỏi cho rằng đồng tính là bệnh có thể chữa được, 62% cho rằng người đồng tính không thể có con, 57% nói đồng tính là trào lưu21. Trong bối cảnh đó, định kiến kỳ thị mặc nhiên tồn tại theo quán tính của văn hóa truyền thống. Một khi định kiến đó vẫn còn thì cơ quan lập pháp gặp trở ngại khi ban hành luật cho phép người đồng tính kết hôn với nhau. Một câu hỏi luôn được đặt ra khi xem xét chủ đề hôn nhân đồng giới, đó là liệu hình thức hôn nhân này được ghi nhận thì có làm suy thoái đạo đức, thay đổi chuẩn mực truyền thống, đi ngược lại giá trị của cuộc sống hay không. Vì vậy bản chất của việc chấp nhận hôn nhân đồng giới là một động thái góp phần làm thay đổi định kiến chứ không phải là thay đổi chuẩn mực sống hay giá trị truyền thống. Các luận điểm thường được đưa ra nhằm phủ nhận hôn nhân đồng giới là: hôn nhân đồng giới trái với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa của dân tộc, hôn nhân đồng giới không thế duy trì nòi giống, hôn nhân đồng tính ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của trẻ em trong các gia đình đồng tính. Tuy nhiên những luận điểm này chưa thật sự thuyết phục một cách toàn diện bởi các lí do sau.

Thứ nhất: Phong tục tập quán là một trong những yếu tố góp phần hình thành nên ý thức của cộng đồng. Hơn ai hết cơ quan lập pháp ý thức rõ pháp luật được ban hành phải theo kịp sự vận động của các mối quan hệ xã hội, áp dụng được cho những trường hợp thực tế; vì vậy tránh trường hợp pháp điển hóa những phong tục tập quán không còn kịp

20 Hãy nhìn nhận đồng tính là bình thường, Tuổi Trẻ Online.

http://tuoitre.vn/Pages/Printview.aspx?ArticleID=401989 [truy cập ngày 21/3/2013].

21 Lê Quang Bình , Tham luận của iSEE, Hôn nhân cùng giới: xu hướng thế giới, tác động xã hội và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 28 SVTH: Lâm Thanh Trường thời, có thể xâm phạm đến quyền tự do của cá nhân. Nếu lấy phong tục tập quán ra làm thước đo lập pháp thì hôn nhân đồng giới sẽ chẳng bao giờ được công nhận nhiều như ở một số quốc gia hiện nay. Nhiều người thường lầm tưởng, những quốc gia phương Tây dễ dàng chấp nhận hôn nhân đồng giới. Nhưng thực tế thì ngược lại, bản thân những người đồng tính ở các nước đó cũng đã trải qua hàng loạt những cuộc đấu tranh gay gắt trên nhiều mặt từ văn hóa, chính trị, khoa học…từ lý luận đến thực tiễn; để được pháp luật và xã hội công nhận như hiện tại. Vì ở bất kì nền văn hóa nào của nhân loại, từ trước đến nay hầu như chưa tồn tại một khái niệm nào là phong tục tập quán ủng hộ cho tính dục và hôn nhân đồng giới.

Thứ hai: Như chúng ta đã biết ý nghĩa quan trọng nhất của việc kết hôn là nhằm xác lập quan hệ vợ, chồng và được pháp luật bảo hộ. Mục đích sinh con đẻ cái, duy trì nòi giống chỉ là điều mà xã hội mong muốn khi một quan hệ hôn nhân được hình thành, nhưng điều đó không phải là nghĩa vụ bắt buộc với các bên khi kết hôn. Quan hệ giữa con người với nhau thực chất là quan hệ gắn với các yếu tố xã hội chứ không phải dựa trên đặc trưng về giống loài. Cho nên nói đến trách nhiệm của con người với cộng đồng là nhắc đến trách nhiệm đối với xã hội chứ không phải chỉ là trách nhiệm tạo lập và duy trì nói giống. Nếu cho rằng con người được sinh ra là để tiếp tục cho ra đời những thế hệ con người khác, thì vô hình trung biến chức năng sống thành kiểu đổi chác vật chất thực dụng. Khi không có sự đe dọa giống loài, mà lấy chất lượng cuộc sống để làm thước đo cho giá trị xã hội; thì bản thân người đồng tính vẫn hàng ngày thực thi trách nhiệm công dân của mình không khác gì người dị tính. Nếu nói việc duy trì nòi giống của con người được thực hiện chủ yếu qua quan hệ hôn nhân là nhận định chính xác; còn nếu xem chức năng của hôn nhân là duy trì nòi giống, thì đã hạ thấp giá trị của quan hệ dân sự đặc biệt này. Những hình thức khác ở cấp độ thấp hơn quan hê hôn nhân như: quần hôn, tạp hôn cũng có thể duy trì việc tái sản xuất con người. Thêm nữa, nếu cứ kiên quyết dựa vào vấn đề duy trì nòi giống làm căn cứ cho viêc phản đối hôn nhân đồng giới thì việc kết hôn của người vô sinh cũng không đảm bảo thực hiện được khả năng này. Vậy nếu chúng ta cho phép người vô sinh được kết hôn; thì cũng nên cho phép hai người cùng giới tính được xác lập quan hệ hôn nhân với nhau, chỉ như vậy mới tạo ra một sự công bằng tuyệt đối.

Thứ ba: Sự phát triển của trẻ em chịu ảnh hưởng từ các mối liên hệ đa chiều, phức hợp trong xã hội. Xem xét kỹ hơn sẽ thấy quyền lợi trẻ em nếu bị ảnh hưởng là chịu ảnh hưởng từ những cá nhân người đồng tính chứ không phải từ các cuộc hôn nhân đồng giới. Các nghiên cứu khoa học xã hội về trẻ em là con của người đồng tính cho thấy, con của họ không khác biệt là mấy so với con của người dị tính về sự phát triển, thích nghi xã hội và nhân cách nói chung. Khả năng nuôi dạy con của các cặp đồng tính nam cho

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang 29 SVTH: Lâm Thanh Trường thấy sự vượt trội hơn các ông bố dị tính khi họ có cả các khả năng chăm sóc trẻ giống như người mẹ. Hai người đồng tính sẽ cùng dành tâm sức vào việc chăm sóc gia đình của mình, không như một vài gia đình dị giới người cha ít khi quan tâm chăm sóc con cái một cách chu đáo. Hơn nữa, không phải mọi trẻ em là con của người dị tính đều được giáo dục, tiếp thu những ảnh hưởng tốt đẹp từ cha mẹ và gia đình những người này, các trẻ em này vẫn bị đánh đập, đối xử ngược đãi hay chịu những tổn thương về mặt tinh thần và sức khỏe

Mặc dù nhu cầu thực tế về hôn nhân đồng giới được đặt ra là vậy, nhưng xã hội vẫn không thể ngừng tìm cách phản đối hôn nhân đồng giới. Thật khó có thể thuyết phục người đồng tính phải sống chịu đựng, mặc nhiên chấp nhận hy sinh quyền mưu cầu hạnh phúc của mình trước những giá trị mơ hồ và phiến diện của một số luận điểm phản đối.

Xã hội và pháp luật có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Nếu pháp luật công nhận hôn nhân đồng giới sẽ góp phần rất quan trọng vào quá trình củng cố nhận thức của xã hội.

Một phần của tài liệu hôn nhân đồng giới nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)