Hệ chất kết dính, bảo vệ trên cơ sở blend NBR/PVC và các phụ gia với chất khâu mạch EZ và lưu huỳnh sau khi trộn đều được đưa lên bề mặt cần kết dính để tạo mẫu đo độ bền kéo bóc và kéo trượt theo các tiêu chuẩn như ở mục 2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian khô đến khả năng bám dính của vật liệu được trình bày trong bảng sau.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian để khô tự nhiên tới khả năng kết dính của chất kết dính trên cơ sở blend của NBR/PVC (50/50) và các phụ gia trong dung môi xyclohexanon với siêu xúc tiến EZ
TT Thời gian khô [Phút]
Độ bền kéo bóc [N/cm]
Độ bền kéo
trượt [MPa] Ghi chú
1 10 - - Chưa khô
2 20 - - Chưa khô
3 40 - - Bám dính rất yếu
4 80 0,12 0,23 Bám dính rất yếu
5 160 0,25 0,62 Bám dính yếu
6 320 0,55 0,96 Bám dính yếu
7 640 1,05 2,06 Bám dính
Trương Thị Thùy Giang 31 K37B – Hóa Học Hình 3.1. Ảnh hưởng của thời gian để khô tự nhiên tới độ bền kéo bóc của mối mối dán bằng keo tự lưu trên cơ sở blend của NBR/PVC (50/50) và các
phụ gia trong xyclohexanon với siêu xúc tiến EZ
Hình 3.2. Ảnh hưởng của thời gian để khô tự nhiên tới độ bền kéo trượt của mối dán bằng keo tự lưu trên cơ sở blend của NBR/PVC (50/50) và các phụ
gia trong xyclohexanon với siêu xúc tiến EZ Thời gian khô [Phút]
Độ bền kéo bóc [N/cm]
Thời gian khô [Phút]
Độ bền kéo trượt [MPa]
Trương Thị Thùy Giang 32 K37B – Hóa Học Nhận thấy rằng, với dung môi xyclohexanon hệ chất kết dính từ blend NBR/PVC và các phụ gia để khô tự nhiên và đóng rắn nguội cho bề mặt vải polyeste (diện tích kết dính 2x2 cm) sau 40 phút vẫn chưa bay hết dung môi và sau sau 1440 phút (1 ngày đêm) khả năng bám dính vẫn còn rất yếu. Chính vì vậy, để tăng tốc độ khô vật lý (bay hơi hết dung môi), cần lựa chọn một loại dung môi có tốc độ bốc hơi nhanh hơn.
Căn cứ những kết quả của tác giả khác, dung môi axeton có khả năng bay hơi rất nhanh. Vì vậy, để tăng tốc độ bay hơi của dung môi, chúng tôi phối hợp hai loại dung môi là xyclohexanon và axeton với tỷ lệ 50/50. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian để khô và đóng rắn tự nhiên đến khả năng bám dính của vật liệu được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thời gian để khô tự nhiên tới khả năng kết dính của chất kết dính trên cơ sở blend của NBR/PVC (50/50) và các phụ gia trong hỗn hợp dung môi xyclohexanon/axeton (50/50) với siêu xúc tiến EZ
TT Thời gian khô [Phút]
Độ bền kéo bóc [N/cm]
Độ bền kéo trượt [MPa]
Ghi chú
1 10 - - Chưa khô
2 20 - - Bám dính rất yếu
3 40 0,10 0,21 Bám dính rất yếu
4 80 0,25 0,62 Bám dính yếu
5 160 0,56 0,99 Bám dính yếu
6 320 0,95 1,72 Bám dính yếu
7 640 1,86 3,25 Bám dính
Trương Thị Thùy Giang 33 K37B – Hóa Học Hình 3.3. Ảnh hưởng của thời gian để khô tự nhiên tới độ bền kéo bóc của mối dán bằng keo tự lưu trên cơ sở blend của NBR/PVC và các chất phụ gia
trong hỗn hợp dung môi xyclohexanon/axeton (50/50) với siêu xúc tiến EZ
Hình 3.4. Ảnh hưởng của thời gian để khô tự nhiên tới độ bền kéo trượt của mối dán bằng keo tự lưu trên cơ sở blend của NBR/PVC và các chất phụ gia
trong hỗn hợp dung môi xyclohexanon/axeton (50/50) với siêu xúc tiến EZ
Độ bền kéo bóc [N/cm]Độ bền kéo trượt [MPa]
Thời gian khô [Phút]
Thời gian khô [Phút]
Trương Thị Thùy Giang 34 K37B – Hóa Học Nhận thấy rằng, với hỗn hợp dung môi là xyclohexanon và axeton (50/50) thời gian khô của chất kết dính nhanh hơn đáng kể và cùng với nó là khả năng bám dính của vật liệu cũng tăng lên nhanh hơn. Như vậy, để sử dụng biện pháp kết dính nguội bên cạnh việc chọn dung môi phù hợp, cần phải lựa chọn chất đóng rắn nguội thích hợp cho hệ chất kết dính này.