Như kết quả khảo sát ở các các mục trên cho thấy, hệ chất kết dính trên cơ sở blend của NBR/PVC nếu sử dụng dung môi xyclohexanon sẽ rất lâu khô vật lý (chậm hóa rắn) trong điều kiện nhiệt độ môi trường. Chính vì vậy, việc sử dụng hỗn hợp dung môi sẽ đẩy nhanh được quá trình hóa rắn do bay hơi dung môi. Tuy nhiên, với điều kiện nhiệt độ môi trường hiện tại (nhiệt độ khoảng 20oC) thì cho tới 10 giờ, vật liệu đã bám dính, song lực kéo bóc, kéo
Trương Thị Thùy Giang 35 K37B – Hóa Học trượt còn rất thấp (so với mối dán được gia nhiệt ở 100 C, áp suất 2kg/cm ).
Do vậy, cần khảo sát thời gian sau bao lâu mối dán mới hóa rắn cả về mặt hóa học. Kết quả khảo sát khả năng bám dính (theo độ bền kéo bóc và kéo trượt của mối dán được thể hiện trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời gian tự lưu tới khả năng kết dính của chất kết dính trên cơ sở blend của NBR/PVC (50/50) và các phụ gia trong hỗn hợp dung môi xyclohexanon/axeton (50/50) với siêu xúc tiến EZ
TT Thời tự lưu [giờ]
Độ bền kéo bóc [N/cm]
Độ bền kéo
trượt [MPa] Ghi chú
1 1 0,23 0,59 Bám dính yếu
2 10 1,78 2,97 Bám dính
3 24 2,25 3,15
4 48 4,35 6,62
5 72 6,06 9,99
6 96 7,92 11,52
7 120 9,16 12,15
Trương Thị Thùy Giang 36 K37B – Hóa Học Hình 3.5. Ảnh hưởng của thời gian tự lưu tới độ bền kéo bóc của mối dán bằng keo tự lưu trên cơ sở blend của NBR/PVC (50/50) và các phụ gia trong
hỗn hợp dung môi xyclohexanon/axeton (50/50) với siêu xúc tiến EZ
Hình 3.6. Ảnh hưởng của thời gian tự lưu tới độ bền kéo trượt của mối dán bằng keo tự lưu trên cơ sở blend của NBR/PVC (50/50) và các phụ gia trong
hỗn hợp dung môi xyclohexanon/axeton (50/50) với siêu xúc tiến EZ
Độ bền kéo bóc [N/cm]Độ bền kéo trượt [N/cm]
Thời gian tự lưu [giờ]
Thời gian tự lưu [giờ]
Trương Thị Thùy Giang 37 K37B – Hóa Học Nhận thấy rằng, với thời gian tự lưu tăng lên, độ bền kéo bóc và độ bền kéo trượt của mối dán tăng lên. Tuy nhiên, sau 5 ngày, độ bền của mối dán còn thấp hơn nhiều so với giá trị đạt được của nó. Điều này có thể giải thích do nhiệt độ môi trường thấp, tốc độ phản ứng lưu hóa chậm, làm cho các liên kết hóa học trong vật liệu chưa hoàn chỉnh. Như vậy, theo thời gian, mối dán sẽ còn trở nên vững chắc hơn.
3.4. Cấu trúc hình thái bề mặt kéo bóc của chất kết dính tự lưu trên cơ sở blend của NBR/PVC và các phụ gia
Cấu trúc hình thái bề mặt kéo bóc của chất kết dính tự lưu trên cơ sở blend NBR/PVC với nanosilica, than đen và các phụ gia khác được nghiên cứu bằng phương pháp hiển vi điện tử quét trường phát xạ (FESEM). Dưới đây là ảnh chụp FESEM bề mặt kéo bóc của mối dán bằng keo tự lưu trên cơ sở NBR/PVC và các phụ gia.
Hình 3.7. Ảnh FESEM bề mặt kéo bóc của mối dán bằng chất kết dính tự lưu trên cơ sở NBR/PVC và các phụ gia trên vật liệu vải mành polyeste
Trương Thị Thùy Giang 38 K37B – Hóa Học Nhận thấy rằng, các hạt chất độn than đen, nanosilica phân tán khá đều đặn (thậm chí có những hạt kích cỡ dưới 100nm) trên nền vật liệu polyme blend từ NBR/PVC. Điều đó chứng tỏ rằng, bằng phương pháp trộn kín rồi hòa tan trong dung môi đã chế tạo được hệ keo dán tự lưu trên cơ sở blend của NBR/PVC có cấu trúc khá đều đặn. Có thể chính vì vậy mà mối dán bằng chất kết dính này trên vải mành polyeste có độ bền kéo bóc và kéo trượt khá cao.
3.5. Độ bền môi trường của chất kết dính, bảo vệ trên cơ sở blend của NBR/PVC và các phụ gia có khả năng tự lưu
Độ bền môi trường của chất kết dính được đánh giá phỏng theo tiêu chuẩn TCVN: 2229-77. Các mẫu thí nghiệm đo độ bền kéo bóc và bền kéo trượt được chế tạo, đo độ bền kéo bóc và kéo trượt trước và sau khi cho thử nghiệm gia tốc trong không khí và trong nước muối 10% ở 70oC trong thời gian 72 giờ. Kết quả đo hệ số già hóa thể hiện trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Hệ số già hóa của vật liệu kết dính tự lưu trên cơ sở blend của NBR/PVC và các phụ gia khác
Chỉ số đo
Dung môi sử dụng
Trong không khí Trong nước muối Theo kéo
bóc
Theo kéo trượt
Theo kéo bóc
Theo kéo trượt Hệ
số già hóa
Xyclohexanon 0,92 0,93 0,88 0,89
Hỗn hợp dung môi
0,91 0,93 0,89 0,90
Nhận thấy rằng, vật liệu kết dính tự lưu trên cơ sở NBR có độ bền môi trường khá cao (kể cả trong môi trường không khí và nước muối 10%). Song
Trương Thị Thùy Giang 39 K37B – Hóa Học cũng như các hệ kết dính từ blend NBR/PVC khác, độ bền trong môi trường không khí cao hơn so với trong nước muối 10%.
Như vậy, chất kết dính tự lưu trên cơ sở NBR/PVC (50/50) và các phụ gia trong dung môi xyclohexanon cũng như hỗn hợp dung môi xyclohexanon/axeton (50/50) có khả năng kết dính khá tốt trên vải mành polyeste, có độ bền môi trường cao.