LUÔN LUÔN LÀ MỘT CUỘC TRÌNH DIỄN

Một phần của tài liệu Cuộc chiến sự nghiệp – David F. D’Alessandro (Trang 234 - 273)

Các câu chuyện kể đều có bản chất chung là luôn tận dụng những sự kiện kịch tính và lờ đi các sự kiện không mang tính kịch. Và hoàn toàn đúng khi nói rằng phần lớn các câu chuyện trong cuốn sách này - cho đến giờ phút này - chỉ bàn đến Các Sự Kiện Lớn- những giây phút thành công, những thảm kịch, hoặc những ngu ngốc nực cười có tính quyết định trong sự nghiệp.

Nhưng tôi không muốn bạn hiểu lầm. Danh tiếng không phải lúc nào cũng được tạo ra bằng Các Sự Kiện Lớn. Danh tiếng cũng có thể bị huỷ hoại

bằngMột Sự Kiện Lớn. Một vụ bê bối có thể hại bạn.

Nhưng danh tiếng lại hiếm khi đạt được chỉ bằng duy nhất một bước đi tích cực.

Chắc chắn là bằng một bài thuyết trình hấp dẫn, bạn sẽ kiếm được một khách hàng quan trọngvà khiến sếp nhận ra năng lực của bạn. Nhờ đó bạn có thể

Cuộc chiến sự nghiệp | David F. DAlessandro

235 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

được thăng chức. Nhưng sau một tuần được thăng chức, thái độ cơ bản của hầu hết các vị sếp sẽ là: “Gần đây, anh đã kiếm được những gì cho tôi?”

Nhìn chung, Một Sự Kiện Lớn duy nhất không làm nên con người bạn. Chính những chuẩn mực bạn xây đắp hàng ngày bằng từng viên gạch một, trong một thời gian vô hạn định, mới làm nên con người bạn.

Thương hiệu của bạn được hình thành qua cách bạn hành xử trong công việc thường ngày-bạn giao thiệp với mọi người ra sao, bạn đưa ra những quyết định như thế nào, thói quen làm việc của bạn là gì, bạn có năng khiếu gì trong công việc, yếu điểm của bạn là gì.

Không cần xét đến thể loại công việc hay cảm giác tẻ nhạt và tầm thường của công việc, điều quan trọng là con người mà bạn đang thể hiện và ấn tượng mà bạn đang tạo ra.

Ðáng tiếc làchả mấy người chú tâm tới cách khai thác mỏ quặng đời thường này. Họ thật sai lầm khi nghĩ rằng điều quan trọng duy nhất là tìm thêm

Cuộc chiến sự nghiệp | David F. DAlessandro

236 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

được khách hàng chứ không phải là cư xử hoà nhã với thư ký của sếp vào buổi sáng.

Ðiều này giải thích tại sao luôn có sự khác biệt rõ rệt giữa danh tiếng mà một người đang cố tạo ra với thứ danh tiếng thực sự họ để lại trong tâm trí mọi người.

Chúng ta thường suy nghĩ rằng đồng nghiệp và các sếp chỉ nhìn nhận và đánh giá ta trong Ngày Tranh tài, còn ngày bình thường thì không ai để ý. Trong khi đó,lúc nào ta cũng bộc lộ con người mình trong ánh mắt mọi người. Bảng chấm công lúc nào cũng để mở và chúng ta có thể sơ suất phạm phải một sai lầm đáng tiếc không thể chuộc lại được, dù là bằng

những hành động lập công phi thường trong Ngày Tranh tài.

Tôi học được bài học khắc nghiệt này khi còn là một nhà quản lý trẻ. Cách đây 15 năm, tôi tổ chức một cuộc bỏ phiếu kín với mục đích tìm hiểu xem mọi người đánh giá về tôi ra sao.

Và tôi đã sững sờ khi kiểm tra kết quả. Trong cương vị một ông sếp, tôi tự xét thấy bản thân mình khắt

Cuộc chiến sự nghiệp | David F. DAlessandro

237 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

khe nhưng công bằng, chuyên quyền nhưng biết thông cảm. Và kết quả cho thấy, thái độ hành xử hàng ngày của tôi đã tạo ra một ấn tượng rất khác.

Mọi người nói rằng tôi không chịu khó lắng nghe người khác, lúc nào cũng cho là mình đúng,rằng tôi chẳng thèm để ý đến ý kiến của bất kỳ ai khác ngoài ý kiến của mình.

Ngay cả bây giờ, tôi vẫn không cho rằng được nhiều người yêu mến là điều quan trọng.Nhưng tôi nghĩ công bằng và cởi mở là yếu tố sống còn, vì thực ra bạn không thể điều hành thành công một công việc mà không gặp phải những ý kiến bất đồng nhưng sắc sảo. Và cuối cùng, tôi không muốn những người làm việc cho tôi lại nghĩ rằng tôi không chịu khó lắng nghe ý kiến của họ. Từ đó trở đi, tôi luôn cố gắng điều chỉnh những hành xử hàng ngày cho phù hợp với những chuẩn mực tôi cho là quan trọng và có lợi cho việc tạo dựng một thương hiệu mà tôi muốn có.

Chắc chắn bây giờ, tôi chưa phải là con người hoàn hảo, nhưng tôi đã trở thành một người quản lý đúng với mẫu hình mà tôi mong đợi.

Cuộc chiến sự nghiệp | David F. DAlessandro

238 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Và tôi sẽ chẳng bao giờ trở thành một ông tổng giám đốc nếu tôi không chịu thay đổi. Sự thật là cách bạn kiểm soát bản thân càng đóng vai trò quan trọng hơn khi bạn càng leo cao hơn trong sự nghiệp. Kim tự

tháp của con đường thăng tiến quá chật hẹp, càng lên cao càng ít ghế ngồi và vì thế, việc cạnh tranh để có một vị trí ngày càng trở nên khốc liệt. Những điều tưởng chừng bé nhỏ lại trở thành quan trọng vì sếp của bạn sẽ tìm kiếm nét nổi trội khác biệt giữa bạn và các đồng nghiệp có chỉ số thông minh hay tài năng tương đương với bạn.

Ðây là tính chất chung của bất cứ một cuộc cạnh

tranh tầm cao nào. Ví dụ, khi một diễn viên điện ảnh ganh đua với hàng trăm diễn viên khác để giành một vai diễn, anh ta phải đạt được một số tiêu chuẩn nhất định mà vai diễn đòi hỏi. Vấn đề là như vậy. Và

những đặc điểm nhỏ sẽ làm cho diễn viên đó nổi bật hơn các đồng nghiệp khác. Nhà sản xuất phim nói:

“Anh biết đấy, điểm tôi rất quan tâm là dáng đi của một người khi họ bước vào phòng”. Và yếu tố này sẽ quyết định ai là người giành được vai diễn.

Cuộc chiến sự nghiệp | David F. DAlessandro

239 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Trong kinh doanh, dáng đi của bạn không hẳn là yếu tố quyết định, nhưng tính tao nhã bạn thể hiện trong những khoảnh khắc mà bạn coi là không quan trọng sẽ có thể đóng vai trò quyết định.

Sự thật là chẳng có khoảnh khắc nào là không quan trọng. Tất cả những gì bạn làm đều ảnh hưởng xấu hoặc tốt tới thương hiệu của bạn, do đó khôn ngoan nhất là hãy luôn để tâm đến mọi ấn tượng bạn tạo ra hằng ngày.

Để cân bằng với các Sự Kiện Lớn nhắc đến trong cuốn sách này, chúng ta hãy bàn về các tình huống khó xử trong những hành động nhỏ nhặt rất đời thường.

Bây giờ là 6:30 sáng: Bạn biết cần phải mặc chiếc váy nào không?

Bạn dậy lúc 6 giờ sáng một ngày thứ Ba. Bạn có vô số ngày thứ Ba trong cuộc đời làm việc của mình, chẳng có gì là quan trọng. Bạn tắm và nghĩ tới lịch làm việc trong ngày.

Cuộc chiến sự nghiệp | David F. DAlessandro

240 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Bạn sẽ gặp một khách hàng? Bạn sẽ gặp sếp? Sẽ có một buổi thuyết trình? Sẽ ra sân bay? Sẽ đi ăn trưa ở ngoài?

Những câu hỏi này đẻ ra vô số chọn lựa về cách ăn mặc. Bạn trông sẽ nghiêm túc hơnhay sẽ bị đánh giá là một con người cứng nhắc nếu mặc một bộ vest?

Nếu bạn là một phụ nữ cao 1m78 và phải gặp một người đàn ông cao 1m68 thì bạn sẽ đi giầy cao gót hay giầy bằng? Bạn không muốn làm cho anh ta cảm thấy thấp bé trước bạn- hay là bạn cố tình muốn thế?

Dùng loại nước hoa nào? Nhiều hay ít? Có hàng tá sự lựa chọn quần áo nảy sinh vào các buổi sáng khi bạn quyết định mặc đồ.Nếu bạn không biết cách xử lý vấn đề này một cách có ý thức và chiến lược thì bạn chẳng khác gì một kẻ ngốc.

Ðiều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng trong thực tế thì lại hơi khác vì có rất nhiều người ăn mặc rất dở.

Ví dụ, một lần, tôi tham dự buổi thuyết trình của một phụ nữ nổi tiếng.Bà ta đã từng tham dự cuộc thi Hoa hậu nước Mỹ. Đặc điểm này có thể là một lợi thế lớn

Cuộc chiến sự nghiệp | David F. DAlessandro

241 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

trong một số hoàn cảnh nhất định, nhưng không có ích mấy khi bạn trình bày các vấn đề kinh doanh. Tuy nhiên, bà ta đã chọn đặc điểm này để khuếch trương.

Thực tế là bây giờ bà ta đã tăng thêm 20kg so với lúc tham dự cuộc thi hoa hậu, nhưng điều này chẳng ngăn được bà ta ăn mặc như mới chỉ 22 tuổi và đi lại như đang bước ra sân khấu. Cách chưng diện quần áo và điệu bộ cho thấy bà ta rất vênh váo: tay chống vào hông, xoay người, nhún vai; một sự lệch lạc đến mức khôi hài.

Tất cả những phụ nữ khác có mặt trong phòng ngay lập tức ghét bà ta. Ðàn ông thì thích thú xem màn trình diễn nhưng chẳng ai thực sự quan tâm. Bài

phát biểu của bà ta thực ra cũng có một vài điểm hay, nhưng bà ta đã làm cho mọi người không còn muốn nghe nữa.

Bạn hãy thật khôn ngoan khi đặt tay vào tủ quần áo- phải ý thức trước được cách ăn mặc của mình trong ngày.

Cuộc chiến sự nghiệp | David F. DAlessandro

242 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

7:45 sáng: Một ông bạn thân thiện và những điều bực bội

Bạn vừa đến sân ga và buổi trình diễn thực sự bắt đầu. Trong phòng đợi, bạn tình cờ gặp một luật sư.

Người này bạn ít gặp nhưng hãng của anh ta đôi khi có giao dịch với công ty của bạn. Anh ta níu kéo bạn bằng những câu chuyện phiếm thân tình, để rồi cuối cùng bạn chẳng kịp mua một tách café trước khi tàu tới.

Bạn thực sự không muốn tiếp tục câu chuyện, nhưng anh ta lại đang ngồi cạnh bạn trên tàu. Trong 20 phút kế tiếp, anh ta hỏi bạn đủ thứ chuyện về những việc xảy ra trong công ty bạn, về công việc của bạn, về con cái bạn. Anh ta khéo léo pha trộn các câu hỏi đời tư với các câu hỏi về công việc của bạn.

Nói cách khác, anh ta không chịu cho bạn có một chút yên tĩnh mà đọc báo. Bạn không có nhiều sự chọn lựa trong tình huống này. Bạn có nên biểu lộ thái độ khó chịu không?

Cuộc chiến sự nghiệp | David F. DAlessandro

243 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Có lẽ bạn sẽ làm như vậy. Nhưng gã nàylại biết rõ công ty của bạn, biết bạn đang làm công việc gì. Bạn sẽ tạo ra một ấn tượng đối với hắn và hắn sẽ về kể lại với cái tổ của hắn. Cuối cùng, rất có thể công ty hắn sẽ nói cho nhân viên trong công ty bạn biết những lời nhận xét đó.

Nếu hành động theo một cách khác, bạn có nên quá cởi mở vì tình bạn không? Bạn biết đấy, một thành viên trong công ty của hắn đang thực hiện một hợp đồng với công ty bạn và hắn đang săn những thông tin có lợi cho công ty của mình. Bạn cần phải cẩn

thận khi đả động tới những vấn đề bí mật mà công ty của bạn không muốn để lộ ra ngoài.

Trong khi đó, bạn lại để quên ví ở nhà.Người soát vé đến gần kiểm tra vé tháng của bạn. Vẫn người soát vé cũ, bạn đã gặp ông ta hàng ngàn lần. Bạn có thể nhã nhặn nói: “Tôi xin lỗi, tôi để quên ví ở nhà. Ngày mai tôi sẽ đem vé và ông có thể bấm hai lỗ”.

Hoặc rất có thể bạn bực mình vì sơ suất của mình -

“Ông yên tâm đi, tôi là người tử tế” - bạn càu

Cuộc chiến sự nghiệp | David F. DAlessandro

244 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

nhàu.“Ông gặp tôi trên con tàu này hàng ngày còn gì.

Ông đi soát vé người khác đi”.

Cách bạn xử sự với người soát vé đang thực hiện bổn phận của mình sẽ tạo ra ấn tượng sâu sắc đối với anh bạn luật sư hơn tất cả những lời nói và hành động khác của bạn.

Bây giờ chưa đến 8 giờ mà bạn đã phải để ý đến cách ăn mặc, cách xin lỗi người bán vé; bạnphải giữ gìn thương hiệu, đồng thời lại phải tỏ ra vui vẻ và thiện chí.

Mỏ quặng dành cho “Cuộc chiến Sự nghiệp” đã bắt đầu bị khai thác. Ngay trước khi đặt chân tới nơi làm việc, bạn đã phải thiết lập thương hiệu cho mình.

8:45 sáng: thưởng thức một tách café trong vương quốc của ta

Khi vào trụ sở, bạn nói “Xin chào” với người gác cổng và nhân viên lễ tân -hay là bạn sẽ không nói gì cả?

Ðây là chi tiết nhỏ, nhưng cần phải nhắc lại một lần nữa, những chi tiết nhỏ có thể gây ra tác động lớn tới

Cuộc chiến sự nghiệp | David F. DAlessandro

245 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

những người có quyền lực. Vào ngày làm việc đầu tiên của tôi tại John Hancock, sếp của tôi nói với tôi:

“Tôi đã gặp rất nhiều người dự tuyển vào công việc của anh. Anh được chọn vì anh xứng đáng hơn. Để tôi nói cho anh biết. Thư ký của tôi nói với tôi là trong số tất cả những người đã từng đặt chân đến đây, anh là người tử tế nhất”.

Ðiều gì sẽ xảy ra nếu tôi lỗ mãng với cô thư ký? Chắc chắn là tôi sẽ chẳng bao giờ kiếm được việc.

Trong phần lớn các công ty, bạn không thể được

thăng chức trừ khi bạn có khả năng quản lý nhân sự.

Đối với những sếp lớn thìđánh giá của nhân viên lễ tân về bạn có thể được coi là bằng chứng xác thực để đánh giá năng lực quản lý của bạn.

Rồi những câu hỏi quan trọng hơn lại tiếp tục nảy sinh. Bạn có cuộc họp với nhân viên vào lúc 9 giờ

sáng và vì vậy, bạn không thể bỏ ra ngoài; nhưng bạn vẫn chưa uống một tách café nào. Làm cách nào để lấy một tách café đây?

Cuộc chiến sự nghiệp | David F. DAlessandro

246 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Chắc chắn, bạn sẽ yêu cầu người trợ lý đi lấy café cho bạn. Xin nhắc lại một lần nữa, cách bạn yêu cầu

người trợ lý sẽ tạo ra một ấn tượng nhất định đối với họ. Bạn có làm cho họ cảm thấy họ chỉ là một nhân viên quèn không? Hay là bạn sẽ nói một câu hết sức lịch thiệp: “Ngày mai tôi sẽ đi lấy café cho cả hai ta”.

9:00 sáng: cuộc họp nhân viên và những điều phiền toái khác

Bạn bước vào cuộc họp hàng tuần do sếp chủ trì.

Thông thường những cuộc họp kiểu này cực kỳ chán và bạn ngồi mơ tưởng đến một mặt nạ dưỡng khí sẽ rơi từ trên trần nhà xuống. Bạn đang chịu trách

nhiệm về một vấn đề mà bạn nghĩ là rất quan trọng cho công ty-vấn đề phát triển sản phẩm. Sếp lớn của bạn đã đi kiểm tra các cửa hàng, vì vậy bắzt buộc bạn phải có sẵn một bản báo cáo rõ ràng đặt trước mặt về sản lượng bánh quy ra lò trong tuần.

Bạn hết sức sai lầm khi để cảm giác tẻ nhạt đưa bạn vào trạng thái lơ đễnh. Xét cho cùng, các cuộc họp là những sàn diễn để bạn gây dựng thương hiệu -hoặc

Cuộc chiến sự nghiệp | David F. DAlessandro

247 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

là bộc lộ bản chất kém cỏi nhất trước mặt một nhóm khán giả cuồng nhiệt. Bất cứ khi nào ngồi trong một cuộc họp, tôi đều thích trở thành nhân vật Ray

Walson trong bộ phim Người Sao Hoả Yêu Thích Của Tôi (My Favourite Martian): Anten phải hướng thẳng lên.

Cuộc họp nhân viên có thể rất nguy hiểm. Thực tế là bạn sẽ phải đối đầu với những người đang ganh đua với bạn về địa vị và thăng tiến trước sự chứng kiến của những người có quyền quyết định xem bạn được trả lương bao nhiêu, địa vị của bạn như thế nào - bạn sẽ được thăng chức, bị giáng cấp hay bị thôi việc.

Không cần bàn đến việc đồng nghiệp của bạn là những người rất lịch sự và hay giúp đỡngười khác, bản chất thực của môi trường này là sự thanh toán lẫn nhau.

Bạn sẽ trả lời ra sao khi sếp hướng về phía bạn và nói: “Công việc trong Ban của anh tiến triển thế nào?”.

Cuộc chiến sự nghiệp | David F. DAlessandro

248 | h t t p : / / w w w . t a i s a c h h a y . c o m

Bạn có ham muốn giành được ánh sáng vinh quang chói lọi hơn những người khác không? Bạn có cho rằng đây là thời điểm cần tranh luận để được sếp

ban cho một điều gì đó, một định hướng mới cho Ban của bạn chẳng hạn?

Bất kỳ sự chọn lựa nào trong hai chọn lựa này đều ngớ ngẩn. Cả hai sự chọn lựa này đều mâu thuẫn với tính chất căn bản của cuộc họp nhân viên.

Có 3 loại cuộc họp căn bản. Bạn cần phải nắm bắt được động cơ chính của từng loại: cuộc họp nhân viên, cuộc họp xúc tiến, cuộc họp tranh luận công khai (là cuộc họp trong đó bạn tranh luận về các chủ đề như nguồn nguyên liệu, tiền, hay phê chuẩn một kế hoạch).

Cuộc họp nhân viên là cuộc họp truyền thống với mục đích duy nhất: để cho sếp nắm bắt được tình hình đang diễn ra. Dĩ nhiên, sếp sẽ viện cớ rằng tất cả mọi người đều muốn biết tình hình đang diễn ra,

nhưng đấy không phải là mục đích chính của cuộc

Một phần của tài liệu Cuộc chiến sự nghiệp – David F. D’Alessandro (Trang 234 - 273)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(394 trang)