Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh Thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz) hại cây Cam Sành vụ xuân hè 2005 tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang (Trang 35 - 74)

4.1 Kết quả nghiên cứu bệnh hại ngoài đồng ruộng

4.1.1 Thành phần bệnh hại cây cam Sành tại Bắc Quang- Hà Giang

Huyện Bắc Quang–Hà Giang là một vùng trồng cây có múi khá lớn, trong đó cây cam Sành chiếm đa số so với các giống cây có múi khác. Nhằm góp phần vào việc phòng trừ bệnh hại cây cam Sành ở đây, chúng tôi tiến hành

điều tra, theo dõi thành phần bệnh hại cây cam Sành tại huyện Bắc Quang–Hà Giang và vùng phụ cận, kết quả thu đ−ợc chúng tôi trình bày ở bảng 4.1.

Từ bảng 4.1, chúng tôi nhận thấy thành phần bệnh hại trên cây cam Sành tại Bắc Quang- Hà Giang có 11 bệnh hại. Trong đó có 8 bệnh do nấm, 2 bệnh do vi khuẩn, và 1 bệnh ch−a xác định rõ nguyên nhân. Các loại bệnh hại nặng có ý nghĩa kinh tế là bệnh Greening gây hại toàn cây, tiếp đó là bệnh Thán th− gây hại trên lá và quả có mức đô lây lan nhanh, bệnh S−ng phồng thân gây chết cây ch−a rõ nguyên nhân. Ngoài ra bệnh Loét, bệnh Sẹo xuất hiện ở mức độ khá phổ biến, đặc biệt vào những tháng đầu mùa m−a.

Trườngðại hc Nông nghip Hà Ni Lun văn thc s khoa hc Nông nghip 26

Bảng 4.1. Thành phần bệnh hại trên cây cam Sành Bắc Quang-Hà Giang Chú thích : ch−a rõ nguyên nhân : * Ghi chú : + bệnh rất ít (< 10% số cây bị bệnh) ++ Bệnh ít (Từ10%–25% số cây bị bệnh) +++ Bệnh nhiều (Từ >25–50% số cây bị bệnh) ++++ Bệnh rất nhiều (>50% số cây bị bệnh)

TTTên Việt NamTên khoa họcBộ phận bị hạiMức độ hại 1 Bệnh vàng lá gân xanh(Greening) Liberobacter asiaticumToàn cây ++++ 2 Bệnh Tristeza Closterovirus CTVToàn cây +++ 3 Bệnh thán th−Colletotrichum gloeosporioidesPenz *Lá, cành,+++ 4 Bệnh khô cànhDiaporthe citri(Fawe) WolfThân cành++ 5 Bệnh loétXanthomonas citri(Hasse) DowsonLá, cành,++ 6 Bệnh sẹo Elsinoe fawcetti JenkLá,++ 7 Bệnh chẩy gômPhytophthora spp.Cành và thân cây+ 8 Bệnh muôi đen Capnodiumsp.Lá, quả+ 9 Bệnh phấn trắng Oidiumsp.Lá, thân cành+ 10Bệnh Đốm dầuMycosphaerella citri Whiteside Lá + 11Bệnh s−ng phồng thân * Cành +

ảnh 1: Bệnh Greening gây hại trêncây cam Sành tại Bắc quang - Hà giang

ảnh 2: Bệnh Thán th− gây hại trên cây cam Sành tại Bắc quang - Hà giang

ảnh 3: Bệnh loét (Xanthomonas citri (Hasse)Dowson) hại trên lá cam Sành

ảnh 4: Bệnh khô cành hại cam Sành

ảnh 5: Bệnh muội đen hại cam Sành

4.1.2. Mô tả đặc điểm triệu chứng một số bệnh hại trên cây cam Sành Bệnh vàng lá Greening ( Liberobacter asiaticum)

Bệnh hại chủ yếu trên lá cây cam Sành chiết . Đầu tiên bệnh xuất hiện cục bộ trên tán cây theo từng cành. Lá bệnh th−ờng có hiện t−ợng biến vàng ở phần thịt lá, gân lá vẫn còn màu xanh. Lá non ra sau rất nhỏ và bị biến vàng nh− hiện t−ợng thiếu vi l−ợng( thiếu kẽm). Cây bị bệnh nặng th−ờng còi cọc, lá có hiện t−ợng s−ng nứt gân lá, sờ thấy ráp, lá vàng nhanh rụng. Bệnh Greening ảnh h−ởng lớn tới năng suất, phẩm chất của cây cam Sành, làm quả

nhỏ, bị biến dạng, khô héo.(Hình 1)

Bệnh thán th− ( Colletotrichum gloeosporioides Penz)

Trong quá trình điều tra tại, Chúng tôi thấy bệnh thán th− xuất hiện vào cuối tháng ba đến tháng bẩy, bệnh phát triển và gây hại mạnh làm cây cam Sành sinh trưởng phát triển kém. Hầu hết các vườn trồng cam Sành đều

có sự xuất hiện của bệnh, bệnh hại chủ yếu trên lá, nhất là lá bánh tẻ. Ban đầu xuất hiện các đốm chết hoại rất nhỏ trên bề mặt lá, sau đó lan rộng thành những vết riêng biệt, gặp điều kiện thời tiết ẩm −ớt chúng liên kết lại thành các vết bệnh lớn, hình dạng không đồng đều, vết bệnh có màu nâu sáng, viền ngoài màu nâu đậm, xung quanh mầu xanh sáng. Khi thời tiết khô hạn vết bệnh thủng rách để lại những vết rạn, làm giảm khả năng quang hợp của cây.

ở trên quả, vết bệnh có màu nâu nhạt, nấm xâm nhập vào vỏ quả rồi lan lên cuống quả, gây rụng quả.( Hình 2 )

Bệnh loét (Xanthomonas citri (Hasse) Dowson)

Khi điều tra thành phần bệnh hại trên cây cam Sành, chúng tôi thấy bệnh loét vi khuẩn xuất hiện nhiều vào những thời gian m−a nhiều, độ ẩm không khí cao. Bệnh gây hại trên cành non, trên lá và quả.Vi khuẩn xâm nhập vào các lá qua các lỗ khí hoặc vết th−ơng sây sát ở mặt lá. Đầu tiênvết bệnh chỉ là những vết sần nhỏ 1-3mmm, sau đó chuyển màu nâu vàng ở mặt dưới lá, sau phát triển thành những mụn lở loét cả trên và d−ới mặt lá, vết bệnh màu vàng đến màu nâu sần sùi, xung quanh vết bệnh có quầng màu vàng nhạt.Lá

bị bệnh nặng úa vàng nhanh và rụng sớm.( Hình 3 ) Bệnh khô cành hại cam Sành

Bệnh khô cành hại hầu hết các v−ờn trồng cam Sành, các cành bị chết khô từ từ và lây lan sang toàn bộ tán, sau khi các cành bị khô ở phần d−ới gốc các cành đó có thể phát sinh các cành mới, nhưng sinh trưởng yếu, thường tái nhiễm bệnh và chết. Hiện t−ợng khô cành diễn biến chậm nh−ng cũng làm cho cây cam Sành sinh tr−ởng, phát triển kém, suy tàn và giảm năng suất quả rõ rệt.( Hình 4 )

Bệnh muội đen ( Capnodium sp )

Tại điểm điều tra chúng tôi cũng nhận thấy bệnh muội đen hại trên cây cam Sành. Vết bệnh th−ờng ở trên mặt lá, màu đen hình tròn hoặc bầu dục. Lúc đầu các vết bệnh thường tách biệt nằm rải rác trên mặt lá, sau đó vết

bệnh phát triển hợp lại thành từng đám, bệnh làm giảm diện tích quang hợp và

ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.( Hình 5) Bệnh sẹo ( Elsinoe fawcetti Jenk )

Trong vụ xuân hè 2004, chúng tôi thấy bệnh sẹo chỉ xuất hiện gây hại ở mức độ nhẹ. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, ở quả hầu nh− ít gặp. Đầu tiên bệnh xuất hiện trên lá non, vết bệnh ban đầu chỉ là một điểm nhỏ, lồi dần lên theo thời gian nh− hình chóp, mặt d−ới lõm vào, giống nh− mụn ghẻ nh−ng hình thù không đều đặn, bệnh nặng làm phiến lá bị biến dạng, phiến lá phồng rộp lên, lá xù xì, dễ rụng.

Bệnh phấn trắng ( Oidium sp )

Trong quá trình điều tra, chúng tôi quan sát thấy có sự xuất hiện của bệnh phấn trắng hại . Bệnh phấn trắng th−ờng xuất hiện gây hại trên lá non và

đọt non, tạo thành lớp mốc trắng bao phủ bề mặt lá, có khi gây hại cả trên lá

bánh tẻ và lá già.. Những đọt non mới ra khi bị bệnh thường khô héo và chết nhanh, nấm bệnh gây hiện t−ợng rụng hoa, rụng quả hàng loạt.

Bệnh chẩy gôm ( Phytophthora spp )

Bệnh chẩy gôm gây hại chủ yếu ở phần thân d−ới gần gốc cây, thân cành và rễ cây cam Sành. Bệnh hại nặng gây ra hiện t−ợng thối vùng cổ rễ và thối rễ làm cho cây cam úa vàng và có thể chết cây. Hiện t−ợng chẩy gôm cũng xuất hiện trên các cành cấp một, cấp hai làm cho lá úa vàng, cành héo chết khô. Bệnh Chảy gôm luôn có mặt ở các v−ờn cam và có thể gây hại quanh n¨m.

Bệnh s−ng phồng thân

Bệnh gây hại chủ yếu ở phần thân cành tạo ra các nốt s−ng phồng lồi lõm. Bệnh xuất hiện trên các cành cấp một, cấp hai làm cho lá úa vàng, cành héo chết khô, bệnh nặng làm cho cây cam úa vàng và có thể chết cây gần giống bệnh Tristeza. Bệnh S−ng phồng thân hay có mặt ở các v−ờn cam Sành chiết và có thể gây hại quanh năm.

4.1.3 Những kết qủa nghiên cứu ngoài đồng về bệnh thán th−

(Colletotrichum gloeosporioides) trên cây cam Sành

Trong khoảng thời gian từ tháng 1/2005 đến 7/2005, chúng tôi đ2 tìm hiểu về mức độ tác hại và tình hình, diễn biến của bệnh Thán th− ở một số cơ

sở trồng cây có múi thuộc tỉnh Hà Giang, đồng thời tiến hành nghiên cứu một số yếu tố ảnh h−ởng liên quan tới sự phát triển của bệnh Thán th−.

4.1.3.1 Thời gian xuất hiện và mức độ gây hại của bệnh Thán th− ở một số địa

điểm trồng cây có múi

Chúng tôi đ2 tiến hành điều tra và xác định đ−ợc thời gian xuất hiện bệnh Thán th− trên cây cam Sành tại Bắc Quang-Hà Giang và vùng phụ cận.

Kết quả trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thời gian xuất hiện của bệnh thán th− và mức độ gây hại của bệnh tại một số cơ sở trồng cây có múi tại Hà Giang, vụ Xuân Hè 2005

Thời gian bệnh xuất hiện TT Địa điểm

®iÒu tra

Loại cây

cã mói T2 T3 T4 T5 T6 T7

TLB (%)

CSB (%)

Cam Sành 28 18,29 8,81

1 Vĩnh Tuy

(Hà Giang) Quýt Đỏ 15 21,13 10,95

Cam Sành 28 25,51 13,59

2 Gia B×nh

(Hà giang) B−ởi chua 15 20,77 10,45

Cam Sành 15 21,47 10,94

3 Vị xuyên

(Hà giang) B−ởi chua 15 20,51 10,26

Chú thích : TLB(%) : Tỷ lệ bệnh CSB(%) : Chỉ số bệnh

Qua bảng 4.2 cho thấy bệnh Thán th− xuất hiện trên tất cả các loại cây có múi trồng tại địa phương. Bệnh xuất hiện bắt đầu vào cuối tháng hai và gây hại chủ yếu trên lá. Thời gian phát sinh bệnh trùng với thời kỳ cây cam, quýt ra lộc xuân , do đó cần có các biện pháp phòng trừ bệnh ngay từ đầu để hạn chế tác hại của bệnh Thán th− về sau.

4.1.3.2 Diễn biến của bệnh Thán th− Colletotrichum gloeosporioides trên cây Cam Sành tại Vĩnh Tuy - Bắc Quang- Hà Giang

Nhằm xác định thời điểm phát sinh, đánh giá mức độ và phạm vi gây hại của bệnh, từ đó đ−a ra các biện pháp xử lý kịp thời, có hiệu quả nhất.

Chúng tôi đ2 tiến hành điều tra diễn biến của bệnh thán th− trên cây Cam Sành tại Vĩnh Tuy-Bắc Quang-Hà Giang. Kết quả thu đ−ợc trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Diễn biến của bệnh Thán th− hại cây Cam Sành tại Vĩnh Tuy - Bắc Quang - Hà Giang, vụ Xuân hè 2005

Ngày điều tra Số lá điều tra Số lá bị bệnh TLB (%) CSB(%)

28/2/2005 1216 21 1,73 0,87

15/3/2005 1361 42 3,09 1,63

30/3/2005 1252 45 3,59 1,94

16/4/2005 1378 62 4,45 2,62

2/5/2005 1519 84 5,53 3,06

17/5/2005 1463 107 7,31 4,18

1/6/2005 1537 158 10,28 5,36

18/6/2005 1488 162 10,89 6,17

3/7/2005 1526 179 11,73 6,62

Từ kết quả ở bảng 4.3, chúng tôi thấy rằng bệnh Thán th− xuất hiện vào ngày 28/2/2005. Bệnh tăng dần lên vào các tháng tiếp theo do ảnh h−ởng của thời tiết. Ngày đầu tiên điều tra có TLB là 1,73% và CSB là 0,87%, đến ngày

điều tra cuối cùng (3/7/2005) có TLB là 11,73% và CSB là 6,62. Bệnh tăng dần lên là do vào tháng 4, thời tiết có độ ẩm cao, do m−a phùn. Đây là thời

điểm thích hợp cho cây cam Sành ra lộc xuân, có nhiều lá non, đó là những

điều kiện thuận lợi cho bệnh thán th− phát triển . Đến đầu tháng 7, do có nhiệt

độ cao, m−a to liên tục, cộng với điều kiện cây cam Sành ra lộc hè, cành lá

phát triển, chính vì vậy bệnh thán th− phát sinh phát triển nhanh và gây hại nặng trên v−ờn cam tại Vĩnh tuy – Bắc quang – Hà giang.

0 2 4 6 8 10 12 (%)

28/2/05 15/03/05 30/3/05 1/6/2005 18/06/05 3/7/2005

TLB (%) CSB (%)

Hình 4.1. Mức độ bệnh Thán th− trên cây cam Sành tại Vĩnh Tuy - Bắc Quang - Hà Giang vụ Xuân hè 2005

4.1.3.3 ảnh hưởng của giống và loại cây có múi đến bệnh thán thư

(Colletotrichum gloeosporioides)

Giống là một yếu tố quan trọng ảnh h−ởng khả năng chống chịu bệnh của cây. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi bắt đầu tiến hành theo dõi diễn biến của bệnh thán th− trên một số giống cam quýt đ−ợc trồng chủ yếu tại x2 Vĩnh Tuy- Bắc Quang- Hà Giang nh−: Cam Sành chiết, Cam Sành ghép sạch bệnh, Quýt Đỏ.

Qua bảng 4.4 chúng tôi thấy có sự khác nhau về mức độ nhiễm bệnh thán th− do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra trên các giống cam quýt khác nhau. Nhiễm nặng nhất là giống Quýt Đỏ, đến ngày 2/7/2005 có mức độ nhiễm bệnh là 21,14% và CSB là 9,27%. Mức độ nhiễm bệnh thấp hơn là cam Sành chiết có TLB là 18,95% và CSB là 9,82%. Giống bị bệnh nhẹ nhất là giống cam Sành ghép, đến ngày 2/7/2005 có TLB là 14,47% và CSB là 7,58%. Sở dĩ có mức độ nhiễm bệnh khác nhau trên các giống có thể do đặc

điểm cấu tạo, sinh lý, sinh hoá và gen chống chịu từng giống là khác nhau.

Bảng 4.4. ảnh hưởng của giống và loại cây có múi đến bệnh thán thư

(Colletotrichum gloeosporioides), tại Vĩnh Tuy-Bắc Quang - Hà Giang, vụ xu©n 2005

Cam Sành ghép Cam Sành chiết Quýt Đỏ

Đợt điều

tra TLB(%) CSB(%) TLB(%) CSB(%) TLB(%) CSB(%)

1/4/2005 0.87 0,53 1,06 0,55 1,18 0,78

16/4/2005 1,95 1,08 2,15 1,14 2,65 1,33

2/5/2005 4,76 2,03 4,97 2,38 5,12 2,17

16/5/2005 7,15 3,82 9,21 4,78 9,63 5,84

1/6/2005 9,43 4,99 12,96 6,89 13,79 6,59

17/6/2005 13,12 7,24 16,22 8,14 17,45 9,04 2/7/2005 14,47 7,58 18,95 9,82 21,14 9,27

0 5 10 15 20 25 (%)

Cam Sành ghÐp

Cam Sành chiÕt

Quýt §á

TLB (%) CSB (%)

Ngày theo dõi : 02/07/2005

Hình 4.2. ảnh hưởng của giống và loại cây có múi đến bệnh Thán thư tại xã Vĩnh tuy – Bắc quang – Hà giang, vụ xuân 2005

4.1.3.4 ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh Thán thư (Colletotrichum gloeosporioides) trên cây cam Sành

Mỗi một loại cây trồng đều cần có một mật độ trồng thích hợp để đảm bảo cho cây hấp thụ đ−ợc ánh sáng tối đa giúp cây sinh tr−ởng và phát triển tốt, mặt khác mật độ trồng thích hợp còn làm tăng khả năng chống chịu bệnh của cây. Vì lẽ đó, chúng tôi bắt đầu tiến hành tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ trồng với bệnh thán th− trên giống Cam Sành tại x2 Vĩnh Tuy- Bắc Quang - Hà Giang.

Bảng 4.5. ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thán thư

(Colletotrichum gloeosporioides) trên cây cam Sành tại Vĩnh Tuy-Bắc Quang - Hà Giang, vụ xuân 2005

Công thức1 Công thức 2

Ngày điều

tra TLB (%) CSB (%) TLB(%) CSB(%)

1/4/2005 1,85 0,79 1,51 0,76

16/4/2005 2,45 1,26 3,08 2,04

2/5/2005 4,78 2,06 6,83 2,91

16/5/2005 7,94 4,64 10,48 4,57

1/6/2005 10,27 6,15 15,93 9,26

17/6/2005 14,51 7,56 20,13 12,14

2/7/2005 16,48 7,58 26,47 15,76

Ghi chú: Công thức 1: mật độ (5x5 m) Công thức 2: mật độ (3x3 m)

Qua kết quả bảng 5 trên chúng tôi nhận thấy đến ngày điều tra 2/7/2005 ở công thức 1 có TLB là 16,48% và CSB là 7,58%, còn ở công thức 2 có TLB là 26,47% và CSB là 15,76%. Nh− vậy ở công thức 2 với mật độ trồng dầy do cành lá phát triển rậm rạp dẫn đến trong vườn cây có độ ẩm cao, nguồn bệnh

tích luỹ nhiều và dễ lây lan, thích hợp cho sự phát triển của nấm bệnh thán th−

nên có mức độ thiệt hại lớn hơn. Ng−ợc lại ở công thức 1, có mật độ trồng thưa hơn dẫn đến vườn cam thông thoáng, độ ẩm thấp, bất thuận cho sự phát triển gây hại của nấm bệnh và tăng khả năng chống chịu của cây cam Sành nên mức độ thiệt hại ít hơn.

0 5 10 15 20 25 30

(%)

TLB công thức 1 CSB công thức 1 TLB công thức 2 CSB công thức 2

1/4/2005 2/7/2005 Ngày theo dõi

Hình 4.3. Mức độ bệnh Thán th− trên cây cam Sành ở hai mật độ trồng khác nhau tại xã Vĩnh tuy – Bắc quang – Hà giang vụ xuân hè 2005

4.1.3.5 ảnh hưởng của tuổi cây đến bệnh Thán thư (Colletotrichum gloeosporioides) trên cây cam Sành

Sau một thời gian sinh tr−ởng, phát triển và cho thu hoạch thì cây cam Sành cũng bị suy yếu. Chính vì vậy để tìm hiểu xem tuổi cây có ảnh hưởng

đến khả năng lây nhiễm của nấm gây bệnh Thán th− trên cây cam Sành hay không. Chúng tôi bắt đầu tiến hành theo dõi diễn biến của bệnh ở các độ tuổi

khác nhau trên giống Cam Sành tại Vĩnh Tuy- Bắc Quang-Hà Giang. Kết quả

trình bày ở bảng 4.6

Bảng 4.6. ảnh hưởng của tuổi cây đến diễn biến của bệnh Thán thư

(Colletotrichum gloeosporioides) trên cây Cam Sành tại xã Vĩnh tuy – Bắc quang – Hà giang vụ xuân hè 2005

Tuổi cây 1 năm 2 năm 4 năm 6 năm

Ngày điều tra TLB (%)

CSB (%)

TLB (%)

CSB (%)

TLB (%)

CSB (%)

TLB (%)

CSB (%) 2/4/2005 1,05 0,64 1,89 0,81 2,61 1,13 3,77 1,86 16/4/2005 1,98 0,86 2,54 1,29 4,16 2,15 4,89 1,98 2/5/2005 4,97 2,37 5,19 2,78 6,83 2,92 7,95 4,66 16/5/2005 6,09 3,45 6,84 2,93 9,36 4,19 10,48 4,57 1/6/2005 8,27 4,17 9,57 5,27 12,86 6,04 14,51 7,56 17/6/2005 13,11 7,25 13,79 6,58 17,45 9,03 20,64 9,15 2/7/2005 16,48 7,58 18,95 9,83 21,93 12,81 25,65 14,74

Qua số liệu bảng 6, chúng tôi nhận thấy mức độ bệnh Thán th− trên giống cam Sành khác nhau ở mức độ tuổi. Đến ngày 2/7/2005, ở cây tuổi 6 có mức độ nhiễm bệnh nặng nhất với TLB là 25,65% và CSB 14,74%. Cây cam Sành 1 năm tuổi có mức độ nhiễm bệnh nhẹ nhất với TLB là 16,48% và CSB là 7,58%. Nh− vậy bệnh thán th− gây hại nhẹ ở cây ít năm tuổi và hại nặng hơn trên các cây cam Sành trồng lâu năm. Nguyên nhân của sự khác nhau có thể là ở những cây nhiều năm tuổi (4-6 năm) cây th−ờng cao lớn ít đ−ợc cắt tỉa cành lá bệnh, cành lá phát triển rậm rạp, nguồn bệnh tích luỹ nhiều, nhiều lá che phủ lẫn nhau làm thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp kém, sức chống chịu với bệnh yếu, mặt khác trong tán cây thường có độ ẩm cao tạo điều kiện

thuận lợi cho nấm dễ dàng xâm nhập gây hại. Ng−ợc lại, với những cây có độ tuổi ít (1-2 năm) do tán cây và cành lá phát triển ch−a rậm rạp, nguồn bệnh tích luỹ ít, thường được cắt tỉa cành lá bệnh, chăm sóc chu đáo, ánh sáng đầy

đủ thông thoáng, có độ ẩm thấp sức chống chịu tốt hơn với bệnh do đó cây ít nhiễm bệnh hơn.

0 5 10 15 20 25 30(%)

1 n¨m 2 n¨m 4 n¨m 6 n¨m

TLB CSB

Ngày theo dõi : 2/7/2007

Hình 4.4 Mức độ bệnh Thán th− trên cây cam Sành ở các độ tuổi cây khác nhau tại xã Vĩnh tuy – Bắc quang – Hà giang vụ xuân hè 2005

4.1.3.6 ảnh hưởng của biện pháp đốn tỉa cành lá bệnh đến bệnh Thán thư

(Colletotrichum gloeosporioides) trên cây cam Sành

Biện pháp đốn tỉa cành lá rất quan trọng có tác dụng điều chỉnh sự sinh trưởng của cây , làm cho cây thông thoáng, đủ ánh sáng, sinh trưởng phát triển khỏe, hạn chế đ−ợc sâu bệnh, thuận tiện cho thu hoạch. Cây cam Sành là cây lâu năm, chính vì vậy chúng tôi tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu xem việc

đốn tỉa,cắt cành tạo tán có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh thán thư

không? Kết quả trình bày ở bảng 4.7.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh Thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz) hại cây Cam Sành vụ xuân hè 2005 tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang (Trang 35 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)